Bất hoặc là gì

Bài 2: Khổng Tử dạy Các giai đoạn của một đời người

Chúng ta thường nghe thấy mọi người nói câu Tam Thập Nhi Lập. Nhưng ít ai trong chúng tìm hiểu sâu hơn. Chẳng nhẽ Đức Khổng Tử chỉ dạy mỗi câu đó, chẳng nhẽ đời người chỉ có mỗi mốc 30 tuổi thôi sao.

Trước đây chúng ta thường nghe người ta nói câu ở đời phải biết mình là ai, nhiều người dùng câu này theo cách châm trọc hoặc chê bai người khác. Nhưng thực chất đều nằm trong lời dạy về Đạo của Đức Khổng Tử:

1- Ngô Thập Hữu Ngũ Nhi Chí Vu Học

Đời người từ khi sinh ra thì phải trải qua giai đoạn học tập, việc học ở đây không phải là chỉ học chữ, hay học nghề để mưu sinh. Con người ta còn phải học Đạo, thời xưa trước khi dạy chữ thì các thầy dạy Đạo trước, nhưng ngày nay Tầm sư học Đạo quả là không biết tìm Thầy ở đâu. Ngày xưa các trường học đều có câu Tiên học Lễ, hậu học Văn; Bác Hồ nói "Có tài mà không có đức là người vô dụng.

Cả câu "ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học" có nghĩa là khi tới 15 tuổi, ta mới có thể tự-mình chuyên-tâm vào việc học.

2- Tam Thập Nhi Lập

Sau giai đoạn học rồi thì mới đến giai đoạn lập nghiệp, chứ học mãi thì cũng chỉ là lý thuyết xuông. Anh có thể là Giáo sư Viện sĩ nghành nào đó mà không làm thực tế thì anh chỉ làm trong Viện Nghiên Cứu Lý Thuyết mà thôi, giáo sư nông nghiệp mà không ra thực địa thì trồng cây gì đây...

"Tam thập nhi lập" có nghĩa là khi người ta tới 30 tuổi thì sức tự-lập mới có thể chắc-chắn và vững-vàng.

3- Tứ Thập Nhi Bất Hoặc

Khi đi ra đời va vấp nhiều thì mới có lớn khôn, các cụ nhà ta dạy Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Học rồi và làm thực tế rồi mà còn u mê hay mê muội thì có phải là lãng phí tiền của và công sức không, lại còn phụ lòng biết bao người.

"Tứ thập nhi bất hoặc" có nghĩa là khi người ta tới 40 tuổi mới có thể hiểu thấu mọi sự-lý trong thiên-hạ, phân biệt được việc phải hay trái cũng như hiểu được ai là người tốt hay xấu và biết được cái gì nên làm hay không.

Ngày nay con người phải học quá nhiều thứ mà nó thực sự chẳng giúp được gì cho cuộc đời họ, chẳng giúp gì cho tâm và linh hồn: nào là học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, lớp đào tạo cán bộ, dù công việc không dùng nhưng vẫn phải học lấy bằng ngoại ngữ, trước đây còn phải học có chứng chỉ tin học loại ưu và chỉ để đánh văn bản... Cho nên ngày nay có nhiều người rất giỏi nhiều lĩnh vực nhưng lại không hiểu về Đạo. Rồi khi về già càng cận kề cái chết càng hoang mang và vô định.

4- Ngũ Thập Nhi Tri Thiên-Mệnh

"Ngũ thập nhi tri thiên-mệnh" có nghĩa là khi người ta tới 50 tuổi mới có thể thông-suốt chân- lý của tạo-hoá, tức là hiểu được mệnh của trời.

Đến 50 tuổi mới hiểu mình là ai, thì tính theo mặt bằng chung thôi. Còn với những người có Căn Cơ thì cũng hơi muộn, nên hiểu mình là ai càng sớm càng tốt. Nên bước vào con đường Đạo càng sớm càng tốt, chứ già rồi thì trí tuệ đâu còn minh mẫn để học và hành Đạo. Ngày xưa khi đứa trẻ sinh ra là các Bậc Thầy họ đã xem bản mệnh rồi, để định hướng người đó có Thiên Phú gì, nên vận trình cuộc đời người đó ra sao. Khi con người sinh ra thì bản mệnh cuộc đời đã được ấn định 70%, còn lại 30% là để người đó tự vận trình, thế nên mới có câu Đức năng thắng số

5- Lục Thập Nhi Nhĩ-Thuận

"Lục thập nhi nhĩ-thuận" có nghĩa là khi người ta tới 60 tuổi thì mới đạt đến mức độ hoàn-hảo về mặt tri-hành, kiến-văn, và kinh-nghiệm về cuộc sống. Nhờ đó, người ta có thể nhận-xét và phán- đoán được ngay tức-khắc và chính-xác về các sự-kiện và nhân-vật trong thiên-hạ. Khi nhìn hay nghe thấy điều gì, người ta không những không cảm thấy chướng-ngại mà còn hiểu thấu ngay mọi lẽ.

6- Thất Thập Nhi Tùng Tâm Sở Dục Bất Du Củ

"Thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ" có nghĩa là tới 70 tuổi, con người sẽ đạt đến tình- trạng rất hoàn-hảo về cách xử-sự và xử-thế. Nhờ đó mà mỗi khi người ta định nói điều gì hay làm việc gì thì tự-nhiên thể-hiện đúng với chủ tâm của lòng mình, muốn sao được vậy, và không bao giờ vượt ra khỏi khuôn-khổ của đạo-lý hay lẽ thường.

Để phân tích về Đạo Giáo còn có nhiều điều răn dạy, ví như Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, điều dạy này cũng tương tự của Đạo Phật là "Thứ nhất tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa". Các Đạo đều có sự tương đồng về việc Hướng Đạo.

Thế nên Hoàng Trà không có nói riêng về một Đạo nào cả, mà chỉ hướng duy nhất là HỌC ĐẠO; vì tất cả chúng ta đều là Con Nhà Phật và Con Nhà Thiên, trong Kinh Thánh cũng dạy Lúc khởi thuỷ, mọi người chúng ta đều là thành phần của thượng đế, nghĩa là cùng bắt nguồn từ một nơi. Sau đó, chúng ta tách rời ra, xuyên qua 7 con đường vận hà này.

Trên đây là sự phân tích các câu nói của Đức Khổng Tử theo một khía cạnh về Đạo, và chỉ là hiểu biết ít ỏi của Hoàng Trà theo khía cạnh về Đạo. Kính mong sự chỉ giáo của các Đạo Sư.

Video liên quan

Chủ Đề