Bài tập phục hồi đứt dây chằng chéo trước năm 2024

Bệnh nhân đứt dây chằng chéo trước thường ở độ tuổi còn rất trẻ. Vì vậy, sau phẫu thuật cần có những bài tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng đúng cách để bệnh nhân có thể phục hồi chức năng đi lại bình thường một cách nhanh nhất.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc hỗ trợ, giúp đỡ các bệnh nhân sau phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước.

Chúng tôi chia việc phục hồi làm 5 giai đoạn, và mỗi giai đoanh lại có những bài tập và mục tiêu cụ thể cần đạt được.

Những bài tập đều rất đơn giản và có thể tập tại nhà với sự hỗ trợ của người nhà bệnh nhân. Nếu kiên trì tập luyện, thời gian phục hồi của bệnh nhân có thể giảm đi rất nhiều. Chỉ trong vòng 6 tháng đến 1 năm tùy tình trạng sau phẫu thuật, chức năng đi lại của bệnh nhân có thể quay trở về bình thường.

Thực hiện bài tập vật lý trị liệu là biện pháp giúp phục hồi chức năng của các cơ, xương khớp nhanh chóng. Vì vậy, sau khi ra viện người bệnh vẫn cần duy trì luyện tập những bài tập phục hồi sau phẫu thuật dây chằng chéo trước phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các bài tập phục hồi tại nhà giúp người bệnh có thể dễ dàng tập luyện.

1. Phục hồi sau phẫu thuật dây chằng chéo trước – Nhóm bài tập co – giãn cơ chân

Nhóm bài tập co – giãn cơ chân nhằm thúc đẩy tuần hoàn máu, đưa chất dinh dưỡng và oxy vào cơ bắp giúp cơ bắp phục hồi, nâng cao sự linh hoạt và vận động của chân. Tập co – giãn cơ chân gồm 4 bài:

1.1. Bài tập gập – duỗi và xoay cổ chân

Lợi ích: Bài tập này giúp gia tăng tuần hoàn máu cho khớp, hỗ trợ các dây chằng bị tổn thương sẽ không bị căng cứng khi di chuyển.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh nằm hoặc ngồi, chân duỗi thẳng, gập bàn chân lên xuống nhẹ nhàng, lặp lại động tác 10 lần.
  • Sau đó xoay cổ chân theo chiều kim đồng hồ, kết hợp hít thở đều, lặp lại động tác 10 lần.

Tần suất tập: Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày.

Thời điểm tập: Người bệnh có thể thực hiện bài tập vào ngày sau phẫu thuật.

Lưu ý: Động tác xoay cổ chân nên từ từ và trong giới hạn của cơn đau.

Gập – duỗi và xoay cổ chân

1.2. Bài tập duỗi thẳng chân – trượt gót chân

Lợi ích: Bài tập duỗi thẳng chân – trượt gót chân là bài tập phục hồi đứt dây chằng chéo trước đơn giản, dễ thực hiện, giúp rút ngắn tốc độ phục hồi, tăng tính ổn định cho đầu gối, ngừa biến chứng sau phẫu thuật như cứng khớp, đau đầu gối.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh ngồi thẳng lưng trên giường, 2 chân duỗi thẳng ra phía trước.
  • Dùng vải hay khăn vòng ra sau bàn chân, 2 tay giữ 2 đầu khăn.
  • Từ từ kéo gót chân về phía mông.
  • Khi đầu gối ở tư thế uốn cong hết mức, giữ tư thế đó 5 – 10 giây
  • Trượt gót chân về vị trí ban đầu, chân duỗi thẳng.
  • Giữ thẳng chân thư giãn trong 5 giây, thực hiện bài tập trong khoảng 5 phút.

Tần suất tập: Lặp lại động tác 4 lần/ ngày.

Thời điểm tập: Bệnh nhân có thể thực hiện bài tập này sau phẫu thuật vài ngày, khi giảm sưng và giảm đau.

Lưu ý: Khi thực hiện có thể cảm thấy khó chịu nhẹ, dừng lại nếu cảm thấy đau.

Bài tập trượt gót chân

1.3. Bài tập cử động khớp gối

Lợi ích: Bài tập cử động khớp gối hạn chế cứng khớp, thúc đẩy phục hồi chức năng, nâng cao tính linh hoạt của khớp gối sau phẫu thuật.

Cách thực hiện: Co nhẹ chân phẫu thuật lên, sau đó từ từ hạ xuống, thực hiện động tác 10 lần.

Tần suất: Lặp lại 2 – 3 lần/ ngày.

Thời điểm tập: Tham khảo ý kiến bác sĩ, bài tập được thực hiện trong giai đoạn phục hồi chấn thương, khoảng 4 tuần sau phẫu thuật.

Lưu ý: Bài tập này bỏ nẹp gối, cần được sự tham vấn của bác sĩ và các chuyên gia.

Cần bỏ nẹp gối khi tập bài tập này

1.4. Bài tập siết cơ chân

Lợi ích: Bài tập này tăng cường sức mạnh cho cơ tứ đầu đùi [phần cơ trên đùi – nhóm cơ kiểm soát sự chuyển động của chân]. Ngài ra, bài tập còn giúp đầu gối mở rộng, tư thế chân thẳng.

Cách thực hiện:

  • Nằm thả lỏng, duỗi thẳng chân trên giường, giữ chân ở vị trí cố định.
  • Tập trung siết chặt cơ tứ đầu đùi, mà không nhấc gót chân lên không.
  • Giữ nguyên tư thế trong 10 giây rồi thả lỏng trong 10 giây, lặp lại động tác 10 lần.

Tần suất tập: Thực hiện 3 – 4 lần/ ngày.

Thời điểm tập: Bài tập có thể thực hiện trong giai đoạn từ 0 đến 2 tuần đầu sau phẫu thuật.

Lưu ý: Thực hiện bài tập liên tục 2 tuần để rút ngắn thời gian lành bệnh.

Cơ tứ đầu đùi là phần cơ trên đùi – nhóm cơ kiểm soát sự chuyển động của chân

Có thể bạn quan tâm: Chuyên gia hướng dẫn: Phục hồi sau mổ dây chằng chéo trước hoàn toàn trong 1 năm

2. Bài tập tăng sức mạnh cơ gân kheo sau phẫu thuật dây chằng chéo trước

Thực hiện các bài tập tăng sức mạnh cơ gân kheo giúp hỗ trợ phục hồi lại tầm hoạt động khớp gối sau phẫu thuật. Bạn có thể thực hiện các bài tập sau:

2.1. Bài tập căng cơ gân kheo trong tư thế đứng

Lợi ích: Căng, giãn cơ gân kheo giúp tăng cường sự linh hoạt của biên độ vận động khớp gối, phục hồi khả năng di chuyển.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh đứng thẳng có sự hỗ trợ của nẹp, co gối một góc 0 – 30 độ.
  • Sau đó duỗi thẳng đầu gối trở lại tư thế đứng, lặp lại động tác 12 lần.

Tần suất tập: Thực hiện 1 – 3 lần/ ngày.

Thời điểm tập: Người bệnh có thể thực hiện bài tập sau khi có thể đứng nạng, khoảng tuần thứ 2 – 6.

Bài tập cho cơ gân kheo

2.2. Bài tập đứng dựa tường

Lợi ích: Bài tập này giúp củng cố và tăng khả năng chịu đứng cho khớp gối. Đồng thời bài tập còn giúp tăng sức bền cho dây chằng mới, cải thiện sức mạnh của gân kheo, gân xương bánh chè.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh đứng thẳng quay lưng về phía tường, 2 chân mở rộng bằng vai.
  • Đầu gối khuỵu xuống một góc 45 độ, lưng dựa vào tường. Giữ tư thế trong 10 giây.
  • Từ từ đứng trở về tư thế ban đầu, thả lỏng trong 5 giây.
  • Lặp lại động tác trên 10 lần.

Tần suất tập: Thực hiện 1 – 3 lần/ ngày..

Thời điểm tập: Bài tập có thể được thực hiện từ sau tuần thứ 6.

Lưu ý: Khi quen, người bệnh có thể khuỵu gối đến 60 độ.

Bài tập đứng dựa tường [mini – squat]

Có thể bạn quan tâm:

3. Bài tập tăng sức mạnh cơ đùi, hông

Bởi cử động bị hạn chế sau khi mổ, cơ bắp của người bệnh dễ bị yếu. Vì vậy các bài tập vùng cơ đùi, cơ hông giúp duy trì và gia tăng sức mạnh cơ.

3.1. Bài tập nâng thẳng chân trên giường

Lợi ích: Bài tập giúp tập trung gia tăng sức mạnh của nhóm cơ vùng đùi.

Cách thực hiện:

  • Nằm ngửa, chân khỏe gập gối, chống lên giường.
  • Siết cơ đùi chân phẫu thuật và nâng chân lên khỏi giường ngang bằng đầu gối chân co.
  • Sau đó từ từ hạ chân xuống, lặp lại động tác 10 lần.

Tần suất tập: Thực hiện 1 – 3 lần/ ngày..

Thời điểm tập: Có thể thực hiện bài tập khoảng vài ngày sau khi phẫu thuật.

Lưu ý: Khi còn đeo nẹp, bạn có thể nâng bổng chân có nẹp lên khỏi mặt giường.

Nâng thẳng chân trên giường

Tổng hợp các bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật dây chằng

3.2. Nâng chân về phía sau

Lợi ích: Bài tập giúp củng cố và duy trì sức mạnh cơ đùi và cơ hông.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh nằm sấp.
  • Siết cơ đùi và hông, sau đó nâng thẳng chân về phía sau đến mức có thể.
  • Từ từ hạ chân xuống.
  • Lặp lại động tác 10 lần.

Tần suất tập: Thực hiện động tác 2 lần/ ngày.

Thời điểm tập: Người bệnh có thể tập bài tập từ tuần thứ nhất sau phẫu thuật.

Bài tập cho cơ đùi và hông

3.3. Nâng chân khi nằm nghiêng

Lợi ích: Bài tập nâng chân khi nằm nghiêng giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp ở phía bên cạnh và phía sau hông của bạn. Điều này giúp tăng cường sự linh hoạt và hỗ trợ bạn có thể nhanh chóng phục hồi khả năng đi lại.

Cách thực hiện:

  • Nằm nghiêng về phía chân không phẫu thuật.
  • Chân không phẫu thuật gập gối lại để tỳ, giữ thăng bằng.
  • Chân phẫu thuật nâng thẳng lên trên, rồi hạ chân xuống, lặp lại động tác 12 lần.

Tần suất tập: Thực hiện 1 – 3 lần/ ngày.

Thời điểm tập: Người bệnh có thể thực hiện bài tập sau khoảng 1 – 2 tuần.

Lưu ý: Sử dụng lực ở nhóm cơ hông, giữ chân luôn thẳng.

Bài tập nằm nghiêng nâng chân

Xem thêm:

  • 8 lời khuyên giúp người bệnh phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật
  • Sau phẫu thuật bao lâu thì được ăn? Dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật
  • Sau phẫu thuật nên và không nên ăn gì?

4. Bài tập phối hợp các nhóm cơ sau phẫu thuật dây chằng chéo trước

Nhóm bài tập này giúp phối hợp linh hoạt các nhóm cơ, tiếp tục cải thiện sức mạnh cơ bắp, tăng sức đề kháng của cơ thể.

4.1. Đạp xe tại chỗ không có lực cản

Lợi ích: Tăng cường độ linh hoạt của khớp gối [duỗi gấp gối đến 120 độ], giúp người bệnh nhanh chóng trở lại hoạt động, sinh hoạt bình thường.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh sử dụng máy đạp xe đạp tại chỗ theo hướng dẫn của kỹ thuật viên.

Tần suất tập: Thực hiện 1 – 3 lần/ ngày..

Thời điểm tập: Có thể thực hiện bài tập từ tuần thứ 3 – 4 sau phẫu thuật.

Lưu ý: Đạp xe với tốc độ chậm, cân bằng lực đạp 2 bên.

Đạp xe bằng máy đạp xe tại chỗ

4.2. Tập đi lên, xuống cầu thang

Lợi ích: Bài tập hỗ trợ tăng sức mạnh cơ, tập nâng chân phẫu thuật và điều chỉnh dáng đi bình thường.

Cách thực hiện: Người bệnh tập đi lên – đi xuống cầu thang ít bậc [1 – 3 bậc].

Tần suất tập: Mỗi ngày thực hiện 3 – 4 lần.

Thời điểm tập: Có thể bắt đầu tập ở tuần thứ 5 hoặc 6.

Tập lên xuống cầu thang

4.3. Nhảy tại chỗ

Lợi ích: Bài tập giúp tăng sức chịu đựng cho chân phẫu thuật, cải thiện độ dẻo dai và sức khỏe cho cơ thể.

Cách thực hiện: Người bệnh nhún chân và bật nhảy tại chỗ, thực hiện động tác 10 lần.

Tần suất tập: Thực hiện 1 – 3 lần/ ngày..

Thời điểm tập: Bài tập trong giai đoạn từ 6 tuần – 4 tháng.

Lưu ý: Bật nhảy ở mức độ nhẹ.

4.4. Bài tập chạy

Lợi ích: Tăng cường sức mạnh của các nhóm cơ vùng chân, tăng độ linh hoạt trong cử động.

Cách thực hiện: Người bệnh có thể thực hiện các bài tập chạy:

  • Chạy bộ, chạy theo hình vòng tròn lớn.
  • Chạy thẳng về phía trước.
  • Chạy theo hình số 8.
  • Chạy đổi hướng trái – phải.

Tần suất tập: Thực hiện 1 – 3 lần/ ngày..

Thời điểm tập: Thực hiện bài tập sau khoảng từ 6 tuần.

Lưu ý: Bắt đầu tập từ tốc độ chậm, tăng dần tốc độ đến mức phù hợp.

Chạy bộ, chạy hỗ trợ tốt cho sức khỏe và quá trình phục hồi của người bệnh

4.5. Bài tập thăng bằng với ván trượt

Lợi ích: Phục hồi tối đa sức chịu đựng của đầu gối phẫu thuật, duy trì và cân bằng lực cơ hai bên.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh đứng trên ván trượt thăng bằng.
  • Chân hơi khuỵu, tay giơ song song về phía trước để giữ thăng bằng.
  • Thực hiện bài tập trong 30 – 45 giây.

Tần suất tập: Thực hiện 1 – 3 lần/ ngày..

Thời điểm tập: Tập thăng bằng từ khoảng 6 tuần – 4 tháng sau phẫu thuật.

Bài tập giữ thăng bằng

Xem thêm các bài tập phục hồi sức mạnh cơ sau phẫu thuật dây chằng chéo trước

Có thể bạn quan tâm:

  • Phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối
  • Phục hồi chức năng sau phẫu thuật ổ bụng

5. Lưu ý trong quá trình luyện tập vật lý trị liệu phục hồi

Việc thực hiện các bài tập trị liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phục hồi sau phẫu thuật. Vì vậy để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao người bệnh cần lưu ý:

  • Tập luyện theo hướng dẫn của chuyên viên vật lý trị liệu. Đặc biệt lưu ý tư thế, mức độ tập, tránh tập luyện quá sức. Chỉ được tháo nẹp và ngưng dùng nạng khi có sự đồng ý của chuyên viên vật lý trị liệu.
  • Có thể chườm lạnh trước và sau tập luyện để kiểm soát cơn đau, mỗi lần không quá 20 phút.
  • Người bệnh nên tập luyện những bài tập phù hợp, không gây đau. Nghỉ ngơi nếu cảm thấy đau và điều chỉnh cường độ bài tập tùy thuộc mức độ cơn đau.
  • Cải thiện tình trạng sưng, đau nhức khớp bằng cách nghỉ ngơi và kê cao chân khi nằm.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung đủ các nhóm chất: Protein, Carbohydrate, Vitamin cùng khoáng chất, chất béo lành mạnh…

Để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, người bệnh có thể sử dụng sữa Nutricare Gold. Đây là một giải pháp toàn diện giúp cung cấp:

  • 56 dưỡng chất với Đạm thực vật & Đạm Whey Mỹ, giúp tăng cường đề kháng, hỗ trợ phục hồi và tăng cường sức khỏe nhanh cho người bệnh.
  • Canxi, Glucosamin và HMB giúp cơ xương khớp chắc khỏe, làm tăng độ dẻo dai và linh hoạt của khớp. Glucosamin đã được chứng minh lâm sàng giúp giảm đau khớp.
  • Lactium được chứng minh lâm sàng giúp ngủ ngon, kết hợp cùng Magie & Vitamin B6 giảm căng thẳng, hỗ trợ giấc ngủ ngon.
  • Giàu chất xơ hòa tan FOS giúp cải thiện hệ tiêu hóa tốt cho người sau phẫu thuật.
  • Omega 3,6,9 và hệ Antioxidants [Vitamin A, C, E & Selen] tốt cho tim mạch, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến tim mạch & phòng ngừa đột quỵ.
    Tăng cường sức khỏe, nhanh chóng phục hồi sau phẫu thuật với Nutricare Gold

Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể ghé thăm trang web của sản phẩm sữa Nutricare Gold để tham khảo những bài viết về nội dung mới mổ xong nên ăn gì mà chúng tôi đang chia sẻ. Nutricare luôn sẵn sàng giúp đỡ, giải đáp và tư vấn các vấn đề liên quan tới chăm sóc sức khỏe cho bạn và những người thân yêu.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết các bài tập phục hồi sau phẫu thuật dây chằng chéo trước. Người bệnh có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ, chuyên viên vật lý trị liệu để xây dựng lộ trình tập luyện phù hợp nhất.

Nếu bạn còn thắc mắc về các bài tập phục hồi sau mổ dây chằng chéo trước, hãy liên hệ đến fanpage Nutricare hoặc gọi đến hotline 18006011 để được hướng dẫn chi tiết nhé!

Chủ Đề