Bài toán tính tổng số lãi phải trả năm 2024

Công thức tính lãi suất vay ngân hàng theo tháng theo số dư nợ giảm dần. Trường hợp tính lãi suất vay ngân hàng theo số dư nợ giảm dần thì dựa trên số tiền thực tế còn nợ sau khi đã trừ đi phần nợ gốc người vay đã trả trong những tháng trước đó.

Do số dư nợ giảm dần nên tiền lãi vay ngân hàng mà người vay phải trả cũng sẽ giảm dần.

Công thức tính lãi suất vay ngân hàng trong trường hợp này như sau:

Tiền gốc hằng tháng = Số tiền vay/Số tháng vay.

Tiền lãi tháng đầu = Số tiền vay x Lãi suất vay theo tháng.

Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại x Lãi suất vay.

Ví dụ, bạn vay 120.000.000 đồng, với thời hạn là 12 tháng và mức lãi suất là 10%/năm.

Tiền gốc trả hàng tháng = 120.000.000/12 = 10.000.000 đồng.

Tiền lãi tháng đầu = [120.000.000 x 10%]/12 = 1.000.000 đồng.

Tiền lãi tháng thứ 2 = [120.000.000 - 10.000.000] x 10%/12 = 916.667 đồng.

Tiền lãi tháng thứ 3 = [120.000.000 - 10.000.000 - 10.000.000] x 10%/12 = 833.333 đồng.

Các tháng tiếp theo tính tương tự như cách tính tiền lãi vay ngân hàng nêu trên cho đến khi trả hết nợ.

Ảnh minh họa: VTV

Các hình thức tính lãi suất phổ biến hiện nay

Lãi suất vay ngân hàng thường được tính theo con số phần trăm trên một năm, ví dụ như lãi suất cho vay từ 15% đến 18%/năm. Để tạo được sự hấp dẫn cho gói vay thì các ngân hàng thường niêm yết lãi suất theo tháng như lãi 1%/ tháng... như vậy có nghĩa là 12%/năm. Chính vì vậy, trong trường hợp bạn gặp một con số lãi suất quá thấp thì cần phải tìm hiểu thật kỹ xem lãi suất này là tính theo năm hay theo tháng.

Lãi suất cố định

Với hình thức lãi suất cố định thì cách tính lãi suất vay ngân hàng là như nhau cho từng tháng. Như vậy có nghĩa là khoản vay của bạn sẽ có lãi suất không thay đổi trong suốt thời gian vay. Chính vì lãi suất không có biến động nên sẽ giảm đáng kể áp lực và tránh được những rủi ro khi có biến động về lãi suất.

Lãi suất thả nổi

Đây là mức lãi suất thay đổi tùy vào quy định và chính sách của mỗi ngân hàng theo các giai đoạn khác nhau. Cụ thể, mức lãi suất này bao gồm: Chi phí vốn + biên độ lãi suất cố định hoặc Chi phí vốn cố định + biên độ lãi suất thay đổi.

Với các khoản vay thông thường, ngân hàng thường quy định mức lãi suất cố định trong một khoảng thời gian nhất định, ví dụ 6 tháng, 12 tháng…Còn những tháng tiếp theo tiền lãi phụ thuộc vào lãi suất hiện tại của thị trường, đây chính là lãi suất thả nổi. Mức lãi lúc này có thể thấp hoặc cao hơn so với lãi suất ban đầu.

[*] Công cụ tính lãi suất vay có tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ ngân hàng để được tư vấn cụ thể.

Cách 1: Cách tính lãi suất vay theo số dư nợ gốc

Với cách tính lãi suất vay theo số dư nợ gốc, tiền lãi của mỗi kỳ trả lãi sẽ bằng nhau trong toàn bộ quá trình vay và được tính theo số tiền gốc ban đầu.

Tiền lãi hàng tháng = Dư nợ gốc x Lãi suất vay/Thời gian vay

Ví dụ:

A vay 300 triệu đồng trong 12 tháng với mức lãi suất là 12%/năm.

Số tiền gốc phải trả ngân hàng hàng tháng là: 300 triệu/12 tháng = 25.000.000 đồng

Số lãi phải trả ngân hàng hàng tháng là: [300 triệu x 12%]/12 tháng = 3.000.000 đồng

Số tiền phải trả hàng tháng là 28.000.000 đồng

Cách 2: Cách tính lãi suất vay theo số dư nợ giảm dần

Trường hợp tính lãi suất vay theo số dư nợ giảm dần thì số dư nợ dựa trên số tiền thực tế còn nợ sau khi đã trừ đi phần nợ gốc người vay đã trả trong những tháng trước đó. Số dư nợ giảm dần thì tiền lãi mà người vay phải trả cũng giảm dần.

Công thức tính lãi suất theo dư nợ giảm dần cụ thể như sau:

- Tiền gốc hàng tháng = Số tiền vay/số tháng vay

- Tiền lãi tháng đầu = Số tiền vay x Lãi suất vay theo tháng

- Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại x Lãi suất vay

Ví dụ:

B vay 300 triệu đồng thời hạn trong 12 tháng với mức lãi suất 12%/năm

Tiền gốc trả hàng tháng = 300triệu/12 = 25.000.000 đồng

Tiền lãi tháng đầu = [300 triệu x 12%]/12 = 3.000.000 đồng. Tổng số tiền phải trả tháng đầu là 25 triệu + 3 triệu = 28.000.000 đồng.

Tiền lãi tháng thứ 2 = [300 triệu - 25 triệu] x 12%/12 = 2.750.000 đồng. Tổng tiền phải trả tháng thứ 2 là 25 triệu + 2.750.000 = 27.750.000 đồng.

Tiền lãi tháng thứ 3 = [275 triệu - 25 triệu] x 12%/12 = 2.500.000 đồng. Tổng tiền phải trả tháng thứ 3 là 25 triệu + 2,5 triệu = 27.500.000 đồng.

Các tháng tiếp theo tính tương tự như vậy cho đến khi hết nợ.

Tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay năm 2024

Ngày 05/3/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện 18/CĐ-TTg về điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024.

20 giờ trước

Lãi suất thả nổi là gì? Mức lãi suất thả nổi của các ngân hàng hiện nay

Lãi suất thả nổi là một khái niệm được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tài chính. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về lãi suất thả nổi là gì, cách tính lãi suất thả nổi và mức lãi suất thả nổi của các ngân hàng hiện nay.

01/01/2024

Giảm lãi suất tiền gửi từ ngày 25/5/2023

Ngày 23/5/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định 951/QĐ-NHNN về mức lãi suất tối đa với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

24/05/2023

Cập nhật mức lãi suất ngân hàng mới nhất được ban hành 2023

LuatVietnam đã cập nhật mức lãi suất ngân hàng mới nhất được ban hành 2023. Trong đó bao gồm các mức lãi suất cho vay ngắn hạn, lãi suất cho vay mua nhà, lãi suất tiền gửi ngắn hạn...

19/06/2023

Từ 10/5/2023, lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội là 4,8%/năm

Ngày 10/5/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 486/QĐ-TTg về mức lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay có dư nợ để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở.

Chủ Đề