Bài tập tính dự phòng phí bảo hiểm năm 2024

Dự phòng phí [tiếng Anh: Cost Contingency] được trích lập xuất phát từ sự không trùng khớp giữa năm tài chính và thời gian hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm.

Hình minh họa [Nguồn: baodautu.vn]

Dự phòng phí

Khái niệm

Dự phòng phí trong tiếng Anh là Cost Contingency.

Dự phòng phí là dự phòng nhằm bảo đảm cho những rủi ro và chi phí chung liên quan đến rủi ro chưa xảy ra và có thể xảy ra kể từ ngày khóa sổ niên độ tài chính đến ngày kết thúc kì hạn của các hợp đồng bảo hiểm.

Việc doanh nghiệp bảo hiểm phải lập dự phòng phí xuất phát từ sự không trùng khớp giữa năm tài chính và thời gian hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm được kí kết vào bất kì thời gian nào trong năm khi khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm. Trong khi đó, cuối mỗi niên độ, doanh nghiệp buộc phải tiến hành khóa sổ.

Vì vậy, sẽ có một lượng lớn các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực kéo dài sang niên độ tiếp theo. Dự phòng phí được lập để bảo đảm chi trả cho những rủi ro nảy sinh từ những hợp đồng này.

Các phương pháp xác định dự phòng phí

Phương pháp 1/24

Theo phương pháp này, các khoản phí thu trong tháng giả thiết đều được tính vào ngày 15 của tháng. 15 so với 360 ngày trong một năm là 1/24.

Đối với các hợp đồng năm

• Phí bảo hiểm thu được trong tháng 1 sẽ phải chuyển sang niên độ sau là:

15 ngày/ 360 ngày = 1/24

• Phí bảo hiểm thu được trong tháng 2 sẽ phải chuyển sang niên độ sau là:

3x15 ngày/360 ngày = 3/24

• Tương tự như vậy để tính phí bảo hiểm phải chuyển sang niên độ sau của tháng tiếp theo. Và phí bảo hiểm thu được của 12 tháng phải chuyển sang niên độ sau là:

23x15 ngày/360 ngày = 23/24

Đối với các hợp đồng nửa năm

• Phí bảo hiểm thu được trong tháng 7 sẽ phải chuyển sang niên độ sau là:

15 ngày/180 ngày = 2/24

• Phí bảo hiểm thu được trong tháng 8 sẽ phải chuyển sang niên độ sau là:

3x15 ngày/180 ngày = 6/24

• Tương tự như vậy để tính phí bảo hiểm phải chuyển sang niên độ sau của tháng tiếp theo. Và phí bảo hiểm thu được của 12 tháng phải chuyển sang niên độ sau là:

11x15 ngày/180 ngày = 22/24

Đối với các hợp đồng quí

• Phí bảo hiểm thu được trong tháng 10 sẽ phải chuyển sang niên độ sau là:

15 ngày/90 ngày = 4/24

• Phí bảo hiểm thu được trong tháng 11 sẽ phải chuyển sang niên độ sau là:

3x15 ngày/90 ngày = 12/24

• Phí bảo hiểm thu được trong tháng 12 sẽ phải chuyển sang niên độ sau là:

5x15 ngày/90 ngày = 20/24

Giả sử doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có các hợp đồng năm, nửa năm, và quí thì dự phòng phí bảo hiểm mà doanh nghiệp phải lập vào ngày 31/12 khi khóa sổ niên độ sẽ là:

Dự phòng trích lập vào 31/12

\=

Tổng phí năm của các tháng chuyển sang niên độ sau

Tổng phí nửa năm của các tháng chuyển sang niên độ sau

Tổng phí quí của các tháng chuyển sang niên độ sau

Phương pháp 50%

Giả sử phí bảo hiểm được phân bổ thu đều trong năm. Do đó một nửa phí thu sẽ thuộc niên độ thực hiện và một nửa sẽ phải chuyển sang niên độ sau. Công thức:

Dự phòng trích lập vào 31/12 = 50% Tổng phí năm + [Tổng phí nửa năm + Tổng phí quí]

Qui định lập dự phòng phí ở Việt Nam

Phương pháp trích lập theo tỉ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm:

• Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường không: Bằng 25% của tổng phí bảo hiểm giữ lại thuộc năm tài chính của nghiệp vụ bảo hiểm này.

• Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm khác: Bằng 50% của tổng phí bảo hiểm giữ lại thuộc năm tài chính của nghiệp vụ bảo hiểm này.

Như vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải trích lập dự phòng phí cho phần phí giữ lại mà không phải trích lập cho phần phí đã nhượng tái bảo hiểm.

Phương pháp trích lập theo hệ số thời hạn hợp đồng bảo hiểm:

Các doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp 1/8, 1/24 hoặc phương pháp trích lập dự phòng theo từng ngày.

Trong dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ thì dự phòng phí chưa được hưởng dùng để làm gì?

Căn cứ Điều 53 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định về dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ như sau:

Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài phải trích lập dự phòng nghiệp vụ theo từng nghiệp vụ bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm tương ứng với trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
a] Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để bồi thường cho trách nhiệm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
b] Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
c] Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất: Được sử dụng để bồi thường khi có dao động lớn về tổn thất hoặc tổn thất lớn xảy ra mà tổng phí bảo hiểm giữ lại trong năm tài chính sau khi đã trích lập dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết không đủ để chi trả tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.

Theo quy định trên thì dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ sẽ bao gồm dự phòng phí chưa được hưởng.

Dự phòng phí chưa được hưởng được sử dụng để bồi thường cho trách nhiệm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo.

Trong dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ thì dự phòng phí chưa được hưởng dùng để làm gì? [Hình từ Internet]

Dự phòng phí chưa được hưởng trong dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ được tính như thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 17 Thông tư 50/2017/TT-BTC quy định về dự phòng phí chưa được hưởng như sau:

Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ
...
3. Phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm:
3.1. Dự phòng phí chưa được hưởng:
a] Phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm:
Các hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm có thời hạn từ 1 năm trở xuống được tính như sau:
- Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không: bằng 25% tổng phí bảo hiểm thuộc năm tài chính của nghiệp vụ bảo hiểm này.
- Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm khác: bằng 50% tổng phí bảo hiểm thuộc năm tài chính của nghiệp vụ bảo hiểm này.
b] Phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm:
- Phương pháp 1/8: Phương pháp này giả định phí bảo hiểm thuộc các hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm phát hành trong một quý của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm phân bổ đều giữa các tháng trong quý, hay nói cách khác, toàn bộ hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm của một quý cụ thể được giả định là có hiệu lực vào giữa quý đó. Dự phòng phí chưa được hưởng được tính theo công thức sau:
Dự phòng phí chưa được hưởng = Phí bảo hiểm x Tỷ lệ bảo hiểm chưa được hưởng
...
- Phương pháp 1/24: Phương pháp này giả định phí bảo hiểm thuộc các hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm phát hành trong một tháng của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm phân bổ đều trong tháng, hay nói cách khác, toàn bộ hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm của một tháng cụ thể được giả định là có hiệu lực vào giữa tháng đó. Dự phòng phí chưa được hưởng được tính theo công thức sau:
Dự phòng phí chưa được hưởng = Phí bảo hiểm x Tỷ lệ bảo hiểm chưa được hưởng
,,,
- Phương pháp trích lập dự phòng phí theo từng ngày: Phương pháp này có thể được áp dụng để tính dự phòng phí chưa được hưởng đối với hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm thuộc mọi thời hạn theo công thức tổng quát sau:
Dự phòng phí chưa được hưởng = [Phí bảo hiểm x Số ngày bảo hiểm còn lại của hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm] / Tổng số ngày bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm
...

Như vậy, mức dự phòng phí chưa được hưởng trong được xác định theo phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm và phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm theo quy định nêu trên.

Cần điều chỉnh phương pháp dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ thì doanh nghiệp thực hiện như thế nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 17 Thông tư 50/2017/TT-BTC quy định về việc điều chỉnh phương pháp trong dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ như sau:

Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ
...
4. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài thực hiện rà soát các phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ theo quy định tại Thông tư này. Trường hợp cần điều chỉnh, doanh nghiệp thực hiện thủ tục đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn theo quy định tại Điều 58 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP và áp dụng từ năm tài chính 2017.

Căn cứ Điều 58 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định về thủ tục phê chuẩn việc áp dụng phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm như sau:

Thủ tục phê chuẩn việc áp dụng phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không được thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ trong năm tài chính. Trường hợp thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ trong năm tài chính kế tiếp, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đề nghị và được Bộ Tài chính chấp thuận trước khi thực hiện.
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận áp dụng hoặc thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau:
a] Văn bản đề nghị áp dụng hoặc thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b] Tài liệu giải trình và minh họa về các phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm dự kiến áp dụng có xác nhận của chuyên gia tính toán dự phòng nghiệp vụ và biên khả năng thanh toán [đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài], của chuyên gia tính toán [đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe]. Trường hợp thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, tài liệu giải trình phải chứng minh được phương pháp trích lập mới phản ánh chính xác, đầy đủ hơn so với phương pháp trích lập cũ về trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
3. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.

Chủ Đề