Bể lắng ngang xử lý nước cấp

Bách Khoa giới thiệu các chức năng của bể lắng ngang trong xử lý nước thải, giúp bạn nắm được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của loại bể này.

Chức năng của bể lắng ngang trong xử lý nước thải

Bể lắng ngang là một loại bể được xây dựng theo hình chữ nhật có hai hay nhiều ngăn tùy vào quy mô hệ thống, dùng để chứa nước thải trong giai đoạn lắng nhằm giúp nước ổn định độ trong, loại bỏ các cặn bùn. Loại bể này được ứng dụng khi lưu lượng nước thải lớn hơn 15.000m3/day. Hiệu quả lắng có thể lên đến 60%.

Sau đây Công ty Môi trường Bách Khoa sẽ trình bày các đặc điểm cấu tạo của bể lắng ngang:

  • Chiều sâu công tác của bể dao động từ 2 – 3,5 m
  • Chiều dài bể tối thiểu gấp 10 lần chiều sâu
  • Để phân phối nước vào bể cũng như thu nước, cách thông thường là dùng các vách ngăn đặt cách vách bể 1 – 2m
  • Nước sau lắng được thu bằng máng tràn

Nguyên lý hoạt động của bể lắng ngang
Trong bể lắng, một hạt phân tử sẽ chuyển động theo dòng nước có vận tốc “v” và dưới tác dụng của trọng lực chuyển động xuống dưới với vận tốc “ω”. Như vậy, bể lắng có thể lắng những hạt mà quỹ đạo của chúng cắt ngang đáy bể trong phạm vi chiều dài của nó. Vận tốc chuyển động của nước trong bể lắng không lớn hơn 0,01m/s. Thời gian lắng dao động từ 1-3 giờ.

Bằng nhiều thử nghiệm, các chuyên gia đã xác định được các số liệu sau đối với bể lắng dạng ngang:

  • Vận tốc vào 0,2 – 0,3 m/s và vận tốc nước ra 0,5 m/s
  • Cặn sau lắng có thể được thu bằng các phương pháp cơ khí hoặc thủ công:
  • Độ dốc đáy bể lá 1% khi thu cặn bằng cơ khí
  • Độ dốc là 5 – 10% khi thu cặn bằng thủ công

Trên đây là những đặc điểm chính của bể lắng ngang, giúp bạn hiểu hơn về chức năng và vai trò của nó trong hoạt động xử lý thải.

#1: Bể lắng ngang: cấu tạo

Bể lắng ngang có mặt bằng hình chữ nhật, tỷ lệ giữa chiều rộng và dài không nhỏ hơn ¼ và chiều sâu đến 4 m, rộng 2.5 – 6 m.

Cấu tạo gồm 3 vùng:

  • Vùng phân phối nước
  • Vùng lắng
  • Vùng tập trung và chứa cặn

Kết cấu bể được làm từ: bê tông cốt thép, thép [sơn chống ăn mòn axit]

#2: Bể lắng ngang: nguyên lý hoạt động 

Bể lắng ngang hoạt động như sau:

  • Nước theo máng phân phối ngang vào bể qua đập tràn thành mỏng hoặc tường đục lỗ xây dựng ở đầu bể dọc suốt chiều rộng.
  • Đối diện ở cuối bể cũng xây dựng máng tương tự để thu nước và đặt tấm chắn nửa chìm nửa nổi cao hơn mực nước 0.15 – 0.2 m và không sâu quá 0.25 – 0.5m. để thu và xả chất nổi, người ta đặt một máng đặc biệt ngay sát kề tấm chắn.
  • Tấm chắn ở đầu bể đặt cách thành cửa vào khoảng 0.5 – 1 m và không nông hơn 0.2m với mục đích phân phối đều nước trên toàn bộ chiều rông của bể.
  • Đáy bể làm dốc để thuận tiện cho việc thu gom cặn. Độ dốc của hố thu cặn không nhỏ hơn 450.

#3: Ưu nhược điểm của bể lắng ngang

+ Ưu điểm của thiết bị như sau:

  • Gọn, có thể làm hố thu cặn ở đầu bể hoặc dọc theo chiều dài của bể. 

  • Thiết kế thêm cần gạt bỏ mỡ thì có thể loại bỏ cả dầu mỡ

  • Hiệu quả xử lý khá cao khoảng 60%.

+ Nhược điểm: 

  • Giá thành cao,
  • Có nhiều hố thu cặn tạo nên những vùng xoáy làm giảm khả năng lắng của các hạt cặn,
  • Chiếm nhiều diện tích xây dựng.
  • Thời gian lắng khá lâu khoảng 1-3h.

#4: Ứng dụng

Bể lắng ngang được ứng dụng rộng rãi trong:

  • Xử lý nước thải: thường được đặt ở công đoạn xử lý sơ bộ [loại bỏ các vật chất có kích thước lớn như đất cát]
  • Xử lý nước cấp đặc biệt là xử lý nước mặt chứa nhiều bùn đất đá với lưu lượng nước thải lớn hơn 15.000m3/ngày.

Ngoài bể lắng đứng ra còn các loại lắng đứng , lắng lamen. Hiện nay bể lắng lamella được sử dụng phổ biến hơn cả do có hiệu quả xử lý cao.

Ngày nay, nước thải sinh hoạt là một trong những vấn đề nan giải của các cơ quan chức năng cho đến mỗi công dân. Có nhiều biện pháp được đề ra để xử lý. Trong đó, việc sử dụng các bể lắng cát trong xử lý nước thải, vi sinh trong xử lý nước thải hoặc hóa chất đang rất phổ biến. Ngay trong bài viết hôm nay, hãy cùng hóa chất PTP tìm hiểu từ A đến Z về bể lắng xử lý nước thải là gì và nguyên lý hoạt động như thế nào nhé!

Mục Lục

  • 1 Bể lắng xử lý nước thải là gì?
  • 2 Vai trò của các loại bể lắng trong xử lý nước thải
  • 3 Cấu tạo bể lọc trong xử lý nước thải
  • 4 Các loại bể lắng trong xử lý nước cấp
    • 4.1 Bể lắng ngang 
    • 4.2 Nguyên lý hoạt động 
    • 4.3 Bể lắng đứng
    • 4.4 Nguyên lý hoạt động 
    • 4.5 Bể lắng lamen
  • 5 Kết luận

Bể lắng xử lý nước thải là gì?

Bể lắng là gì? Đây là loại bể được thiết kế với mục đích nhằm tách các chất rắn có thể lắng sâu trong nước thải. Với mục đích loại bỏ triệt để các chất ô nhiễm trước khi tiến hành các bước tiếp theo. 

Đối với hầu hết các nguồn nước đi trực tiếp vào bể. Đồng thời, thực hiện các hoạt động để loại bỏ tạp chất ô nhiễm. Để đảm bảo rằng nguồn nước được xử lý hiệu quả hơn trong các công trình kế tiếp. Tùy thuộc vào từng mục đích sử dụng mà có nhiều loại bể lắng với chức năng, cấu tạo khác nhau. 

Trong hệ thống xử lý nước thải, bể lắng được xem là một trong những khâu quan trọng nhất. Trong hầu hết các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt đều sử dụng bể lắng.

Vai trò của các loại bể lắng trong xử lý nước thải

Bể lắng chiếm một vai trò quan trọng trong hệ thống xử lý nước. Dưới đây là một số vai trò nổi bật được tổng hợp bởi Hóa Chất PTP: 

  • Giữ lại tạp chất lắng và nổi có trong nước thải. Bể lắng thực hiện quy trình theo 4 bước lắng cặn. Ở mỗi quy trình sẽ có các vai trò cụ thể ví dụ: 
  • Quy trình 1: Lắng từng hạt riêng lẻ. Với nước thải có hàm lượng chất rắn lơ lửng không cao thì quy trình này mới xảy ra. Các hạt được lắng xuống riêng lẻ, không xuất hiện các phản ứng nào đối với các hạt ở môi trường lân cận xung quanh. Đồng thời, đá, cát cũng được loại bỏ. 
  • Quy trình 2: Quá trình này tạo cặn bông. Các hạt sẽ được liên kết với nhau và tạo thành bông cặn. Vì vậy, giúp tăng trọng lượng và lắng nhanh hơn bình thường. Các chất rắn lơ lửng có trong nước thải sẽ bị loại bỏ một phần. 
  • Quá trình 3: Lắng tập thể. Lực tương tác giữa các hạt với nhau sẽ đủ mạnh để ngăn cản các hạt bên cạnh. Các mặt phân cách giữa chất rắn và chất lỏng xuất hiện ở phía trên khối lắng.
  • Quy trình cuối: Lắng nén. Với giai đoạn này có vai trò, khi hàm lượng chất các hạt đủ để tạo một cấu trúc nào đó, thì các hạt này phải được đưa liên lục vào cấu trúc nói trên. 

Cấu tạo bể lọc trong xử lý nước thải

Cấu tạo bể lọc trong xử lý nước thải

Đối với bể lọc trong xử lý thải có 2 dạng phổ biến: hình trụ ngang và hình trụ đứng. Sản xuất trực tiếp từ thép không gỉ. 

  • Hệ thống xử lý nước có công suất nhỏ dùng bể hình trụ đứng. 
  • Hệ thống xử lý nước có công suất lớn dùng hình trụ ngang. 

Bên trong bể có cấu tạo bao gồm: 

  • Vỏ bể
  • Cát lọc
  • Sàn chụp lọc
  • Phễu đưa nước vào bể
  • Ống dẫn nước vào bể
  • Ống dẫn nước đã lọc
  • Ống gió rửa lọc
  • Van xả khí
  • Van xả kiệt
  • Lỗ thăm
  • Ống dẫn nước rửa lọc
  • Ống xả nước rửa lọc

Các loại bể lắng trong xử lý nước cấp

Các loại bể lắng trong xử lý nước cấp

Các loại bể lắng trong xử lý nước thải? Hiện nay, tại thị trường Việt Nam cung cấp một số loại bể lắng sau để xử lý nước thải. 

Bể lắng ngang 

Bể lắng ngang trong xử lý nước thải có cấu tạo như sau: 

  • Máng dẫn nước vào
  • Máng dẫn nước ra
  • Máng thu và xả chất nổi
  • Máng phân phối

Nguyên lý hoạt động 

Bể sẽ chuyển động từ đầu này cho đến đầu kia của bể. Trong đó, các hạt phân tử có trong nước sẽ chuyển động xuôi theo dòng nước từ đầu này tới đầu kia với vận tốc xác định khoảng 0.2 đến 0.3 m/s. Với tác dụng của trọng lực, vận tốc này có thể thay đổi lên mức 0.5 m/s. 

Bể lắng đứng

 Bể lắng đứng trong xử lý nước thải có cấu tạo như sau: 

  • Đối với phần vỏ ngoài của bể có bao gồm cả bộ phận vát đáy nhằm mục đích thu bùn.
  • Phần ống trung tâm hướng dòng nước thải tạo chiều đi của dòng nước thải từ dưới lên trên hiệu quả.
  • Phần máng làm nhiệm vụ thu nước đi kèm với vách chắn bọt nổi.
  • Còn lại, đối với bộ phận thu bùn được kèm theo cánh gạt bùn trong các hệ thống xử lý nước thải với quy mô lớn.

Nguyên lý hoạt động 

Như bạn đã biết, nước thải trước khi cho vào bể, thì đây là hỗn hợp bao gồm bùn và nước. Nhờ có tác động của trọng lực mà bùn và nước sẽ được tách ra. Đối với bùn nặng hơn lắng xuống dưới đáy của bể, nước nhẹ hơn sẽ chảy tràn qua tấm chảy sau đó dẫn đến xử lý ở bước tiếp theo. 

Nước tiếp tục vào 1 cái phễu úp ngược được đặt đồng tâm với bể lắng. Miệng ống nhập liệu thì được đặt ngửa lên phía trên. Khi miệng ống đặt như vậy thì nước được nạp sẽ tràn đều vào ống phễu rồi dần dần đi xuống đáy bể tránh gây ra xáo trộn trong bể ảnh hưởng đến nước đã được tách lớp. 

Bùn sau khi đã được hoàn toàn lắng xuống sẽ được cánh gạt gom về 1 điểm. Sau đó được đặt ống và bơm đi xử lý ở những công đoạn tiếp theo. 

Bể lắng lamen

Bể lắng lamen có cấu tạo cụ thể như sau: 

  • Đầu tiên, vùng phân phối nước: đây là vùng đưa nước thải vào bể lamen. Có thể sử dụng vùng này kết hợp với bể keo tụ, tạo bông với mục đích tăng hiệu quả quá trình lắng trong các tấm lamen.
  • Tiếp theo, vùng lắng: là vùng chứa các tấm lamen, được đặt nghiêng 45 – 600 so với mặt nằm ngang.
  • Cuối cùng, vùng tập trung và chứa cặn: đây là vùng chứa toàn bộ bôn cặn kích thước lớn sau khi lắng.

Kết luận

Hy vọng với thông tin được chia sẻ phía trên, bạn đã hiểu được tổng quát về bể lắng xử lý nước thải. Đến với hóa chất PTP khách hàng sẽ được tư vấn một cách nhiệt tình và chọn mua axit fomic chất lượng. Đơn vị luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đều, và cam kết sản phẩm được nhập trực tiếp từ các quốc gia Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ,…

Xem thêm về: xử lý nước thải bằng pac

Đừng quên liên hệ với chúng tôi thông qua địa chỉ dưới đây:

Công ty Hóa Chất PTP

Văn Phòng Đại Diện: 59 Chế Lan Viên, Tây Thạnh, Tân Phú, TP.HCM.

Địa chỉ kho: Kho số 3, Cảng Đồng Nai [Ngay dưới chân cầu Đồng Nai], P.Long Bình Tân, TP.Biên Hòa, Đồng Nai.

Hotline: 0392 099 855

Website: //hoachatptp.com/

Chủ Đề