Bài văn hồi tưởng về quá khứ và hiện tại năm 2024

Ta sống là sống ở giây phút hiện tại. Chính lúc này và ở đây mới là cuộc sống của ta. Những hoài niệm và mơ ước góp phần làm cho sự hiện hữu của ta thêm phong phú, nhưng nó không làm nên ta vào chính thời điểm này. Thực ra, ta chẳng biết thế nào là “bây giờ”, vì ngay khi ta ý thức nó thì nó đã trở thành quá khứ và cái tương lai phía trước đã trở thành hiện tại của ta. Nhưng ít ra, có một khoảng thời gian ngắn ngủi hiện hữu chung quanh ta, giúp ta thực hiện một hành vi gọi là “sống”. Lúc này đây, ta đang hít thở, đang có tương quan này, đang làm công việc này, đang đối mặt vấn đề kia. Người nào không ý thức đủ và tận dụng thích đáng những gì “đang” có lúc này đây, người ấy không thực sự sống, nhưng chỉ tồn tại như kiểu bị buộc phải hiện hữu mà thôi. Giây phút hiện tại là cái sống động, khơi dậy trong ta tất cả những tiềm năng và sức mạnh ẩn giấu, làm cho ta được thể hiện hết mình và triển nở sung mãn nhất.

Khác với hiện tại, quá khứ là cái gì đã qua đi, cái của hôm qua, của ngày trước. Thời gian lặng lẽ trôi đi làm cho quá khứ của ta càng ngày càng dài thêm. Nghĩ về quá khứ, cái gợi đến trong ta thường là một cảm giác lâng lâng, man mác khó tả đến vô cùng. Người không có chút ấn tượng nào về quá khứ là người đánh mất đi cội rễ của mình. Người ấy sẽ thấy chơi vơi, lạc lõng như con thuyền bị dứt sợi dây neo không biết nơi đâu đỗ bến. Quá khứ là nơi cất giữ tất cả những kỷ niệm của ta: kỷ niệm thời thơ ấu, kỷ niệm thời học sinh, kỷ niệm với biết bao người ta thương mến. Quá khứ lưu giữ những khoảnh khắc thơ ngây, hồn nhiên, những tiếng cười tiếng khóc thật vô tư và trong trẻo. Có thể quá khứ của ta không đẹp và êm đềm như mơ nhưng nó luôn hàm chứa trong đó những bài học quý giá vô cùng. Những lỗi lầm, những đau khổ, những mất mát, những thiệt hại đều trở thành những kinh nghiệm tuyệt vời mà ta không thể tìm thấy được nơi sách vở. Thái độ mà ta nên có khi nhìn về quá khứ là trân trọng hết tất cả những điều ấy, xem nó như là một phần của cuộc đời mình, rồi sử dụng nó như một bệ phóng để ta dựa vào đó mà nhắm đến tương lai, chứ không phải áy náy, buồn rầu, tự ti hay mặc cảm. Lý do là vì chúng ta không thể thay đổi được quá khứ nữa. Chuyện gì xảy ra thì đã xảy ra rồi. Sẽ tốt hơn nếu ta biết tha thứ cho mình và đưa nó vào kho, rút ra bài học từ nó để làm phong phú hơn cho cuộc sống hiện tại của mình.

Nếu quá khứ là những gì đã qua thì tương lai là những gì chưa đến. Vì chưa đến, nên nó là một khoảng trời chứa đầy những điều bí ẩn mà ta chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra. Có khi nó đến như những gì ta tính toán. Cũng có khi nó chẳng giống gì với những hoạch định của ta. Sự huyền bí ấy của tương lai giúp làm cho cuộc sống của ta thêm lôi cuốn và hấp dẫn. Tương lại dạy ta bài học về sự phó thác, vì ta đâu biết được mình sẽ ra sao chút nữa. Tương lai nói cho ta biết rằng ta không phải là chủ tế tuyệt đối của chính mình. Tương lại đặt ta vào thế bấp bênh, để ta phải tìm kiếm một bàn tay vững chắc nào đó mà bám lấy. Nhưng khoảng trời rộng chưa thành hình của tương lai cũng là một lối mở cho ta. Nó luôn tạo cho ta cơ hội để làm lại, bắt đầu lại, khi quá khứ của ta có những thất bại hay gục ngã. Tương lai hiện hữu là để cho ta tự mình đắp xây cuộc sống của mình, dựa trên những gì ta đã chắt chiu được từ quá khứ. Bởi thế, nghĩ đến tương lai, ta được mời gọi để có một niềm hy vọng thật lớn, vì cuộc sống không bao giờ chắn lối của ta, cắt đứt hết mọi hướng đi của ta. Vẫn còn đó những điều tuyệt vời đợi chờ ta phía trước, vẫn còn đó những bất ngờ đang chờ ta khám phá ra. Như thế, tương lai biến cuộc sống của ta thành một cuộc phiêu lưu với biết bao điều thú vị.

Tạo Hóa đã khôn khéo khi sắp đặt cho cuộc sống của chúng ta có một quá khứ và một tương lai. Hiện tại là nơi ta sống, ta thi triển hết tất cả những gì làm nên mình. Quá khứ là kho tàng nơi ta cất giữ những bài học và kinh nghiệm quý giá. Tương lai là cơ hội được mở ra cho ta với biết bao điều huyền nhiệm đang chờ ta khai mở. Điều quan trọng là ta phải có một cái nhìn tích cực và đúng đắn về sự sắp xếp tài tình này của Tạo Hóa để không đi ngược với ý muốn tốt lành của Người. Ta không nên nuối tiếc quá khứ, cũng đừng chỉ biết mơ mộng tương lai. Nếu muốn xây dựng một cuộc sống bình an và tốt đẹp, hãy bắt đầu từ giây phút này, ngay chính khoảnh khắc này. Quá khứ và tương lai là trợ lực cho ta, còn hiện tại chính là cuộc sống!

Từ trước đến nay, khi bàn về văn học sử, nhiều người nghĩ văn học dân gian đã được đóng khung gọn ghẽ trong các tuyển tập truyện cổ, câu đố, trong các cuốn từ điển thành ngữ tục ngữ, ca dao. Nhưng thực ra, văn học dân gian vẫn không ngừng phát triển trong suốt hơn hai mươi thế kỷ qua cùng văn học thành văn và ở mỗi chặng đường đều để lại những dấu ấn riêng biệt. Đó là lí do để PGS.TS. Trần Thị Trâm cho ra đời chuyên luận với tên gọi: “Văn học dân gian Việt Nam sau 1986” [Nxb Văn học, 2022].

Chuyên luận được chia làm hai phần. Phần I là phần khảo cứu, gồm hai chương lớn: Đặc điểm phát triển của văn học dân gian Việt Nam sau 1986 và Sự hóa thân của văn học dân gian trong các hình thức văn hóa dân tộc. Phần II sưu tầm, tuyển chọn một số tác phẩm văn học dân gian tiêu biểu trong giai đoạn từ 1986 trở lại đây, bao gồm ba thể loại chính là thành ngữ tục ngữ, ca dao và truyện cười, trong đó có phân định rõ về các tác phẩm văn học dân gian ra đời từ 2020 trở lại đây, gắn với đại dịch Covid-19.

Ở phần khảo cứu, tác giả Trần Thị Trâm đã chỉ ra rằng, có thể phân loại văn học dân gian Việt Nam thành ba giai đoạn lớn là văn học dân gian cổ truyền [từ 1945 trở về trước], văn học dân gian 30 năm kháng chiến [1945 - 1975] và văn học dân gian tính từ Đổi Mới 1986 trở đi. Theo tác giả, văn học dân gian tự xây dựng một trường đặc điểm thẩm mỹ riêng, có một quan niệm nghệ thuật riêng về cái đẹp. Theo đó, trong cái nhìn dân gian, cái đẹp thường mang một vẻ đẹp giản dị và hài hòa trọn vẹn cả hình thức cũng như nội dung: “Người xinh cái bóng cũng xinh”. Trong trường hợp cần chọn lấy một thì nội dung bao giờ cũng quan trọng hơn hình thức: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “Cái nết đánh chết cái đẹp”.

Nền văn học dân gian hiện đại, nhất là tính từ 1986 trở đi, có những đặc điểm riêng, khác với các giai đoạn trước đó. Cụ thể, có sự khác biệt về tác giả và công chúng tiếp nhận. Trình độ của người viết lẫn người thưởng thức ngày càng tăng cao, nhờ đó văn học dân gian phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, gia tăng được chất triết luận, trí tuệ và hài hước. Văn học dân gian giai đoạn sau 1986 còn có sự hỗ trợ mạnh mẽ của internet và mạng xã hội, giúp cho các tác phẩm dễ dàng đến với công chúng, có được sự lan tỏa mạnh mẽ cũng như có được những trau chuốt, chỉnh sửa kịp thời để chất lượng được gia tăng.

Sự khác biệt tiếp theo của văn học dân gian giai đoạn sau 1986 là sự thu hẹp nội dung phản ánh. Nếu như văn học dân gian cổ truyền là cuốn bách khoa toàn thư của dân tộc thì văn học dân gian thời hiện đại chỉ tập trung hướng tới những vấn đề nhạy cảm, phanh phui những điều khuất tất trong đời sống xã hội, được thể hiện qua góc nhìn hài hước: “Mỗi tuần một cuộc giao ban/ Lại bàn những chuyện đã bàn hôm qua, Thanh tra thanh mẹ thanh gì/ Cứ có phong bì là nó thanh kiu”. Phong cách nhại/ giải thiêng được sử dụng nhiều trong văn học dân gian đương đại. Nếu như trước đây, trong dân gian có câu “Trẻ xông pha già gương mẫu” thì bây giờ câu tục ngữ này có biến thể là” Trẻ không chơi, già đổ đốn”. Tương tự như thế, có thể kể đến hàng loạt các biến thể như: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ… chạy”, “Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng ăn nhổ toẹt lầu bầu kêu điên”, “Đất lành chim đậu/ Đất nhậu chim thành mồi”...

Nhiều tác phẩm kinh điển cũng được/ bị nhại, đôi khi chỉ mang tính chất đùa vui, chẳng hạn nhại Truyện Kiều: “Trăm năm trong cõi người ta/ Ai ai cũng phải thở ra hít vào”. Cũng trong giai đoạn văn học dân gian hiện đại, xuất hiện nhiều nhà thơ sáng tác theo phong cách dân gian như Bút Tre Đặng Văn Đăng, Nguyễn Bảo Sinh, Văn Thùy… Nhiều câu thơ của họ được nhân dân nồng nhiệt đón nhận và coi đó là ca dao: “Anh đi đồng ruộng lắng nghe/ Lúa mừng phân bắc khoai che mảnh vườn”, “Ghế thì ít, đít thì nhiều/ Cho nên đấu đá là điều tất nhiên”, “Đái thì đứng ở ngoài đường/ Hôn nhau lại đứng sau tường để che”…

Bắt đầu từ cuối 2019, khi đại dịch Covid xuất hiện trên thế giới và lây lan về Việt Nam, ảnh hưởng to lớn tới toàn bộ đời sống xã hội, văn học dân gian lập tức xuất hiện kịp thời để phản ánh, sáng tác, vừa mang tính chất tuyên truyền phổ biến giáo dục, góp phần giúp người dân chống lại bệnh dịch, vừa tạo ra tiếng cười lạc quan để động viên con người vượt lên hoàn cảnh khó khăn: “Bao người đang sống yên lành/ Bỗng đùng một cái hóa thành ép không [F0]”, “Ngày xưa sợ nhất sấm to/ Bây giờ sợ nhất người ho cạnh mình”, “Ép dầu ép mỡ ai nỡ ép không [F0]”.

Cái nhìn hài hước, thông minh của dân gian đã làm nhẹ nhàng cả những chuyện nghiêm trọng nhất, khiến ai ai cũng có thể bật lên tiếng cười sảng khoái. Chẳng hạn dân gian đã chiết tự chữ Covid như sau trong mùa đại dịch: “C = cắt giảm chi tiêu. O = ổn định cuộc sống, V = vệ sinh sạch sẽ, I = ít tụ tập, D = đầu tư sức khỏe, trí tuệ”.

Có thể nói, văn học dân gian thời Covid vừa mang tính thời sự cao, vừa có giá trị cung cấp kiến thức, vừa góp phần nâng đỡ tinh thần, ổn định xã hội. Không chỉ có tục ngữ ca dao thời Covid, nhiều truyện cười cũng được ra đời, ngắn gọn mà dí dỏm, dễ thương. Chẳng hạn: “Thấy vợ vừa rửa bát vừa khóc nức nở, chồng chạy tới hỏi: - Sao mà em khóc ghê thế? – Em bị dính Covid rồi. – Sao em biết? – Em vừa úp bát mì ăn mà không cảm thấy mùi vị gì. Chồng nhìn quanh và nói: - Gói gia vị vẫn còn đây mà. - Ối! Em quên. Thảo nào…”.

Trong phần II của chuyên luận, riêng phần thu thập các tác phẩm văn học dân gian tiêu biểu thời Covid, tác giả Trần Thị Trâm đã gửi tới độc giả 60 câu thành ngữ tục ngữ, 150 câu ca dao và 40 truyện cười. Còn trong giai đoạn văn học dân gian từ 1986 đến 2019, tác giả gửi tới bạn đọc 500 câu thành ngữ tục ngữ, 500 câu ca dao và 500 truyện cười tiêu biểu.

Cũng trong chuyên luận này, PGS.TS. Trần Thị Trâm cũng khẳng định rằng, văn học dân gian còn tạo ra một giá trị to lớn là hóa thân vào nhiều tác phẩm báo chí cũng như nhiều loại hình nghệ thuật khác như âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, hội họa… Có thể kể đến các biểu hiện tiêu biểu như cách đặt tên tác phẩm, cách đưa thành ngữ tục ngữ ca dao vào tác phẩm, cách khai thác và chọn lựa đề tài, cách dùng văn học dân gian làm câu hỏi trong các game show truyền hình…

Tóm lại, với chuyên luận “Văn học dân gian Việt Nam sau 1986” gần 450 trang, PGS.TS Trần Thị Trâm đã mang đến cho người đọc một bức tranh toàn cảnh đầy thú vị về sự phát triển của dòng văn học này trong giai đoạn hiện đại và đương đại, qua đó khẳng định sức sống mãnh liệt của văn học dân gian người Việt. Rõ ràng văn học dân gian không chỉ thuộc về quá khứ mà nó còn là câu chuyện của hiện tại và mai sau. Sự đồng hành của văn học dân gian bên cạnh văn học thành văn mang đến một bức tranh đa sắc màu cho nền văn học dân tộc, khẳng định được những đóng góp quý báu, những giá trị to lớn của mình trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước./.

Chủ Đề