Bệnh đau đầu hôn mê bị sốt là bệnh gì năm 2024

Ngày 4/5, bệnh nhân H.T.D được đưa đến BV Đa khoa tỉnh Yên Bái trong tình trạng tri giác lơ mơ dần sau hai ngày sốt cao.

Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu và ngay lập tức được chuyển xuống BV Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Tại thời điểm bệnh nhân được đưa đến BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân hôn mê sâu, có sốc, ban hoại tử nhiều vị trí trên cơ thể.

Kết quả chẩn đoán và xét nghiệm PCR đã khẳng định bệnh nhân bị não mô cầu. Hiện tại tình trạng bệnh nhân vẫn rất nguy kịch do hôn mê sâu, sốc, tiên lượng dè dặt.

Các ban hoại tử nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu trên cơ thể người bệnh. Ảnh: T.N

BS Nguyễn Trung Cấp, khoa Cấp cứu [Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương] cho biết, viêm màng não do não mô cầu là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính nguy hiểm, với tỉ lệ tử vong 5 - 15% khi được phát hiện, điều trị tích cực.

Bệnh xảy ra đột ngột với các triệu chứng sốt, đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn, cổ cứng, thường có ban xuất huyết hình sao hoặc có thể có mụn nước. Bệnh nhân thường lơ mơ hoặc hôn mê. Có trường hợp biểu hiện mệt lả đột ngột, xuất hiện mảng xuất huyết và sốc.

Đặc biệt, vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu dễ lây truyền qua đường hô hấp với các hạt nước miếng bị nhiễm vi khuẩn não mô cầu từ người nhiễm khuẩn sang mũi họng của người cảm nhiễm. Vì thế, bệnh được xếp vào bệnh có tính chất lây lan mạnh, cần phải có sự phối hợp với y tế dự phòng để khống chế ổ dịch, giảm nguy cơ bệnh từ một người lây lan rộng ra những người sống xung quanh.

“Khi vi khuẩn não mô cầu xâm nhập vào cơ thể sẽ gây viêm họng và ở những cơ địa yếu, vi trùng tiếp tục lan vào máu đi khắp cơ thể gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não và với những trường hợp diễn tiến cấp tính có thể gây tử vong nhanh chóng”, BS Cấp nói.

Nguy hiểm ở chỗ, rất khó có dấu hiệu sớm để nhận biết bệnh viêm não mô cầu bởi các triệu chứng của bệnh giống các trường hợp nhiễm vi trùng khác với biểu hiện đau họng, đau mỏi người. Còn khi diễn tiến nặng hơn gây biến chứng viêm não mô cầu thể viêm não mủ thì biểu hiện cũng giống như những ca viêm não mủ bình thường khác, gồm các triệu chứng: sốt, đau đầu, nôn, hôn mê. Còn khi vi khuẩn não mô cầu gây biến chứng nhiễm trùng huyết, người bệnh có biểu hiện xuất hiện ban hoại tử dưới da cũng dễ nhầm với bệnh liên cầu lợn, các bệnh phát ban khác.

Vì thế, việc giám sát ổ dịch, xử lý ổ dịch là rất quan trọng để tránh lây lan. Khi có dấu hiệu sốt cao bất thường kèm các biểu hiện đau đầu, buồn nôn, nôn, ở trong vùng dịch người dân nên đi khám để được chẩn đoán, theo dõi bệnh.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo khi tiếp xúc nơi đông người, gần người bệnh, ở tại ổ dịch thì cần đeo khẩu trang, vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng muối sinh lý, ăn nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường sức đề kháng của cơ thể; vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, có đủ ánh sáng. Ngoài ra, căn bệnh nguy hiểm này có thể phòng ngừa chủ động bằng tiêm vắc xin.

Hôn mê là một tình trạng cấp cứu thường gặp. Người bệnh rơi vào hôn mê do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để chẩn đoán được chính xác nguyên nhân gây hôn mê thì bác sĩ cần phải thăm khám, thực hiện những xét nghiệm cần thiết. Từ đó, đưa ra các phương pháp cấp cứu kịp thời và điều trị tích cực cho bệnh nhân.

1. Hôn mê là gì?

Hôn mê là khi bệnh nhân rơi vào tình trạng rối loạn ý thức, mặc dù có kích thích từ bên ngoài nhưng không có đáp ứng, không có dấu hiệu hồi tỉnh. Những dấu hiệu lâm sàng của hôn mê như sau:

Không thể đánh thức bệnh nhân tỉnh dậy được.

Ngay cả khi thực hiện những kích thích gây đau đớn, bệnh nhân vẫn không tỉnh lại.

Bệnh nhân không có hành động, cử động từ chủ ý của mình.

Tuy nhiên, tình trạng hôn mê cũng dễ nhầm lẫn với trường hợp bệnh nhân đang ngủ.

Hôn mê là một tình trạng cấp cứu thường gặp

Hôn mê là tình trạng vô cùng nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời, thậm chí có thể dẫn tới tử vong nếu chậm trễ. Nếu bệnh nhân được cấp cứu kịp thời thì có thể hồi phục trở lại sau khoảng 2 đến 4 tuần. Chính vì thế mà cần phải tìm ra nguyên nhân gây hôn mê để tăng hiệu quả điều trị và cứu sống được người bệnh.

2. Nguyên nhân gây hôn mê

Nhiều nguyên nhân gây hôn mê, nhưng những nguyên nhân dưới đây được cho là thường gặp nhất:

Hôn mê vì tổn thương mạch máu não: Khi mạch máu não bị tổn thương, bệnh nhân sẽ dễ rơi vào tình trạng hôn mê, có thể liệt khu trú một bộ phận cơ thể và kèm theo những dấu hiệu của bệnh tim mạch. Trong đó, bệnh lý nhồi máu não hay bệnh xuất huyết não,… được cho là những tổn thương não phổ biến nhất gây ra hiện tượng hôn mê của người bệnh.

Hôn mê do viêm màng não

Hôn mê do nhiễm trùng, viêm màng não: Những bệnh lý như viêm não hoặc viêm tắc tĩnh mạch não hay bệnh sốt rét thể ác tính,… cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hôn mê.

Do co giật: Tình trạng co giật cũng dễ dẫn đến hôn mê. Trên thực tế, nhiều nguyên nhân dẫn đến co giật có thể kể đến như bệnh động kinh, tình trạng hạ đường huyết, hội chứng sản giật ở những phụ nữ đang mang thai, người bệnh u não hoặc áp - xe não cũng có thể gây ra tình trạng co giật cho bệnh nhân.

Do tình trạng rối loạn chuyển hóa: Những người mắc bệnh về rối loạn chuyển hóa như bệnh đái tháo đường, các bệnh lý về gan, hội chứng tăng cao ure máu, tình trạng rối loạn điện giải, suy giáp, suy tuyến thượng thận hay suy đa tuyến cũng là một trong những nguyên nhân gây hôn mê.

Do ngộ độc: Người bệnh rơi vào tình trạng hôn mê cũng có thể là do ngộ độc, chẳng hạn như ngộ độc thuốc ngủ, ngộ độc các loại thuốc giảm đau hoặc các loại kích thích độc hại như rượu, ma túy,…

Do chấn thương sọ não: Các trường hợp bị chấn thương sọ não dẫn đến đụng giập não sẽ gây ra tình trạng hôn mê, kèm theo đó còn là tình trạng tụ máu nội sọ. Vô cùng nguy hiểm nếu không được can thiệp kịp thời.

3. Làm thế nào để chẩn đoán hôn mê

Để chẩn đoán chính xác tình trạng hôn mê, cần phải dựa vào thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng:

Lâm sàng: Bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng lâm sàng của người bệnh để chẩn đoán, trong đó bao gồm triệu chứng mất ý thức và không phản ứng, không thức tỉnh của người bệnh. Tình trạng mất ý thức sẽ được đánh giá theo thang điểm Glasgow. Theo đó, bác sĩ sẽ dựa vào những yếu tố chính như đáp ứng mở mắt, đáp ứng vận động, lời nói của bệnh nhân.

Bệnh nhân không có phản ứng khi có kích thích

Cận lâm sàng: Không chỉ thăm khám lâm sàng, các bác sĩ cũng cần dựa vào những xét nghiệm cận lâm sàng để thực hiện chẩn đoán bệnh. Những xét nghiệm cần thực hiện bao gồm:

  • Xét nghiệm chức năng gan, thận, nồng độ Glucose máu, nồng độ Calci máu, điện giải đồ,…
  • Xét nghiệm máu.
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Để nhận biết rõ những tổn thương não đang ở mức độ nào, cần chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ sọ não.
  • Đối với những trường hợp đang có dấu hiệu đau đầu, sốt hoặc nghi ngờ mắc bệnh nhiễm trùng mức độ hệ thần kinh trung ương thì cần chọc dò dịch não tủy.
  • Bác sĩ sẽ khảo sát hoạt động điện ở não bằng cách đo điện não đồ để. Đây là phương pháp có thể giúp bác sĩ đánh giá hôn mê do những bệnh lý về nhiễm trùng não, những cơn co giật, hay rối loạn chuyển hóa não,…

Khi gặp trường hợp hôn mê, bác sĩ sẽ kiểm soát một số vấn đề sau:

Chức năng hô hấp: Bệnh nhân cần được khai đường thở, cung cấp oxy bằng đường mũi hoặc mặt nạ oxy, hoặc có thể đặt nội khí quản hoặc thông khí nhân tạo.

Chức năng tuần hoàn: Trong những trường hợp cần thiết, bệnh nhân có thể được chỉ định thuốc điều chỉnh huyết áp và chống trụy mạch, chống sốc.

Xét nghiệm nước tiểu để tìm nguyên nhân hôn mê.

Bệnh nhân có thể được nằm cao đầu, truyền tĩnh mạch để chống hiện tượng phù não, tăng áp lực nội sọ.

Chống co giật: Bệnh nhân có thể được chỉ định tiêm các loại thuốc chống co giật.

Trong những trường hợp cần thiết, bệnh nhân có thể được chỉ định lọc máu, giải độc tố bằng cách truyền tĩnh mạch dung dịch,…

Nhiều bệnh nhân bị rơi vào trạng thái sống thực vật sau hôn mê

Bên cạnh những phương pháp trên là một số phương pháp xử trí khác như bù nước, điện giải, chống loét, thông tiểu, vận động trị liệu, chống viêm tắc mạch máu, điều chỉnh tăng hay hạ thân nhiệt, nuôi ăn qua sonde dạ dày hoặc tĩnh mạch cho bệnh nhân.

Trên đây là những nguyên nhân gây hôn mê và một số cách xử trí, can thiệp với bệnh nhân. Tình trạng hôn mê vô cùng nguy hiểm và cần được phát hiện xử trí kịp thời, nếu không có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng được đào tạo chuyên sâu, có thể tiếp nhận và xử lý khẩn cấp các trường hợp bệnh nhân, bên cạnh đó là sự phối hợp với tất cả các chuyên khoa khác một cách nhanh chóng. Vì thế MEDLATEC luôn được đánh giá là đơn vị y tế uy tín.

Nếu còn vấn đề về sức khỏe cần được giải đáp, bạn có thể gọi đến số 1900 56 56 56 để được các bác sĩ tư vấn.

Bị sốt và đau đầu nên uống thuốc gì?

Acetaminophen [paracetamol] Thuốc có tác dụng điều trị triệu chứng đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau lưng và cảm sốt. Liều hạ sốt đối với người lớn là 2 viên paracetamol 500 mg trong 4-6 giờ, liều dùng giảm đau là 1 viên paracetamol 500mg trong 4-6 giờ.

Sốt đau đầu nhức mỏi toàn thân là bệnh gì?

Như vậy, câu hỏi sốt đau đầu nhức mỏi toàn thân là bệnh gì đã được giải đáp. Đây là triệu chứng của bệnh nhân sốt virus, khi gặp triệu chứng này, người bệnh không cần quá lo lắng, thay vào đó nên theo dõi sức khỏe và uống thuốc, nghỉ ngơi theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bệnh nhân lơ mơ là như thế não?

- Lơ mơ: Là tình trạng bệnh nhân suy giảm ý thức. Khả năng thức tỉnh, nhận thức và đáp ứng với các kích thích bên ngoài giảm đi rõ rệt. Bệnh nhân có thể còn có một vài cử động tự phát hoặc đôi khi còn thực hiện được một vài cử động theo mệnh lệnh đơn giản.

Tại sao sốt lại bị đau đầu?

Đau đầu của bạn khả năng nhiều là do hậu quả của đợt sốt vừa qua, nghi do nhiễm khuẩn. Khi nhiễm khuẩn gây ra các hóa chất trung gian tác động lên cảm thụ đau và gây đau đầu. Nếu không có biểu hiện bất thường khác, đau đầu này có thể uống Paracetamol [nếu không bị dị ứng với Paracetamol hoặc bị bệnh gan].

Chủ Đề