Bài giảng kỹ năng đánh giá bản thân năm 2024

TÀI LIỆU DÀNH CHO GIÁO VIÊN TÀI LIỆU GIẢNG DẠY VỀ KĨ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN VÀ SẴN SÀNG LÀM VIỆC Korea International Cooperation Agency NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG

Chủ biên Biên soạn Bản quyền Quy định sao chép Địa chỉ liên hệ Lưu Thị Lịch Phạm Thị Hồng Phương Trần Thị Thúy Hằng Lê Quỳnh Lan Phạm Thị Bích Ngọc Trần Thị Sinh Trần Thúy Vân Hoàng Thị Vân Uyên Dự án ”Dạy nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Nội” do tổ chức Plan International, Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc-KOICA, công ty Hyundai E&C và công ty Hyundai Motor tài trợ Có thể sao chép, trích dẫn cuốn sách này nhằm phục vụ hoạt động giáo dục hoặc vì các mục đích phi thương mại mà không cần xin phép đơn vị giữ bản quyền Tổ chức Plan International Việt Nam Tầng 2, Tháp Quốc tế Hòa Bình, 106 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội ĐT: 84.24. 38220 661 - Fax: 84.24.3 8223 004 Email: [email protected] Website: www.plan-international.org/vietnam

LỜI GIỚI THIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU TỔNG QUAN Hướng dẫn tổ chức lớp học BÀI GIẢNG Tiết mở đầu khóa học CHUYÊN ĐỀ 1 - XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ Kĩ năng giao tiếp Kĩ năng làm việc nhóm CHUYÊN ĐỀ 2 - QUẢN LÝ BẢN THÂN Kĩ năng tự nhận thức bản thân Kĩ năng xác định giá trị sống Kĩ năng quản lý cảm xúc Kĩ năng suy nghĩ tích cực Thái độ sẵn sàng học nghề CHUYÊN ĐỀ 3 - LẬP KẾ HOẠCH VÀ QUẢN LÝ MỤC TIÊU Kĩ năng xác định mục tiêu Kĩ năng lập kế hoạch Kĩ năng quản lý thời gian Kĩ năng quản lí tài chính cá nhân CHUYÊN ĐỀ 4 - TÌM VIỆC VÀ TUYỂN DỤNG Hiểu biết về việc làm và lao động Quy trình tìm việc Chuẩn bị hồ sơ xin việc Phỏng vấn tuyển dụng CHUYÊN ĐỀ 5 - SẴN SÀNG LÀM VIỆC Xây dựng thái độ tích cực Sẵn sàng về kiến thức, kĩ năng, thái độ Tiết tổng kết THÔNG TIN THAM KHẢO DÀNH CHO GIẢNG VIÊN 1. Một số đặc điểm của thanh niên học nghề có hoàn cảnh khó khăn 2. Nguyên tắc giáo dục kĩ năng hướng đến thay đổi hành vi 3. Phương pháp tiếp cận của chương trình 4. Một số kĩ thuật đào tạo sử dụng trong chương trình 5. Hoạt động tạo hứng thú đầu giờ học 6. Hoạt động ôn bài DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 4 5 6 8 10 11 14 15 24 31 32 41 51 59 67 74 75 82 88 94 103 104 113 125 129 137 138 143 151 152 152 152 153 159 165 166 167 Muïc luïc TÀI LIỆU DÀNH CHO GIẢNG VIÊN 3

Lôøi giôùi thieäu Bộ tài liệu “Kĩ năng phát triển bản thân và Sẵn sàng làm việc” được xây dựng trong khuôn khổ dự án “Dạy nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Nội” do tổ chức Plan International, Cơ quan phát triển Hợp tác quốc tế Hàn Quốc KOICA, công ty Hyundai E&C và Hyundai Motor tài trợ từ tháng 7 năm 2015 đến tháng 5 năm 2018, nhằm tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn thông qua việc hỗ trợ dạy nghề. Dự án được triển khai trực tiếp tại Trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Hà Nội [HNIVC] và Trường Cao đẳng Công trình xây dựng Đô thị [CUWC]. Bộ tài liệu bao gồm 2 cuốn: [i]Tài liệu giảng dạy dành cho giáo viên và [ii]Tài liệu học tập dành cho sinh viên. Các bạn đang cầm trên tay cuốn tài liệu giảng dạy dành cho giáo viên, được thiết kế cho 60 giờ giảng dạy chuẩn. Cuốn tài liệu bao gồm 3 phần: Phần 1: Tổng quan về nhu cầu đào tạo kĩ năng phát triển bản thân và sẵn sàng làm việc của thanh niên các trường đào tạo nghề, phương pháp tiếp cận của chương trình và hướng dẫn cách tổ chức lớp học.. Phần 2: Các bài giảng được chia thành 5 chuyên đề nhằm giúp sinh viên xây dựng và phát triển mối quan hệ, quản lí bản thân, quản lí mục tiêu, lập kế hoạch, tìm việc, tuyển dụng, và xây dựng thái độ sẵn sàng làm việc. Phần 3: Những thông tin tham khảo dành cho giáo viên bao gồm các thông tin về đặc điểm của thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, phương pháp tiếp cận của chương trình, cách thức thực hiện các kĩ thuật sử dụng trong các bài giảng có sự tham gia. Bộ tài liệu được phát triển bởi hai chuyên gia trong nước là Lưu Thị Lịch [Viện Nghiên cứu Con người] và Phạm Thị Hồng Phương [Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình] dưới sự hướng dẫn và định hướng về kĩ thuật của Tổ chức Plan International Việt Nam và lãnh đạo hai trường Cao đẳng nghề. Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên nguồn từ hai trường đã rất tích cực tham gia vào quá trình giảng dạy thử nghiệm và trực tiếp góp ý, chỉnh sửa trong suốt quá trình hoàn thiện bộ tài liệu. Bộ tài liệu đã được triển khai áp dụng thử nghiệm với gần 2.000 sinh viên của hai trường Cao đẳng nghề. Bộ tài liệu «Kĩ năng phát triển bản thân và Sẵn sàng làm việc» đã được hiệu đính, chỉnh sửa và hoàn thiện dựa trên quá trình thí điểm và có thể áp dụng rộng rãi. Chúng tôi mong muốn được giới thiệu và chia sẻ ấn phẩm này tới tất cả các bạn đọc, đặc biệt là những giảng viên và sinh viên các đơn vị đào tạo nghề. Bộ tài liệu cũng có thể được áp dụng với các doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo các kĩ năng làm việc chuyên nghiệp cho đội ngũ nhân viên mới. Đây là bộ tài liệu đầu tiên tại Việt Nam được phát triển dựa trên khung lí thuyết và thực tiễn triển khai tại hai trường Cao đẳng nghề, nên có thể chưa đáp ứng hết được nhu cầu đa dạng của các đơn vị đào tạo. Chúng tôi rất mong nhận được những phản hồi, góp ý của các đồng nghiệp, các tổ chức có quan tâm và các quý độc giả để tiếp tục hoàn thiện bộ tài liệu ở những lần tái bản sau. Xin chân thành cám ơn! Tổ chức Plan International Việt Nam 4 KĨ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN VÀ SẴN SÀNG LÀM VIỆC

5 Höôùng daãn söû duïng taøi lieäu Cuốn tài liệu này được viết dành cho giảng viên các trường Cao đẳng nghề không chuyên về lĩnh vực giảng dạy kĩ năng phát triển bản thân cho sinh viên. Tài liệu nhằm hướng dẫn giảng viên cách thức tổ chức và giảng dạy các tiết học về kĩ năng phát triển bản thân và kĩ năng sẵn sàng làm việc cho sinh viên. Các hoạt động của từng tiết học được xây dựng dựa trên cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm, sử dụng các phương pháp giáo dục có sự tham gia của người học và áp dụng chu trình học qua trải nghiệm. Việc áp dụng các hướng dẫn trong cuốn tài liệu chỉ mang tính định hướng và gợi ý. Các hoạt động đôi khi có thể thay thế bằng hoạt động khác, tuy nhiên cần đảm bảo hoạt động thay thế đạt được mục tiêu đề ra, logic và nhất quán với nội dung của cả bài học. Để sử dụng cuốn tài liệu này tốt nhất, giảng viên cần đọc và nghiên cứu kĩ phần tổng quan ở Phần 1 và tài liệu tham khảo dành cho giảng viên ở Phần 3 để hiểu về mục tiêu, cấu trúc và phương pháp tiếp cận của chương trình. Giảng viên cũng có thể tham khảo các tài liệu chuyên môn khác trong lĩnh vực đào tạo kĩ năng sống, kĩ năng mềm cho thanh niên để có thêm những cơ sở tổ chức các hoạt động giảng dạy cho sinh viên một cách khoa học, linh hoạt và hấp dẫn. Mỗi bài học, kĩ năng được thiết kế trong khoảng thời gian từ 2 đến 4 giờ học chuẩn. Giảng viên có thể dựa vào tình hình thực tế của từng lớp học, từng nhóm sinh viên để điều chỉnh về thời gian của các hoạt động mà vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu của bài học. Đi kèm với cuốn tài liệu này là Tài liệu học tập dành cho sinh viên. Ở mỗi bài học, giảng viên sẽ sử dụng phần tài liệu học tập dành cho sinh viên để tham khảo và hướng dẫn sinh viên các hoạt động trên lớp. Bên cạnh đó, Tài liệu học tập dành cho sinh viên còn có các bài tập thực hành khi ở nhà để củng cố, rèn luyện các kĩ năng đã được học. Cuối mỗi bài học, giảng viên giao bài tập về nhà cho sinh viên và kiểm tra/hỗ trợ sinh viên hoàn thành bài tập ở những bài học tiếp theo. TÀI LIỆU DÀNH CHO GIẢNG VIÊN

6 KĨ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN VÀ SẴN SÀNG LÀM VIỆC Toång quan 1. TẦM QUAN TRỌNG VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢNG DẠY KĨ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN VÀ SẴN SÀNG LÀM VIỆC CHO THANH NIÊN HỌC NGHỀ Bryan Tracy – Chuyên gia đào tạo quốc tế đã từng nói: “Cách tốt nhất để được tăng lương và thăng tiến trong sự nghiệp là nâng cao những giá trị sống mà bạn có thể đóng góp cho công ty. Học vấn, kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm là những nguồn đầu tư vào năng lực của bạn và tạo nên giá trị sống của bạn. Chính giá trị sống của bạn sẽ quyết định vị trí và mức thu nhập mà bạn sẽ nhận được.” Xã hội luôn vận động, vì vậy, mỗi cá nhân cũng cần vận động để thích nghi và phát triển cùng với sự vận động và phát triển của xã hội. Đặc biệt trong xã hội hiện đại, để thành công trên con đường sự nghiệp, mỗi cá nhân cần không ngừng phát triển kĩ năng và kiến thức phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của mình, để luôn có thể nắm bắt được cơ hội thăng tiến. Phát triển bản thân là hoạt động nhằm nâng cao kiến thức và hình ảnh bản thân, phát triển tài năng và khả năng, tích lũy tài sản và sự nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống và làm sáng tỏ cũng như hiện thực hóa những ước mơ, hoài bão. Kĩ năng phát triển bản thân là việc xác định mục tiêu và lập kế hoạch để phát triển bản thân nhằm đạt được những thành công và thăng tiến trong công việc cũng như cuộc sống. Đối với thanh niên nói chung và nhóm thanh niên có hoàn cảnh khó khăn nói riêng, việc phát triển bản thân và sẵn sàng làm việc càng trở nên quan trọng và cần thiết để tăng cường cơ hội thành công cho chính họ. Trong một xã hội phát triển có tính cạnh tranh cao, với những hạn chế về hoàn cảnh [thiếu nguồn lực kinh tế, thiếu nguồn lực hỗ trợ,…]; những rào cản về tính cách [nhút nhát, tự ti,…], hạn chế về cơ hội [khó tiếp cận với điều kiện giáo dục, chăm sóc y tế tốt,…], thanh niên có hoàn cảnh khó khăn cần chủ động trang bị cho mình những kĩ năng cần thiết để vượt qua những rào cản và thích ứng với môi trường, phát triển bản thân và nghề nghiệp để đi đến thành công. 1 1 Brian Tracy [sinh tại Vancouver, Canada vào ngày 5/1/1944] là một tác giả viết về chủ đề tự giúp bản thân. Ông hiện là Chủ tịch của công ty Brian Tracy International, một công ty tài nguyên nhân lực đặt tại Solana

7 3 2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CỦA CHƯƠNG TRÌNH Cuốn tài liệu này được thiết kế dựa trên phương pháp tiếp cận lấy người học làm trung tâm, khuyến khích sự tham gia của người học và học qua trải nghiệm. Có thể thấy, sinh viên đã có những hiểu biết nhất định về các kĩ năng để phát triển bản thân. Giáo viên sẽ tổ chức các hoạt động như thảo luận nhóm, động não, phân tích tình huống,… để giúp sinh viên hệ thống lại những điều mình đã biết. Từ đó, giáo viên bổ sung, cung cấp thêm thông tin mới và giúp sinh viên điều chỉnh, hay hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Dạy học theo định hướng người học nhằm thúc đẩy tính sáng tạo của người học và thay đổi môi trường tập huấn, tăng cường quyền làm chủ và đảm bảo tính bền vững cao của hoạt động. Người dạy sử dụng tập hợp nhiều phương pháp và kĩ năng để khuyến khích người học tham gia và tạo cơ hội để người học tương tác với nhau trong quá trình học. Khuyến khích sinh viên chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và tính sáng tạo của sinh viên,tạo bầu không khí hợp tác và thân thiện giữa các thành viên trong lớp học. Học tập qua trải nghiệm là một cách học chú trọng việc thực hành, trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa vào những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. “Chỉ có cách học dựa trên tự khám phá bản thân hoặc tự lĩnh hội thì mới giúp con người thay đối căn bản hành vi của mình. Bản chất của nó chính là sự trải nghiệm” _ Carl Rogers 2 3 Carl Rogers [1902 – 1987] là nhà Tâm lí học người Mỹ. Ông là người đề xuất cách tiếp cận cá nhân trọng tâm như Thân chủ trọng tâm trong Tham vấn trị liệu tâm lí và lấy người học làm trung tâm trong Giáo dục. 2Phạm Thanh Nghị - Tâm lí học Giáo dục - NXB Lao động Xã hội - 2004. TÀI LIỆU DÀNH CHO GIẢNG VIÊN

8 KĨ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN VÀ SẴN SÀNG LÀM VIỆC 1. Thời gian - Nội dung, hoạt động của các bài học được thiết kế theo các giờ học chuẩn từ 2 đến 4 giờ học chuẩn. Sau mỗi hai giờ học chuẩn, sinh viên nên được nghỉ 15 phút. - Nhà trường nên tổ chức để mỗi lớp sinh viên sẽ được học ít nhất 01 kĩ năng mỗi tuần [từ 2 đến 4 giờ học chuẩn/1 tuần] và duy trì thường xuyên cho đến khi kết thúc chương trình học nghề]. - Thứ tự, logic nội dung các bài học cũng được thiết kế theo tiến độ học của sinh viên để phù hợp với đặc điểm của các em trong từng giai đoạn. 2. Số lượng sinh viên - Với phương pháp tiếp cận học qua trải nghiệm và lấy người học làm trung tâm, phương pháp giáo dục kĩ năng của chương trình tập trung vào nhóm người học ở quy mô nhỏ. Do đó, để áp dụng được các nội dung đưa ra trong cuốn tài liệu, mỗi lớp học chỉ tối đa 30 sinh viên; tốt nhất là khoảng 18 đến 20 sinh viên. - Nếu số lượng sinh viên có nhu cầu học quá đông, giảng viên có thể chia lớp thành các nhóm khác nhau. Trong trường hợp phải học ghép cùng 1 lớp, giảng viên cần điều chỉnh cách thức tổ chức các hoạt động cho phù hợp với số lượng sinh viên trong lớp. 3. Địa điểm và không gian lớp học - Phòng học nên thoáng mát và tách biệt với khu làm việc khác để tránh bị ảnh hưởng. - Diện tích phòng học khoảng 35m2. Nếu phòng học quá hẹp sẽ gây khó tổ chức các hoạt động như chia nhóm, hoạt động nhóm. Nếu phòng học quá rộng, giảng viên cần có khả năng bao quát tốt để sinh viên không bị sao nhãng, cả giảng viên và sinh viên sẽ phải nói to và mất thời gian tập hợp sinh viên. Nếu phòng hẹp và không di chuyển được bàn ghế, một số hoạt động có thể tổ chức ở bên ngoài lớp học [ví dụ như hành lang, sân trường,…]. - Mỗi sinh viên nên có một ghế ngồi riêng, dễ di chuyển và thay đổi vị trí. Giảng viên có thể đến sớm trước giờ học ít phút để sắp xếp phòng học, kê ghế hình tròn hoặc hình chữ U. Ưu điểm của cách sắp xếp này là tạo được một không gian rộng để sinh viên tương tác, thực hiện các hoạt động một cách dễ dàng. 4. Lượng giá - Sau mỗi chuyên đề, giảng viên cần có hoạt động tổng kết lại nội dung đã được học và lượng giá kết quả đạt được của chuyên đề đó. - Giảng viên có thể sử dụng bộ câu hỏi tự điền hoặc sinh viên có thể chia sẻ trước lớp những điều các em thấy thích và không thích, những điều các em học được, những điều các em muốn thay đổi qua từng bài học. - Giảng viên cũng có thể đánh giá bằng việc quan sát và ghi ra sự thay đổi của sinh viên về thái độ, nhận thức và hành vi từ buổi đầu các em tham gia vào chương trình cho đến khi kết thúc môn học. - Đánh giá cuối khoá từ phía sinh viên cùng với quan sát của giảng viên là những thông tin có giá trị và là bằng chứng để mỗi giảng viên tự hoàn thiện chương trình của mình cho những lần giảng tiếp theo. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC LỚP HỌC 2

9 Lưu ý: Trong phần lượng giá, giảng viên không nên quá chú trọng đến việc kiểm tra kiến thức sinh viên đã thu nhận được mà nên tổ chức một số trò chơi hoặc một số hoạt động để sinh viên tự do chia sẻ cảm nhậncủa mình, có thể những cảm nhận này liên quan trực tiếp hoặc không liên quan trực tiếp đến buổi học nhưng nó cũng là những chỉ báo để giáo viên có thể lượng giá được hiệu quả của chương trình tới sinh viên. 5. Sử dụng phương tiện và công cụ hỗ trợ cho quá trình tập huấn Các vật dụng thường sử dụng trong lớp tập huấn có sự tham gia: - Bảng trắng và bút viết bảng hoặc bảng viết phấn và phấn. - Giấy A0, A4 trắng và bút dạ dầu. - Băng dính giấy [loại 2,5 cm]. - Bút màu [màu dạ hoặc màu sáp]. - Giấy bìa màu [cắt thành tấm thẻ nhỏ và để nguyên khổ A4]. - Kéo, dao rọc giấy. - Máy quay/điện thoại có chức năng quay video. Ngoài ra, trong các hoạt động cần chuẩn bị một số đồ dùng, công cụ khác hỗ trợ cho việc học sẽ được liệt kê chi tiết trong từng kĩ năng. [Số lượng học cụ tùy vào số lượng sinh viên và phương pháp giáo viên định sử dụng]. Lưu ý sử dụng và quản lí văn phòng phẩm - Chuẩn bị đủ hoặc dư một ít văn phòng phẩm cần sử dụng cho mỗi bài học. - Đảm bảo sử dụng văn phòng phẩm đúng mục đích và tránh lãng phí. - Sau mỗi hoạt động, giáo viên nhắc nhở sinh viên thu lại văn phòng phẩm và quản lí văn phòng phẩm trong suốt giờ học: đậy nắp bút dạ màu khi viết xong, sử dụng lại giấy đã viết cho một số hoạt động trò chơi... TÀI LIỆU DÀNH CHO GIẢNG VIÊN

10 KĨ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN VÀ SẴN SÀNG LÀM VIỆC Chuyên đề 1 2 Chuyên đề 1 2 3 4 5 Chuyên đề 1 2 3 4 Chuyên đề 1 2 3 4 Chuyên đề 1 2 Mở đầu khóa học Xây dựng và phát triển mối quan hệ [8 giờ học chuẩn] Kĩ năng giao tiếp Kĩ năng làm việc nhóm Quản lý bản thân [15 giờ học chuẩn] Kĩ năng tự nhận thức bản thân Kĩ năng xác định giá trị sống Kĩ năng quản lí cảm xúc Kĩ năng suy nghĩ tích cực Thái độ sẵn sàng học nghề Lập kế hoạch và quản lí mục tiêu [12 giờ học chuẩn] Kĩ năng xác định mục tiêu Kĩ năng lập kế hoạch Kĩ năng quản lý thời gian Kĩ năng quản lý tài chính cá nhân Tìm việc – Tuyển dụng [16 giờ học chuẩn] Hiểu biết về việc làm và lao động Quy trình tìm việc Chuẩn bị hồ sơ tuyển dụng Phỏng vấn tuyển dụng Sẵn sàng làm việc [7 giờ học chuẩn] Xây dựng thái độ tích cực Sẳn sàng về kiến thức, kĩ năng, thái độ Tổng kết 1 giờ 4 giờ 4 giờ 4 giờ 3 giờ 3 giờ 3 giờ 2 giờ 3 giờ 3 giờ 2 giờ 4 giờ 4 giờ 4 giờ 4 giờ 4 giờ 4 giờ 3 giờ 1 giờ BÀI GIẢNG

11 MỞ ĐẦU KHÓA HỌC [1 giờ học chuẩn] 1. MỤC ĐÍCH Hoạt động mở đầu khóa học Kĩ năng phát triển bản thân và sẵn sàng làm việc nhằm mục đích: - Xây dựng mối quan hệ thân thiện, cởi mở và tin tưởng giữa giảng viên với sinh viên; giữa các sinh viên với nhau. - Khuyến khích sự tham gia tích cực của sinh viên vào quá trình học trên lớp và thực hành. - Giúp sinh viên biết được phương pháp, nội dung và thời gian của môn học. 2. CHUẨN BỊ CHO GIỜ HỌC Thông tin: - Bản nội quy lớp học - Nội dung, mục tiêu của môn học. Đồ dùng: - Bút dạ và băng dính giấy. - Máy chiếu, màn chiếu, nội dung trình chiếu về mục tiêu và nội dung môn học. - Nếu không trình chiếu, giảng viên có thể phô tô phần mục tiêu và nội dung môn học để phát cho sinh viên. 3. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC LỚP HỌC Hoạt động 1: Giới thiệu về giáo viên và môn học 2 phút Mục đích: Hoạt động này nhằm giúp sinh viên có thông tin cơ bản về giáo viên, xây dựng ấn tượng và mối quan hệ ban đầu với sinh viên. Phương pháp: Thuyết trình Tổ chức hoạt động: - Giáo viên giới thiệu về mình với sinh viên [thể hiện thái độ cởi mở, vui vẻ khi làm việc với sinh viên ở môn học này]. - Giáo viên giới thiệu về môn học: Tên môn học: + “Kĩ năng phát triển bản thân” với lớp sinh viên mới vào trường + “Kĩ năng sẵn sàng làm việc” với lớp sinh viên sắp ra trường Thời gian, phương pháp [Tham khảo thông tin phần Hướng dẫn tổ chức lớp học] Hoạt động 2: Khởi động và làm quen 15 phút Mục đích: Hoạt động này nhằm tạo sự vui vẻ, hòa đồng giữa giáo viên với các thành viên trong lớp. Giảm bớt sự bỡ ngỡ và khoảng cách giữa giáo viên với sinh viên. Phương pháp: Sử dụng trò chơi Chuẩn bị: Tùy vào trò chơi và hoạt động lựa chọn Tổ chức hoạt động: Giáo viên có thể sáng tạo nhiều cách thức làm quen khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm của sinh viên [số lượng, mức độ quen biết của các thành viên trong lớp, lứa tuổi, giới tính, ngành học,…]. Chúng tôi giới thiệu một cách làm quen dưới đây đã được sử dụng khá hiệu quả trong tập huấn kĩ năng sống. TÀI LIỆU DÀNH CHO GIẢNG VIÊN

12 KĨ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN VÀ SẴN SÀNG LÀM VIỆC “Hãy chào theo cách của bạn” [Phù hợp với lớp dưới 20 sinh viên] - Giáo viên yêu cầu sinh viên đứng thành vòng tròn. - Yêu cầu sinh viên lần lượt mỗi người giới thiệu với cả lớp những thông tin sau: Tên, tuổi, đến từ địa phương nào, sở thích, 1 đặc điểm tính cách,…và kết thúc lời giới thiệu bằng câu “Xin chào các bạn”. - Sau khi kết thúc lời giới thiệu, người giới thiệu sẽ chào cả lớp bằng 1 động tác hoặc phát ra 1 âm thanh bất kỳ. Sau đó, cả lớp sẽ đáp lễ bằng cách lặp lại động tác hay âm thanh của người bạn vừa chào cả lớp. - Giáo viên khuyến khích sinh viên sáng tạo ra những kiểu chào độc đáo, vui nhộn để tạo sự vui vẻ, gần gũi. - Giáo viên thực hiện mẫu phần giới thiệu, cho cả lớp thực hành việc chào lại cho đều và đúng để sinh viên biết cách làm cho các lần giới thiệu tiếp theo. Ý nghĩa của động tác chào: - Phát huy sự sáng tạo của sinh viên. - Việc tất cả mọi người mô phỏng theo hành động, âm thanh của từng thành viên trong lớp thể hiện sự đón nhận và tạo không khí vui vẻ trong lớp học. Hoạt động 3: Xây dựng nội quy lớp học 10 phút Mục đích: - Khuyến khích sự đóng góp, tham gia của sinh viên vào việc tổ chức lớp học. - Thúc đẩy tinh thần tự giác thực hiện nội qui. - Nội qui hướng đến khuyến khích sự tham gia tích cực, chia sẻ và tôn trọng lẫn nhau giữa các sinh viên. Phương pháp: Bài tập nhóm lớn Chuẩn bị: Giấy A0, bút viết giấy các màu, bút dạ màu nhỏ Tổ chức hoạt động: - Giáo viên đặt một tờ giấy A0 giữa lớp cùng với bút dạ màu nhỏ. - Yêu cầu sinh viên vẽ bàn tay mình lên trên tờ giấy sao cho các bàn tay sẽ kết nối với nhau tạo thành một vòng tròn. - Mỗi sinh viên ghi vào trong lòng bàn tay những điều nên làm trong lớp học và ghi ra phía ngoài vòng tròn những điều không nên làm trong lớp học. - Giáo viên dán tờ giấy lên bảng, thống nhất lại với cả lớp nội qui chung và ghi vào giữa vòng tròn những nội quy được cả lớp thống nhất. - Nên có hình thức “phạt” khi vi phạm nội qui. Ví dụ như hát một bài hay làm một động tác mà lớp yêu cầu để tạo không khí vui vẻ cho cả lớp. - Cử lớp trưởng, lớp phó để theo dõi vấn đề thực hiện nội quy của lớp. Đồng thời, lớp trưởng, lớp phó cũng là người hỗ trợ giáo viên trong quá trình tổ chức lớp học.

13 Một số nội qui nên đưa ra trong lớp học - Bắt đầu và kết thúc đúng giờ [ghi giờ cụ thể...]. - Tích cực chia sẻ, tham gia thảo luận, trao đổi. - Không nói chuyện riêng và làm việc riêng trong lớp. - Tất cả các ý kiến đều được lắng nghe, tôn trọng. - Giữ bí mật những chuyện riêng tư của bạn trong lớp. - Không mang những chia sẻ của bạn trong lớp ra làm trò đùa [cả khi ở trong lớp và bên ngoài]. - Không nói tục, chửi bậy, đánh nhau. Lưu ý: - Bảng nội qui sẽ treo ở phòng học trong suốt các buổi học. - Hình thức phạt vi phạm nội qui chỉ mang tính chất nhắc nhở sinh viên thực hiện đúng nội qui và tạo không khí vui vẻ. Hình phạt cũng cần dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và không gây tổn thương cho bất cứ thành viên nào trong lớp. Giáo viên cũng cần nhắc nhở các em sinh viên tránh giễu cợt hay trêu đùa bạn thái quá làm cho bạn sợ hoặc xấu hổ trước lớp. Hoạt động 4: Giới thiệu mục tiêu và nội dung của khoá tập huấn 5 phút Giảng viên giới thiệu về: - Mục tiêu chung của khoá học - Thời gian học - Nội dung, phương pháp học TÀI LIỆU DÀNH CHO GIẢNG VIÊN

14 KĨ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN VÀ SẴN SÀNG LÀM VIỆC CHUYÊN ĐỀ 1 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ

15 KĨ NĂNG GIAO TIẾP [4 giờ học chuẩn] 1. MỤC TIÊU Bài học nhằm giúp sinh viên xây dựng, rèn luyện kĩ năng giao tiếp hiệu quả và áp dụng kĩ năng giao tiếp trong trường học, cộng đồng, nơi làm việc để tạo dựng được các mối quan hệ tích cực, phát triển bản thân và đạt được thành công trong cuộc sống. 2. CHUẨN BỊ CHO BÀI HỌC Thông tin: [Tài liệu học tập dành cho sinh viên bài Kĩ năng giao tiếp] - Khái niệm giao tiếp - Vai trò của giao tiếp - Những nguyên tắc để giao tiếp hiệu quả. - Những rào cản của giao tiếp - Giao tiếp có lời, giao tiếp không lời - Kĩ năng lắng nghe - Xây dựng mối quan hệ trong giao tiếp tại trường học, nơi công cộng và nơi làm việc Đồ dùng: - 01 bộ bài tú lơ khơ - Giấy A0, A4, bảng, phấn, bút viết bảng hoặc giấy, bút dạ viết giấy - Máy chiếu, màn chiếu, máy tính, nội dung trình chiếu. - Máy quay/điện thoại có máy quay. - 2 chiếc ghế ở phía trước lớp và dán thẻ “Ủng hộ”, “ Phản đối” vào từng chiếc ghế. 3. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC BÀI HỌC Hoạt động 1: Khởi động 15 phút Mục đích: Hoạt động nhằm tạo không khí vui vẻ, truyền năng lượng nhằm giúp sinh viên hào hứng để bắt đầu buổi học. Phương pháp: Trò chơi “Tôi là ai” Chuẩn bị: 01 bộ bài Chọn số lượng lá bài như sau: Lá bài K : 1 lá – Tượng trưng cho Giám đốc [Chỉ có 1 giám đốc] Lá bài Q : 1 đến 4 lá – Tượng trưng cho Trưởng phòng [Tối đa 4 trưởng phòng] Lá bài 8,9,10 : [4 đến12 lá] - Tượng trưng cho Tổ trưởng. Lá bài 2,3,4 : [4 đến 12 lá] – Tượng trưng cho Nhân viên. [Giáo viên có thể thêm hoặc bớt số lượng lá bài tùy thuộc vào số lượng sinh viên]. Tổ chức hoạt động: - Sắp xếp lớp đứng thành vòng tròn - Phổ biến cách chơi. o Mỗi sinh viên sẽ được phát 1 lá bài, người nào nhận lá bài xong sẽ đặt luôn lên trán mình mà không được nhìn xem lá bài đó là lá bài gì. TÀI LIỆU DÀNH CHO GIẢNG VIÊN

16 KĨ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN VÀ SẴN SÀNG LÀM VIỆC o Lần lượt từng người sẽ rời chỗ đứng và đi xung quanh vòng tròn. Mỗi người sẽ chỉ biết mình là tầng lớp nào trong xã hội thông qua cách ứng xử của những người xung quanh với mình. Quy ước về cách ứng xử: + Giám đốc sẽ được mọi người cúi xuống chào và hô: “Xin chào Sếp!”; + Trưởng phòng sẽ được mọi người [trừ Giám đốc] chào: “Thưa Trưởng phòng”; + Tổ trưởng được phép hạch sách, yêu cầu nhân viên làm theo ý mình; + Nhân viên phải cúi chào và tuân lệnh tất cả các cấp quản lí trên. - Tổ chức cho sinh viên chơi trong khoảng 10 phút. - Giáo viên đặt ra các câu hỏi để giúp sinh viên liên hệ với bài học: o Trong lớp, những em nào nhận ra mình là giám đốc, trưởng phòng, tổ trưởng hay nhân viên? Em nào không nhận ra mình là ai? o Qua những biểu hiện nào của người khác để các em biết người đó đang ứng xử với mình với vai trò như thế nào? [qua lời nói, hành động, điệu bộ]. o Trong giao tiếp hàng ngày, các em thường thể hiện vai trò của mình hay nhận ra vai trò của người khác qua cách nào? o Các em rút ra bài học gì từ trò chơi này? - Giáo viên ghi nhận ý kiến của sinh viên và nhấn mạnh thông điệp của hoạt động. THÔNG ĐIỆP: - Ở mỗi vai trò, chúng ta sẽ có cách giao tiếp, cư xử khác nhau. - Khi giao tiếp với người khác, chúng ta cần biết họ là ai, có vị trí như thế nào trong xã hội và với chính mình để có cách ứng xử phù hợp. - Chúng ta có thể hiểu rõ mình hơn qua cách người khác giao tiếp, ứng xử với mình. Hoạt động 2: Khái niệm giao tiếp 15 phút Mục đích: Sinh viên hiểu rõ được khái niệm giao tiếp, các thành tố của quá trình giao tiếp và ý nghĩa của việc giao tiếp trong cuộc sống. Phương pháp: Hoạt động trải nghiệm nhóm lớn, phát vấn, thuyết trình. Chuẩn bị: Giấy A4, bảng, phấn, bút viết bảng hoặc giấy, bút dạ viết giấy hoặc máy chiếu, phim chiếu. Tổ chức hoạt động: - Mỗi sinh viên được phát 1 tờ giấy trắng khổ A4. - Cả lớp đứng thành vòng tròn, quay lưng vào phía trong vòng tròn; giáo viên đứng ở giữa vòng tròn. - Hướng dẫn sinh viên thực hiện trò chơi: o Lần 1: Sinh viên lắng nghe và làm theo chỉ dẫn của giáo viên. Yêu cầu sinh viên không nhìn sang các bạn khác và không hỏi lại. Giáo viên vừa hướng dẫn sinh viên vừa thực hiện việc xé giấy. o Lần 2: Sinh viên lắng nghe và làm theo chỉ dẫn của giáo viên. Sinh viên có thể nhìn sang các bạn khác và có thể hỏi lại giáo viên nếu chưa rõ yêu cầu, nhưng không được nhìn giáo viên. Cũng như lần 1, giáo viên vừa hướng dẫn sinh viên vừa thực hiện việc xé giấy.

17 - Giáo viên đọc to, rõ ràng, chậm rãi yêu cầu xé giấy. - Sau mỗi lần xé giấy, giáo viên cho cả lớp quay mặt lại. Yêu cầu sinh viên giơ tờ giấy của mình ra phía trước mặt để cho cả lớp cùng quan sát. Đồng thời, giáo viên cũng đưa tờ giấy của mình ra trước lớp. - Sinh viên quan sát quanh lớp và so sánh với hình của giáo viên và hình của các bạn khác. - Tiêu chí xác định kết quả hoạt động: Sản phẩm giống với sản phẩm của giáo viên. Gợi ý hướng dẫn xé giấy: Gấp đôi tờ giấy. Xé góc phải. Gấp đôi tiếp tờ giấy. Xé góc bên trái. Xé tiếp một góc bên phải. [Giáo viên có thể thay các yêu cầu này bằng một yêu cầu khác tương tự]. - Giáo viên đưa ra câu hỏi để sinh viên phân tích: o Vì sao cùng nghe thầy/cô hướng dẫn, cùng có một tờ giấy như nhau mà các em lại có những sản phẩm khác nhau? o Vì sao lần xé giấy thứ hai các em lại có nhiều người có sản phẩm giống nhau hơn? o Trong hai lần xé giấy thì lần nào các em làm giống giáo viên hơn? Vì sao? o Hoạt động vừa rồi có phải là giao tiếp không? o Theo các em hiểu giao tiếp là gì? o Vai trò của giao tiếp trong đời sống của các em? - Giáo viên tổng hợp ý kiến của sinh viên và phân tích các khái niệm: giao tiếp, kĩ năng giao tiếp, vai trò của giao tiếp, các thành tố của giao tiếp. THÔNG ĐIỆP: - Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin và tương tác hai chiều giữa người gửi và người nhận để đạt được mục đích nào đó qua việc sử dụng phối hợp các giác quan như nghe, nhìn [quan sát]. - Khi giao tiếp, giao tiếp 2 chiều[trao đổi, phản hồi để hiểu rõ ý của người giao tiếp] rất quan trọng để hiểu đúng ý và thực hiện đúng yêu cầu, đạt được mục tiêu trong giao tiếp. Hoạt động 3: Rào cản trong giao tiếp 15 phút Mục đích: Sinh viên liệt kê được các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến giao tiếp và biết cách khắc phục cho từng yếu tố. Phương pháp: Thảo luận nhóm. Chuẩn bị: Giấy A0, bút dạ, băng dính giấy. Tổ chức hoạt động: - Giáo viên phát cho mỗi sinh viên 3 thẻ màu. - Yêu cầu sinh viên viết lên thẻ màu những yếu tố dẫn đến giao tiếp không hiệu quả. Mỗi thẻ màu viết 1 yếu tố. Sinh viên viết xong tự dán thẻ màu của mình lên bảng. - Sau khi tất cả các thẻ màu đã được dán lên bảng, giáo viên cùng với sinh viên xem từng thẻ màu để làm rõ từng yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp ở điểm nào. o Sắp xếp các thẻ màu có cùng nội dung hoặc nội dung tương tự thành từng nhóm. o Xếp riêng những thẻ màu có nội dung không đúng với câu hỏi sang một góc. - Giáo viên nhấn mạnh lại các nguyên nhân chính dẫn đến giao tiếp không hiệu quả. TÀI LIỆU DÀNH CHO GIẢNG VIÊN

18 KĨ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN VÀ SẴN SÀNG LÀM VIỆC THÔNG ĐIỆP: Nhận diện được các yếu tố dẫn đến giao tiếp không hiệu quả [rào cản của giao tiếp] sẽ giúp bản thân mỗi người chủ động loại bỏ hoặc hạn chế được ảnh hưởng của những yếu tố này đến giao tiếp. Hoạt động 4: Giao tiếp có lời 20 phút Mục đích: Sinh viên rèn luyện khả năng sử dụng lời nói trong giao tiếp. Phương pháp: Thảo luận nhóm. Chuẩn bị: Chủ đề nói của sinh viên: o Giới thiệu về các thành viên trong nhóm o Giới thiệu về một dòng sản phẩm mà các em yêu thích [điện thoại, ô tô, công trình xây dựng,...] o Giới thiệu về trường mình đang học [Giáo viên có thể chuẩn bị máy quay/điện thoại có máy quay để quay lúc sinh viên thuyết trình]. Tổ chức hoạt động: - Giáo viên chia lớp thành 3 đến 6 nhóm, mỗi nhóm từ 4 – 5 người. - Giáo viên cho đại diện các nhóm lên bốc thăm chủ đề [1 chủ đề có thể có 2 nhóm cùng thực hiện]. - Các nhóm thảo luận để chuẩn bị một bài thuyết trình trong vòng 2 – 3 phút về chủ đề mình nhận được. Cử 1 đại diện lên trình bày trước lớp. - Sau 5 phút chuẩn bị, từng nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm. Giáo viên hoặc cử 1 sinh viên quay lại phần thuyết trình của từng nhóm. - Sau khi các nhóm thuyết trình xong, giáo viên cho chiếu lại phần trình bày của sinh viên để cùng các sinh viên khác trong lớp phân tích về kĩ năng nói của từng bạn. Các nội dung phân tích: o Chuẩn bị trước khi nói: nội dung, trang phục, phân công người thuyết trình. o Khi nói: + Âm lượng: To, bé hay vừa phải. Có điều chỉnh âm lượng theo tình huống? + Sử dụng từ ngữ: Đơn giản, dễ hiểu hay phức tạp, khó hiểu? Có sử dụng từ địa phương và người khác không hiểu được không? + Giọng điệu: có điểm nhấn lên, xuống hay đều đều? + Kết hợp với những cử chỉ, điệu bộ để diễn tả nội dung không? - Giáo viên đặt ra các câu hỏi liên hệ với bài học cho sinh viên: o Theo các em, để nói tốt, các em cần chuẩn bị những gì? o Những biểu hiện nào được gọi là nói tốt? o Các em có thể rèn luyện kĩ năng nói bằng những cách nào? - Giáo viên cùng sinh viên trả lời các câu hỏi nêu trên. Sau đó, nhấn mạnh lại khái niệm, đặc điểm của giao tiếp bằng lời nói và cách để sử dụng ngôn từ hiệu quả trong giao tiếp. THÔNG ĐIỆP: - Kĩ năng sử dụng lời nói có thể được cải thiện khi chúng ta rèn luyện thường xuyên thông qua các hoạt động như tập thuyết trình trước một nhóm bạn, một đám đông, bày tỏ ý kiến cá nhân với bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên. - Sau mỗi lần luyện tập, chúng ta có thể rút ra kinh nghiệm và điều chỉnh cho những lần sau.

19 Hoạt động 5: Giao tiếp không lời 10 phút Mục đích: Sinh viên hiểu được thế nào là giao tiếp không lời [phi ngôn ngữ] và sức mạnh của ngôn ngữ hình thể. Phương pháp: Thảo luận nhóm nhỏ. Chuẩn bị: 4 tình huống giao tiếp không lời được in/viết sẵn trên giấy [Phụ lục 1] [In chữ to để khi dán lên bảng thì sinh viên ở dưới có thể đọc được tình huống]. Tổ chức hoạt động: Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm sẽ bốc thăm 1 tình huống và thảo luận về cách diễn tả tình huống bốc thăm được bằng hành vi không lời. - Sau 3 đến 5 phút chuẩn bị, từng nhóm diễn tình huống của mình và các nhóm khác đoán xem tình huống đó là gì. - Giáo viên đưa ra câu hỏi liên hệ với bài học: o Vì sao không cần nói để diễn đạt mà chúng ta vẫn hiểu được ý của hành động? o Các em có thể đoán được tình huống thông qua những biểu hiện nào? o Hành vi không lời trong quá trình giao tiếp có những ưu điểm và hạn chế gì? - Giáo viên tổng hợp ý kiến của sinh viên và nhấn mạnh vai trò và đặc điểm của giao tiếp phi ngôn ngữ. THÔNG ĐIỆP - Ngôn ngữ không lời truyền tải rất nhiều thông tin nên chúng ta cần quan sát bản thân và những cử chỉ không lời của người đang giao tiếp cùng để giao tiếp hiệu quả hơn. - Chúng ta cần thận trọng khi phiên giải/giải mã ý nghĩa của hành vi giao tiếp phi ngôn từ vì ở mỗi nền văn hóa, mỗi người có thể có những ý nghĩa khác nhau đằng sau những hành vi/cử chỉ phi ngôn ngữ đó. Hoạt động 6: Lắng nghe trong giao tiếp 15 phút Mục đích: Sinh viên ý thức được tầm quan trọng của kĩ năng lắng nghe trong giao tiếp, biết được các nguyên nhân dẫn đến lắng nghe kém hiệu quả hay hiệu quả. Phương pháp: Đóng vai Chuẩn bị: In/viết sẵn 4 tình huống lắng nghe [Phụ lục 2] Tổ chức hoạt động: - Giáo viên mời 4 cặp đôi là tình nguyện viên lên trước lớp để bốc thăm tình huống đóng kịch, mỗi cặp có 2 phút để chuẩn bị thể hiện tình huống [cách thức thể hiện có thể dùng lời nói hoặc hành động]. - Từng cặp sẽ diễn lại tình huống được ghi trên giấy. Các sinh viên khác ở dưới có quan sát tình huống và nói tình huống đó thể hiện điều gì. - Giáo viên cùng sinh viên phân tích từng tình huống kịch gắn với các tình huống trong thực tế. giải thích rõ vì sao mỗi tình huống đưa ra ở trên là một nguyên nhân dẫn đến lắng nghe không hiệu quả. - Giáo viên hỏi thêm sinh viên các câu hỏi: o Ngoài các nguyên nhân trên, theo các em còn có nguyên nhân nào khác dẫn đến lắng nghe không hiệu quả? Cho ví dụ cụ thể. o Theo các em, lắng nghe có hiệu quả được thể hiện như thế nào? - Giáo viên nhấn mạnh lại các nguyên nhân dẫn đến lắng nghe không hiệu quả và cách lắng nghe hiệu quả. TÀI LIỆU DÀNH CHO GIẢNG VIÊN

20 KĨ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN VÀ SẴN SÀNG LÀM VIỆC THÔNG ĐIỆP: - Lắng nghe trong giao tiếp sẽ giúp chúng ta hạn chế được việc giải mã sai thông tin, có sự thấu hiểu hơn với người giao tiếp, xác định được cách giao tiếp phù hợp với từng đối tượng giao tiếp khác nhau. - Kĩ năng lắng nghe trong giao tiếp của chúng ta có thể được cải thiện thông qua việc rèn luyện và học hỏi mỗi ngày. Hoạt động 7: Những khó khăn trong giao tiếp học đường và nơi công cộng 10 phút Mục đích: Sinh viên phân tích những khó khăn của bản thân trong quá trình giao tiếp nơi học đường và nơi công cộng. Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, thảo luận nhóm Chuẩn bị: Bảng, bút dạ, A0 Tổ chức hoạt động: - Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận về các nội dung: o Nhóm 1,2: Những khó khăn trong các mối quan hệ giao tiếp trong trường học o Nhóm 3,4: Những khó khăn trong các mối quan hệ giao tiếp nơi công cộng. [Sinh viên trình bày kết quả thảo luận theo bảng mẫu ở phụ lục 3]. - Sau 10 phút thảo luận, mỗi nội dung mời 1 nhóm lên trình bày, nhóm còn lại và cả lớp sẽ bổ sung ý kiến. Giáo viên cùng sinh viên phân tích kết quả thảo luận nhóm và nhấn mạnh một số điểm cần lưu ý khi giao tiếp trong trường học và ngoài cộng đồng. Hoạt động 8: Thực hành giao tiếp trong trường học và nơi công cộng 30 phút Mục đích: Hoạt động nhằm giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã học vào việc tìm hiểu và giải quyết các tình huống thực tiễn về giao tiếp với thầy cô và bạn bè trong trường học nghề. Phương pháp: Sắm vai Chuẩn bị: Bảng và bút viết bảng Tổ chức hoạt động: - Dựa trên nội dung thảo luận ở hoạt động 7, đề nghị mỗi nhóm chọn 1 đối tượng mà mình thấy gặp nhiều khó khăn nhất trong giao tiếp để xây dựng tình huống sắm vai. - Sau 10 phút chuẩn bị, giáo viên mời 2 nhóm chưa trình bày ở hoạt động 7 lên thể hiện bài tập của nhóm bằng cách diễn lại tình huống trên lớp. Giáo viên cùng các sinh viên còn lại quan sát và đặt ra các câu hỏi giúp nhóm trình bày phân tích sâu hơn tình huống và có cách giải quyết tình huống hợp lí. - Một số câu hỏi gợi ý để phân tích tình huống: o Trong tình huống giao tiếp vừa rồi, các em thấy các bạn giao tiếp hiệu quả ở những điểm nào? Những điểm nào có thể cải thiện tốt hơn? o Để giao tiếp hiệu quả hơn, họ có thể thay đổi điều gì trong cách giao tiếp ? o Vậy các bạn rút ra được những bài học gì trong việc giao tiếp với thầy cô, bạn bè và những người khác nơi công cộng? - Sau các tình huống sắm vai, giao viên cùng sinh viên nhấn mạnh lại một số điểm cần lưu ý khi giao tiếp tại nơi công cộng và trường học.

21 THÔNG ĐIỆP - Ở từng hoàn cảnh khác nhau, chúng ta cần đặt mình vào đúng vai trò, vị trí để có giao tiếp phù hợp. - Rèn luyện kĩ năng giao tiếp để có thể chủ động, tự tin khi gặp các tình huống khó khăn và giảm bớt những rào cản trong giao tiếp với thầy cô, bạn bè trong trường học cũng như giao tiếp hiệu quả nơi công cộng. Hoạt động 9: Vai trò của kĩ năng giao tiếp tại nơi làm việc 10 phút Mục đích: Sinh viên hiểu lợi ích của việc giao tiếp hiệu quả tại nơi làm việc Phương pháp: Bài tập nhóm Chuẩn bị: 2 chiếc ghế được dán thẻ “Ủng hộ”, “ Phản đối” vào từng ghế. Tổ chức hoạt động: - Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm. Yêu cầu sinh viên bày tỏ ý kiến của mình về quan điểm dưới đây: “Giao tiếp và ứng xử với mọi người tại nơi làm việc là rất cần thiết cho dù bạn làm việc trong môi trường kỹ thuật hay hành chính” - Phân công nhiệm vụ cho các nhóm: o Nhóm 1: đưa ra những dẫn chứng, lí do để ”Ủng hộ” quan điểm giáo viên đưa ra. o Nhóm 2: đưa ra những dẫn chứng, lí do để Phản đối quan điểm đó. o Nhóm 3: quan sát và phản biện. - Sau 3 phút chuẩn bị, giáo viên để 2 nhóm ”Ủng hộ” và ”Phản đối” ngồi đối diện nhau, nhóm 3 ngồi phía dưới quan sát. Hai nhóm 1 và 2 đưa ra những ý kiến để bảo vệ cho quan điểm của mình cũng như đặt câu hỏi để nhóm kia làm rõ, giải thích thêm hoặc chứng minh thêm. - Giáo viên và nhóm quan sát theo dõi, phân tích và ghi nhận lên bảng từng lí do, dẫn chứng hợp lí cho từng quan điểm. - Câu hỏi liên hệ với bài học cho sinh viên: o Giao tiếp trong môi trường làm việc có cần thiết không? o Giao tiếp tốt trong môi trường làm việc sẽ giúp ích gì? THÔNG ĐIỆP: Bên cạnh việc rèn luyện về tay nghề, chuyên môn, để xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp nơi làm việc và học hỏi được nhiều kinh nghiệm, chúng ta cần rèn luyện kĩ năng giao tiếp mỗi ngày. Hoạt động 10: Nguyên tắc giao tiếp tại nơi làm việc 30 phút Mục đích: Sinh viên nêu lên được những nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp tại nơi làm việc và có ý thức áp dụng những nguyên tắc này khi đi làm. Phương pháp: Sắm vai. Chuẩn bị: Các tình huống sắm vai gợi ý cho sinh viên [Phụ lục 4] TÀI LIỆU DÀNH CHO GIẢNG VIÊN

22 KĨ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN VÀ SẴN SÀNG LÀM VIỆC Tổ chức hoạt động: - Giáo viên chia sinh viên thành các nhóm có 4-5 sinh viên/nhóm.Yêu cầu mỗi nhóm hãy xác định 1 tình huống giao tiếp trong môi trường làm việc và chuẩn bị kịch bản để biểu diễn tình huống đó trước lớp. - Sau 10 phút chuẩn bị và thảo luận, các nhóm lần lượt lên diễn tình huống của nhóm mình. Các nhóm khác cùng giáo viên quan sát, lắng nghe và đưa ra các câu hỏi để làm rõ tình huống cũng như cách xử lí của nhóm vừa trình bày. - Các câu hỏi phân tích tình huống: o Những nhân vật trong tình huống vừa rồi có quan hệ thế nào với nhau? o Họ giao tiếp với nhau về vấn đề gì? o Họ giao tiếp có thành công không?Vấn đề đó có được giải quyết không? o Trong cách giao tiếp của từng nhân vật có điều gì tốt? [giáo viên hỏi câu này riêng cho từng nhân vật]. o Để giao tiếp hiệu quả hơn, họ có thể thay đổi điều gì trong cách giao tiếp ? o Vậy các bạn rút ra được những bài học gì trong việc giao tiếp tại nơi làm việc? - Giáo viên giới thiệu các nguyên tắc giao tiếp ứng xử nơi làm việc và nhấn mạnh các thái độ ứng xử trong môi trường làm việc [Tham khảo bài Sẵn sàng làm việc].

23 PHỤ LỤC 1. TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP KHÔNG LỜI - Tình huống 1: Hai bạn nam cùng thích một bạn nữ trong lớp - Tình huống 2: Nhận được thư nhà - Tình huống 3: Không học bài bị giáo viên cho điểm kém - Tình huống 4: An ủi, động viên một bạn đang có chuyện buồn 2. TÌNH HUỐNG LẮNG NGHE - Một người nói nhưng người kia thể hiện không muốn nghe - Một người đang nói hào hứng và người kia ngắt lời. - Một người đang nói nhưng người kia vừa nghe vừa bắt lỗi sai của người nói. - Một người nói, người kia vừa nghe nói được một câu đã đoán là người kia muốn nói gì và trả lời hoặc bàn luận ngay [theo kiểu à, biết rồi] khi chưa nghe người khác chia sẻ, trình bày hết. 3. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG GIAO TIẾP Ở TRƯỜNG HỌC VÀ NƠI CÔNG CỘNG 4. TÌNH HUỐNG SẮM VAI GỢI Ý: GIAO TIẾP TẠI NƠI LÀM VIỆC - Ngày đầu tiên đi làm, bạn gặp đồng nghiệp mới có thái độ muốn bạn phải phục vụ hoặc nghe lời vì họ là người cũ còn bạn là người mới. - Bạn bị sếp khiển trách về một việc không phải lỗi của mình - Bạn là một nhân viên mới được giao nhiệm vụ và vì lí do việc cá nhân bạn đã không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. - Bạn cần trao đổi với người chủ chỗ bạn làm thêm để xin đổi giờ làm cho phù hợp với thời gian học trên lớp nhưng người chủ của bạn chưa đồng ý vì không có người làm thay vào ca làm của bạn. Khó khăn trong giao tiếp ở trường học/nơi công cộng Đối tượng khó giao tiếp Hoàn cảnh khó giao tiếp Lí do khó giao tiếp Giải pháp TÀI LIỆU DÀNH CHO GIẢNG VIÊN

24 KĨ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN VÀ SẴN SÀNG LÀM VIỆC KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM [4 giờ học chuẩn] 1. MỤC TIÊU Bài học nhằm giúp sinh viên củng cố và phát triển kĩ năng làm việc nhóm, từ đócó thể xây dựng đượccác mối quan hệ tốt đẹp, giải quyết được các mâu thuẫn nhóm và có tinh thần hợp tác để đạt được các mục tiêu chung trong nhóm học tập, làm việc. 2. CHUẨN BỊ CHO BÀI HỌC Thông tin: [Tài liệu học tập dành cho sinh viên bài Kĩ năng làm việc nhóm] - Khái niệm về nhóm, phân loại nhóm. - Ý nghĩa của làm việc nhóm. - Các yếu tố giúp nhóm làm việc hiệu quả. - Đặc điểm của nhóm làm việc hiệu quả và nhóm làm việc không hiệu quả. - Các giai đoạn phát triển nhóm. - Khái niệm mâu thuẫn nhóm và các cách giải quyết mâu thuẫn trong nhóm. Đồ dùng: - Các tờ giấy ghi tên các bộ phận cơ thể [mắt, mũi, cẳng chân phải, cẳng chân trái, tay phải, tay trái, đùi phải, đùi trái, đầu, lưng, …]. Số lượng tờ giấy phụ thuộc vào số sinh viên trong lớp.Ví dụ nếu có 30 sinh viên chia thành 5 nhóm thì lựa chọn 5 bộ phận trên cơ thể và mỗi loại bộ phận cơ thể sẽ có 6 tờ. - Bóng bay, đồng hồ bấm giờ. - In sẵn các số từ 1 -50 lên các thẻ màu cỡ A5. - Băng dính giấy, đồng hồ bấm giờ, A0, bút dạ, bút màu sáp. - Câu chuyện 2 con chim [Phụ lục 1] 3. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC LỚP HỌC Hoạt động 1: Khái niệm nhóm 20 phút Mục đích: Sinh viên phân biệt khái niệm nhóm và nhóm làm việc. Phương pháp: Hoạt động trải nghiệm, phát vấn, thuyết trình. Chuẩn bị: Các tờ giấy ghi tên các bộ phận cơ thể. Tổ chức hoạt động: - Giáo viên cho sinh viên đứng thành vòng tròn và cho mỗi sinh viên lựa chọn ngẫu nhiên một tờ giấy ghi tên các bộ phận cơ thể đã được giáo viên chuẩn bị sẵn. - Yêu cầu sinh viên tìm ra những người có tờ giấy ghi cùng bộ phận cơ thể với mình để ghép nhóm, không được sử dụng ngôn ngữ nói mà chỉ sử dụng cử chỉ, hành động. - Sau khi đã tìm được người cùng một nhóm, các nhóm sẽ quan sát và ghép với nhóm khác để thành 1 cơ thể hoàn chỉnh: từng nhóm sẽ phải ra tín hiệu cho nhau để cả nhóm mình đứng vào đúng vị trí [Ví dụ nhóm đầu đứng ở đúng vị trí trên đầu, nhóm thân ở giữa, tay ở hai bên, chân ở phía dưới]. - Sau khi sinh viên đã tìm ghép đúng nhóm và tìm đúng vị trí của mình so với các nhóm khác, giáo viên đặt câu hỏi để sinh viên phân tích trải nghiệm liên quan đến bài học: o Các em tìm được nhóm của mình bằng cách nào? o Khi ghép thành 1 cơ thể hoàn chỉnh, các em gặp phải khó khăn/vấn đề gì? Nhóm các em phối hợp với nhau để cả nhóm cùng hiểu và ghép được với các nhóm khác như thế nào? o Theo các em, nhóm mà các em vừa ghép với nhau ở mỗi bộ phận để sau đó ghép thành cơ thể người đó có phải các em thuộc 1 nhóm không? o Nhóm là gì? o Có những loại nhóm nào? - Giáo viên khái quát các câu trả lời của sinh viên và giới thiệu kiến thức về nhóm.

25 Hoạt động 2: Vai trò của làm việc nhóm 25 phút Mục đích: Sinh viên nêu lên được vai trò của mỗi cá nhân trong nhóm và lợi ích của làm việc nhóm. Phương pháp: Bài tập nhóm nhỏ. Chuẩn bị: 50 quả bóng bayvàđồng hồ bấm giờ. Tổ chức hoạt động: - Lựa chọn 2 sinh viên tình nguyện để làm quan sát viên - Chia lớp thành 2 nhóm và phát cho mỗi người một quả bóng. Yêu cầu sinh viên thổi quả bóng của mình lên và đánh dấu tên của mình vào bóng [viết bằng bút dạ dầu hoặc dán băng dính giấy lên bóng rồi ghi tên]. - Hướng dẫn luật chơi và cho các nhóm thi: o Từng nhóm sẽ lần lượt chơi o Các thành viên sẽ tung bóng trên không trung và mỗi người sẽ có nhiệm vụ giữ cho bóng của mình không được rơi. o Trong quá trình chơi, giảng viên sẽ yêu cầu một số thành viên rời khỏi nhóm [khoảng ½ số thành viên nhóm được yêu cầu rời khỏi nhóm và để lại bóng của mình] hoặc bổ sung thêm bóng từ bên ngoài vào [giáo viên hoặc sinh viên bên ngoài tung thêm khoảng 2-4 quả bóng mới], những người còn lại sẽ có nhiệm vụ giữ tất cả các quả bóng đó trên không trung. o Mỗi nhóm sẽ có 3 phút để hoàn thành nhiệm vụ, nhóm nào giữ được nhiều bóng không rơi sẽ chiến thắng. o Hai quan sát viên có nhiệm vụ giám sát và ghi chép kết quả thi của các đội - Kết thúc cuộc thi, giáo viên đặt ra câu hỏi thảo luận để phân tích trò chơi và liên hệ với bài học. o Khi các thành viên được gọi ra khỏi vòng tròn thì điều gì đã xảy ra? Các thành viên của nhóm phải làm gì? o Cả nhóm có vai trò quan trọng như thế nào để giữ cho tất cả các bóng trên không trung? TÀI LIỆU DÀNH CHO GIẢNG VIÊN

26 KĨ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN VÀ SẴN SÀNG LÀM VIỆC o Các thành viên còn lại cảm thấy thế nào sau khi bị giao thêm nhiệm vụ [ngoài giữ bóng của mình phải giữ thêm bóng của người khác]? o Làm việc nhóm đem lại các lợi ích gì? o Các em rút ra được bài học gì thông qua trò chơi?- Giáo viên tổng hợp ý kiến của sinh viên và giới thiệu kiến thức về lợi ích của làm việc nhóm. - Nếu còn thời gian và phương tiện có thể chiếu cho sinh viên video clip về sức mạnh của làm việc nhóm. [Đường dẫn tham khảo//www.youtube.com/watch?v=KZDaPd6APt8 ] THÔNG ĐIỆP - Mỗi người khi tham gia vào một nhóm bất kì đều đóng góp vào sự thành công hay thất bại của nhóm. - Để hoạt động của nhóm thành công, mỗi người cần tăng cường ý thức về công việc, lợi ích chung và thúc đẩy sự tham gia của mình vào nhóm một cách tốt nhất. Hoạt động 3: Thi nhảy tiếp sức trong nhóm 30 phút Mục đích: Sinh viên được trải nghiệm và thực hành về việc hợp tác và làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung của nhóm để từ đó rút ra bài học về sự hợp tác trong nhóm. Phương pháp: Bài tập nhóm nhỏ Chuẩn bị: In sẵn các số từ 1 đến 50 lên các thẻ màu cỡ A5, băng dính giấy cuộn tròn để tạo thành băng dính 2 mặt dán vào sau các số và dùng làm đường viền của ô vuông, đồng hồ bấm giờ, giấy A0, bút dạ Tổ chức hoạt động: - Chia lớp thành 2 hoặc 3 nhóm tùy theo số lượng học viên. Mỗi nhóm đảm bảo ít nhất 5-6 sinh viên. - Dán các số từ 1-50 một cách ngẫu nhiên trong một ô vuông có diện tích khoảng 1m [Sử dụng băng dính để làm đường biên của ô vuông]. - Hướng dẫn luật chơi và tổ chức cho sinh viên chơi. o Các đội sẽ lần lượt nhảy chạm chân vào các số từ 1-50. o Mỗi thành viên sẽ phải nhảy chạm ít nhất 1 số. Người sau phải nhảy chạm vào số tiếp nối của người trước. Cả đội sẽ chơi cho đến khi nhảy chạm được tất cả các số trong ô vuông. o Thời gian của một đội được tính từ lúc xuất phát đến lúc kết thúc lượt chơi. o Nếu còn thời gian có thể tổ chức cho sinh viên thi thêm 1 lượt nữa để tạo thêm tính cạnh tranh và không khí vui vẻ trong lớp. - Sau khi các đội thi xong, giáo viên đưa ra câu hỏi thảo luận cho sinh viên phân tích hoạt động trải nghiệm: o Cảm giác của em khi tham gia trò chơi này như thế nào? o Trước khi chơi, các em đã phân công công việc trong nhóm như thế nào? [ai là trưởng nhóm, ai nhảy trước, ai nhảy sau, phân công nhiệm vụ giữa các thành viên như thế nào]. o Trong quá trình thực hiện có xảy ra mâu thuẫn về quan điểm, cách làm giữa các thành viên nhóm không? Các em đã giải quyết những vấn đề nảy sinh trong nhóm bằng cách nào? Hoạt động 4: Hiệu quả của nhóm làm việc 15 phút Mục đích: Hoạt động nhằm giúp sinh viên nêu lên được các yếu tố giúp nhóm làm việc hiệu quả. Phương pháp: Phát vấn Chuẩn bị: Bảng, phấn/bút viết bảng. Tổ chức hoạt động: 2

27 - Sau khi đã phân tích các trải nghiệm từ hoạt động 3, giáo viên tiếp tục đặt ra các câu hỏi giúp sinh viên liên hệ từ hoạt động trải nghiệm đến các yếu tố giúp nhóm làm việc hiệu quả. o Các yếu tố nào giúp nhóm đạt được mục tiêu/thành công nhanh nhất? [Tinh thần đoàn kết, hợp tác, gắn bó, cách thức làm việc nhóm hiệu quả, sự tham gia của các thành viên…] o Các yếu tố nào gây khó khăn, cản trở tính hiệu quả của nhóm? o Đặc điểm của nhóm làm việc hiệu quả và nhóm làm việc không hiệu quả? - Giáo viên tổng hợp lại ý kiến của sinh viên và nhấn mạnh lại các yếu tố giúp nhóm hoạt động hiệu quả, đặc điểm của nhóm làm việc hiệu quả và nhóm làm việc không hiệu quả. Hoạt động 5: Các giai đoạn phát triển nhóm 35 phút Mục đích: Hoạt động nhằm giúp sinh viên nêu lên được đặc điểm của các giai đoạn hình thành và phát triển nhóm. Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, thảo luận nhóm Chuẩn bị: Nội dung về các giai đoạn phát triển nhóm Tổ chức hoạt động: - Giảng viên giới thiệu về các giai đoạn phát triển của nhóm. - Chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm sẽ thảo luận về 1 giai đoạn phát triển của nhóm và trả lời các câu hỏi sau: o Biểu hiện về mối quan hệ của các thành viên trong nhóm ở giai đoạn này như thế nào? o Các thành viên trong nhóm nên ứng xử như thế nào? - Sau 15 phút thảo luận, từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của từng nhóm, các thành viên của nhóm khác bổ sung. Giáo viên ghi nhận ý kiến của sinh viên, bổ sung, tổng hợp và đưa ra câu trả lời cho từng nhóm ở từng giai đoạn phát triển nhóm. Hoạt động 6: Tìm điểm chung và riêng giữa các thành viên trong nhóm 10 phút Mục đích: Hoạt động nhằm giúp sinh viên nhận thức được sự khác biệt giữa các thành viên để hiểu và chấp nhận các thành viên khác trong nhóm. Phương pháp: Bài tập nhóm Chuẩn bị: Bút dạ, A0, bút màu Tổ chức hoạt động: - Giảng viên chia lớp thành 5 nhóm. Phát giấy A0 và bút dạ cho các nhóm. - Hướng dẫn các nhóm vẽ sơ đồ về các thành viên trong nhóm theo hướng dẫn sau: o Vẽ một vòng tròn to ở giữa o Mỗi thành viên là một vòng tròn nhỏ xung quanh vòng tròn lớn và được vẽ giao thoa với vòng tròn lớn. o Viết tên các thành viên lên các vòng tròn nhỏ o Tìm ra những điểm chung của các thành viên trong nhóm và viết vào giữa vòng tròn to. o Tìm ra 1-2 điểm đặc trưng, mang tính bản sắc cá nhân của từng thành viên và ghi vào vòng tròn nhỏ tương ứng với tên của thành viên đó. o Mỗi nhóm có 10 phút để thực hiện - Khi hết thời gian yêu cầu các nhóm quay trở lại lớp và thảo luận trả lời các câu hỏi sau: o Bạn có ngạc nhiên khi tìm ra được nhiều điểm chung giữa các thành viên trong nhóm không? Vì sao? o Việc tìm ra được các đặc điểm chung này có lợi ích như thế nào cho mối quan hệ trong nhóm? o Các đặc điểm tính cách khác nhau dễ dàng hay khó khăn khi làm việc nhóm cùng nhau. Việc hiểu biết về các đặc điểm riêng của cá nhân có lợi ích như thế nào cho mối quan hệ trong nhóm? o Các lợi ích khác đối với nhóm là gì? - Kết luận về ý nghĩa của việc tìm ra các đặc điểm chung và riêng của các thành viên trong nhóm TÀI LIỆU DÀNH CHO GIẢNG VIÊN

28 KĨ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN VÀ SẴN SÀNG LÀM VIỆC THÔNG ĐIỆP: - Khi tham gia vào một nhóm, mỗi cá nhân cần hiểu nhóm đó đang ở trong giai đoạn phát triển nào để từ đó biết cách ứng xử phù hợp với các giai đoạn phát triển khác nhau của nhóm. - Nhóm sẽ làm việc hiệu quả khi các cá nhân trong nhóm nhận thức được về bản thân mình, hiểu và chấp nhận sự khác biệt của các thành viên khác trong nhóm Hoạt động 7: Hiểu biết về mâu thuẫn trong nhóm 15 phút Mục đích: Hoạt động nhằm giúp sinh viên hiểu được nguyên nhân và các loại mâu thuẫn có thể xảy ra trong một nhóm/tập thể/tổ chức. Phương pháp: Thảo luận nhóm nhỏ Chuẩn bị: Câu chuyện 2 con chim, giấy A0, bút, băng dính Tổ chức hoạt động: - Giáo viên kể câu chuyện 2 con chim cho cả lớp nghe. Sau đó, giáo viên đặt ra câu hỏi cho sinh viên phân tích và rút ra bài học: o Điều gì đã xảy ra khi hai con chim đều cho rằng ý kiến của mình là đúng? o Tại sao hai con chim lại có hai ý kiến khác nhau? o Nếu không rời chỗ đậu của mình hai con chim có biết rằng ý kiến của bạn mình cũng đúng không? Vì sao? o Qua câu chuyện này, các em rút ra bài học gì? o Mâu thuẫn là tích cực/tốt hay tiêu cực/không tốt? - Áp dụng vào bài học: Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm trả lời các câu hỏi sau: o Trong một tập thể lớp có thể có những loại mâu thuẫn nào xảy ra? o Trong một nhóm bạn chơi với nhau có thể có những loại mâu thuẫn nào xảy ra? o Nguyên nhân của những mâu thuẫn? o Điểm tích cực và tiêu cực của từng loại mâu thuẫn - Sinh viên trình bày kết quả thảo luận nhóm. Giáo viên cùng cả lớp phân tích các loại mâu thuẫn và nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mâu thuẫn, bổ sung các thông tin cần thiết. THÔNG ĐIỆP: - Mâu thuẫn là không thể tránh khỏi khi bạn làm việc với những người khác trong 1 nhóm hoặc tập thể. - Mâu thuẫn không có nghĩa luôn là một tín hiệu xấu. Mâu thuẫn lành mạnh và mang tính xây dựng là một phần của quá trình phát triển nhóm. - Không nên trấn áp hay tiêu diệt mâu thuẫn mà cần kiểm soát, giải quyết mâu thuẫn nhằm giảm thiểu các khía cạnh tiêu cực và phát huy tối đa các mặt tích cực có lợi cho nhóm/tập thể/tổ chức. - Cần hiểu về các loại mâu thuẫn để có cách ứng xử phù hợp trong từng hoàn cảnh.

TÀI LIỆU DÀNH CHO GIẢNG VIÊN 29 Hoạt động 8: Giải quyết tình huống mâu thuẫn 25 phút Mục đích: Hoạt động nhằm giúp sinh viên xác định được các nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn trong nhóm và đánh giá được đó là mâu thuẫn tích cực hay tiêu cực. Phương pháp: Thảo luận nhóm Chuẩn bị: Giấy A1 và bảng hướng phân tích về mâu thuẫn [Phụ lục 2]. Tổ chức hoạt động: - Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm có từ 5-6 sinh viên - Yêu cầu mỗi nhóm xây dựng 1 tình huống mâu thuẫn trong nhóm học tập hoặc nhóm làm việc sau đó đưa ra cách giải quyết mâu thuẫn. - Mỗi nhóm trình diễn tình huống của mình trong 5 phút - Các nhóm nhận xét về cách giải quyết mâu thuẫn của nhóm bạn theo gợi ý: o Nguyên nhân của mâu thuẫn là gì? o Đây là loại mâu thuẫn tích cực hay tiêu cực? o Cách giải quyết có ưu điểm và nhược điểm gì? - Nhận xét và giới thiệu các bước giải quyết mâu thuẫn THÔNG ĐIỆP: - Mâu thuẫn là một hiện tượng tự nhiên tất yếu không thể tránh khỏi trong nhóm/tập thể/ tổ chức. - Mâu thuẫn có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả làm việc nhóm tùy thuộc vào: Bản chất của mâu thuẫn và cách thức xử lý mâu thuẫn. - Nếu được giải quyết tốt, mâu thuẫn có thể đem lại lợi ích cho tổ chức. Ngược lại, nếu giải quyết không tốt, mâu thuẫn nhỏ sẽ gây ra mâu thuẫn lớn hơn và cuối cùng sẽ phá vỡ nhóm/ tập thể/tổ chức.

30 KĨ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN VÀ SẴN SÀNG LÀM VIỆC PHỤ LỤC 1. Câu chuyện hai con chim sẻ Hai con chim sẻ có cùng mục đích tận hưởng khí trời trong lành, chúng đậu trên cùng một cây ô-liu. Một con thì đậu tận trên ngọn cây, con còn lại đậu trên một cành thấp hơn. Để bắt chuyện, con chim sẻ trên cao nói: “Cậu xem này, những chiếc lá màu xanh mới đẹp làm sao chứ!”. Tưởng con chim kia khiêu khích, con chim sẻ đậu phía dưới trả lời một cách cứng cỏi: “Bạn cận thị à? Xem kĩ lại đi: Những chiếc lá màu trắng chứ xanh gì!” Con chim sẻ phía trên nóng nảy đáp: “Bạn cận thị mới đúng! Chúng màu xanh! Con ở dưới cong mỏ cãi: ”Nó màu trắng. Rõ ràng thế. Đồ “mát” không biết thì im đi!’. Sôi máu, con chim phía trên liền bay ngay xuống, định cho con kia một bài học. Nhưng đối thủ của nó chẳng hề nhúc nhích. Khi cả hai gần như đối diện nhau, chúng xù bộ lông lên dọa nạt nhau, vẻ hung tợn. Trước khi lao vào nhau, chúng nhìn nhau gườm gườm. Chợt con chim sẻ từ trên cao thốt lên ngạc nhiên: “Ừ, lạ chưa này. Những chiếc lá màu trắng!” Rồi quay sang con chim sẻ bạn, nó nói: “Bạn cũng hãy thử bay lên chỗ mình đậu hồi nãy xem sao”. Chúng cùng bay lên cành ô-liu phía trên ngọn. Từ trên cao nhìn xuống, cả hai con chim sẻ đồng thanh: “Đúng là những chiếc lá có màu xanh”. Tận lúc này chúng mới phát hiện ra sự thật: Mặt trên lá ô-liu có màu xanh, còn mặt dưới màu trắng! 2. Bảng phân tích các loại mâu thuẫn Loại mâu thuẫn Điểm tích cực và tiêu cực Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn

TÀI LIỆU DÀNH CHO GIẢNG VIÊN 31 CHUYÊN ĐỀ 2 QUẢN LÍ BẢN THÂN

32 KĨ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN VÀ SẴN SÀNG LÀM VIỆC KĨ NĂNG TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN [4 giờ học chuẩn] 1. MỤC TIÊU Bài học nhằm giúp sinh viên nêu lên được các cách thức để hiểu rõ hơn về bản thân, từ đó có được sự tự tin, thành công trong cuộc sống. - Mô tả được khái niệm tự nhận thức bản thân và ý nghĩa của việc rèn luyện kĩ năng tự nhận thức bản thân. - Biết cách xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. - Mô tả được hình ảnh về bản thân và tự tin để giới thiệu về bản thân với những người bạn trong lớp. 2. CHUẨN BỊ CHO BÀI HỌC Thông tin: [Tài liệu học tập dành cho sinh viên bài Kĩ năng tự nhận thức bản thân] - Khái niệm Tự nhận thức bản thân, kĩ năng tự nhận thức, điểm mạnh, điểm yếu. - Tìm hiểu về facebook để hướng dẫn sinh viên làm bài tập. - Các đặc điểm của hình ảnh bản thân - Công cụ SWOT - Nghiên cứu về ngành nghề của sinh viên để giúp phân tích bài tập của sinh viên gắn với thực tiễn ngành nghề các em đang theo học Đồ dùng: - Bảng, bút/phấn viết bảng, giấy A0, giấy bìa màu A4, băng dính 2 mặt, kéo - Các tấm thẻ về điểm mạnh, điểm yếu 3. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC LỚP HỌC Hoạt động 1: Khái niệm kĩ năng Tự nhận thức bản thân 10 phút Mục đích: Hoạt động nhằm giúp sinh viên mô tả được khái niệm tự nhận thức bản thân và kĩ năng tự nhận thức bản thân, nêu lên được tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng tự nhận thức bản thân. Phương pháp: Hỏi đáp Chuẩn bị: Bảng/giấy, phấn/bút viết Tổ chức hoạt động: - Giáo viên hỏi sinh viên lần lượt các câu hỏi sau: o Tự nhận thức bản thân là gì? o Kĩ năng tự nhận thức bản thân là gì? o Rèn luyện kĩ năng tự nhận thức bản thân giúp ích gì cho các em? - Với mỗi câu hỏi, giáo viên mời 2 đến 3 sinh viên đưa ra ý kiến của mình. - Giáo viên tổng hợp ý kiến của sinh viên và đưa ra câu trả lời cuối cùng cho từng câu hỏi để làm rõ các khái niệm: Tự nhận thức bản thân, kĩ năng tự nhận thức bản thân và ý nghĩa của việc rèn luyện kĩ năng tự nhận thức bản thân.

33 Hoạt động 2: Khám phá điểm mạnh và điểm yếu của bản thân 30 phút Mục đích: Sinh viên mô tả được khái niệm điểm mạnh, điểm yếu. Từ đó, xác định được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Phương pháp: Bài tập nhóm Chuẩn bị: Giấy A0, bút dạ nét to, 4 bộ thẻ «Điểm mạnh, điểm yếu» [Phụ lục1]. [Giáo viên nên in mỗi bộ thẻ 1 màu để phân biệt giữa các nhóm]. Tổ chức hoạt động: - Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một bộ thẻ « Điểm mạnh – Điểm yếu » - Mỗi nhóm cử 1 người bất kì làm người chia bộ thẻ đầu tiên. Người chia trộn các tấm thẻ lên, sau đó chia cho mỗi người 1 tấm. Số thẻ còn lại để úp xuống bàn. Các thành viên nhóm lật tấm thẻ của mình lên. + Đọc và xem tấm thẻ mình nhận được là điểm mạnh hay điểm yếu, đánh dấu vào hình ảnh mặt người tương ứng. + Nếu tấm thẻ đó đúng với đặc điểm của bản thân thì sinh viên giữ lại. Nếu không đúng thì để lại vào tập thẻ úp. + Nếu tấm thẻ nhận được là thẻ trống thì tự ghi vào tấm thẻ đó 1 điểm mạnh hoặc điểm yếu của bản thân và giữ lại cho mình. o Người tiếp theo sẽ cầm tập thẻ úp lên tiếp tục chia và làm tương tự như lần chia thẻ đầu tiên. o Mỗi nhóm sẽ chia và chọn các tấm thẻ cho đến khi không còn tấm thẻ nào hoặc khi tất cả các thành viên đều đã được chia thẻ [Có thể có một số tấm thẻ không ai nhận]. o Sau khi chia thẻ xong, mỗi người sẽ xếp và dán những tấm thẻ của mình lên tờ giấy A4. Mỗi người có thể lấy thêm các tấm thẻ trống và ghi thêm những điểm mạnh và điểm yếu về bản thân mình. o Khuyến khích sinh viên trang trí tờ giấy A4 một cách sáng tạo và theo cách mà các em thích. Mỗi em sẽ có một sản phẩm riêng cho bản thân. o Nếu lớp học có không gian, giáo viên có thể để sinh viên dán các sản phẩm của mình lên trên tường chỗ sinh viên ngồi. - Sinh viên đi thăm quan sản phẩm của cả lớp. Với những lớp sinh viên đã quen nhau, giáo viên có thể yêu cầu sinh viên cầm trên tay những tấm thẻ trống và ghi thêm những đặc điểm khác mà người đó chưa đưa ra ở trong phần bài tập của mình. - Giáo viên khuyến khích 2 đến 3 bạn chia sẻ về bài tập của mình: giới thiệu với cả lớp về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. - Liên hệ với bài học: Giáo viên hỏi sinh viên các câu hỏi sau: o Điểm mạnh là gì? o Điểm yếu là gì? o Bằng cách nào các em có thể nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân? - Giáo viên cùng sinh viên tổng kết và thống nhất về cách hiểu về các khái niệm điểm mạnh, điểm yếu, cách nhận diện điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. TÀI LIỆU DÀNH CHO GIẢNG VIÊN

34 KĨ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN VÀ SẴN SÀNG LÀM VIỆC THÔNG ĐIỆP: - Ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu. - Tập trung vào điểm mạnh để giúp mình tự tin và tích cực phát huy những điểm mạnh đó. Nhận ra điểm yếu để giúp bản thân tự hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của điểm yếu, biến điểm yếu thành điểm mạnh và hoàn thiện bản thân. Hoạt động 3: Phác họa hình ảnh bản thân 30 phút Mục đích: Sinh viên trải nghiệm việc quan sát chính mình và thể hiện được những đặc điểm, tính cách, sở thích, ước mơ,… của bản thân. Phương pháp: Bài tập cá nhân Chuẩn bị: Giấy bìa màu A4, bút dạ/sáp màu, băng dính 2 mặt, kéo Tổ chức hoạt động: - Giáo viên khuyến khích 3 đến 5 bạn chia sẻ với cả lớp về trang facebook của mình. - Cả lớp sẽ di chuyển đến trang facebook của người trình bày để nghe chia sẻ và trao đổi. Khuyến khích sinh viên phản hồi về những đặc điểm về ngoại hình, tính cách, khả năng… của người trình bày chưa được thể hiện ở trang facebook. - Hỏi sinh viên về cảm nhận và bài sinh viên viên rút ra khi thực hiện bài tập “thiết kế trang facebook” và giới thiệu với người khác về bản thân mình. - Đặt giấy bìa màu A4 [số lượng nhiều hơn số sinh viên], bút màu, kéo, băng dính 2 mặt ở giữa lớp. - Hướng dẫn sinh viên thực hiện bài tập: o Sinh viên lựa chọn 1 tờ giấy A4 và thiết kế trang Facebook cá nhân của mình lên giấy. o Một mặt: viết, vẽ,… những đặc điểm về bản thân [hình đại diện, phương châm sống , năm sinh, giới tính, nơi sống, trường học,… một số đặc điểm của bản thân: hình thức, tính cách, điểm mạnh, điểm yếu, sở thích,…]. o Một mặt: ghi/vẽ ra những đặc điểm của bản thân mà em chỉ muốn giữ cho riêng mình hoặc chỉ có thể nói với người thực sự thân, hiểu em. - Sau khi hoàn thành bài tập, sinh viên dán sản phẩm của mình lên tường xung quanh lớp. Sinh viên có thể đi quanh lớp để tham quan facebook của các bạn khác.

35 Thông điệp: - Rèn luyện thói quen quan sát bản thân, mô tả về bản thân để hiểu chính mình. - Tìm những người mình tin tưởng và giúp mình có được sự tự tin để chia sẻ với họ và nhận được những phản hồi tích cực. Hoạt động 4: Nhìn nhận và phản hồi tích cực về người khác 15 phút Mục đích: Sinh viên rèn luyện khả năng nhìn thấy những điểm tích cực của những người khác, đưa ra lời khen và đón nhận lời khen. Phương pháp: Bài tập nhóm lớn. Chuẩn bị: Các nội dung và cách thức khen người khác và đón nhận lời khen. Tổ chức hoạt động: - Giáo viên cho lớp ngồi thành vòng tròn. Yêu cầu sinh viên quay sang người bên phải, quan sát và suy nghĩ về 3 điểm tích cực của người bên phải mình. - Hướng dẫn cách khen: o Nội dung khen: Hình thức, tính cách, phẩm chất, năng lực o Thái độ khi khen: vui vẻ, chân thành và trung thực o Mục đích khen để tạo ra sự ghi nhận và vui vẻ của người nhận lời khen. o Nhận lời khen với thái độ vui vẻ, nhã nhặn và ghi nhận, cảm ơn. - Sau khi sinh viên đã quan sát và ghi nhận 3 điểm tích cực của người bên phải. Lần lượt từng sinh viên nói ra lời khen của mình với người mà mình quan sát theo vòng tròn. - Giáo viên nhấn mạnh lại cách khen, ý nghĩa của việc đưa ra lời khen cho bản thân và người khác. THÔNG ĐIỆP: - Trao tặng lời khen đúng cách là cách để giúp người khác tăng sự tự tin và nhận thức về bản thân họ tốt hơn. - Ghi nhận lời khen từ người khác là một trong những cách để nhìn nhận bản thân một cách tích cực. Hoạt động 5: Công cụ phân tích năng lực SWOT 10 phút Mục đích: Sinh viên hiểu về công cụ SWOT để phân tích năng lực của bản thân trong bối cảnh cụ thể, ví dụ như chọn nghề, chọn công việc. Phương pháp: Phát vấn + Thuyết trình Chuẩn bị: Thông tin về công cụ SWOT, bảng/giấy A0, phấn/bút Tổ chức hoạt động: TÀI LIỆU DÀNH CHO GIẢNG VIÊN

36 KĨ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN VÀ SẴN SÀNG LÀM VIỆC Hoạt động 6: Áp dụng SWOT phân tích năng lực bản thân 30 phút Mục đích:Giúp sinh viên hiểu rõ về từng thành tố của SWOT và cách ứng dụng công cụ SWOT. Phương pháp: Thảo luận nhóm Chuẩn bị:4 tờ giấy A2, bút dạ Tổ chức hoạt động: - Đặt câu hỏi cho sinh viên: Các em hãy so sánh điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của sinh viên trường nghề/sinh viên trường nghề kĩ thuật mà các em đang theo học với sinh viên các trường nghề khác - Chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 nội dung như sau: o Nhóm 1: Những điểm mạnh/ ưu thế của sinh viên trường mình đang học o Nhóm 2: Những điểm yếu/ hạn chế của sinh viên trường mình đang học o Nhóm 3: Cơ hội của sinh viên trường mình đang học o Nhóm 4: Những thách thức sinh viên trường mình đang học - Sau khi hoàn thành bài tập, mỗi nhóm sẽ trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Giáo viên và các nhóm khác bổ sung và cùng cả đưa ra câu trả lời cho từng câu hỏi THÔNG ĐIỆP: - Trung thực và khách quan khi phân tích các thành tốt của SWOT. - Hãy tìm một người khác hiểu bạn và có thể giúp bạn phân tích SWOT của bản thân bạn. Hoạt động 7: Tổng kết kĩ năng 5 phút Giáo viên cùng sinh viên hệ thống lại nội dung của kĩ năng, nhấn mạnh các ý chính của bài học. Khuyến khích sinh viên tự đưa ra tổng kết cho những gì sinh viên đã học được. - Giáo viên chia bảng/giấy làm 4 ô tương ứng với 4 thành tố của SWOT. - Hỏi sinh viên cách hiểu về từng thành tố: o Điểm mạnh là gì? o Điểm yếu là gì? o Cơ hội là gì? o Thách thức/ Rủi ro là gì? - Tổng hợp ý kiến của sinh viên và đưa ra kiến thức cơ bản về SWOT. Điểm mạnh S W O T Cơ hội Thách thức Điểm yếu

37 PHỤ LỤC 1. Các tấm thẻ điểm mạnh, điểm yếu [Giáo viên in và cắt riêng từng ô điểm mạnh – điểm yếu để làm thành các thẻ. Mỗi ô sẽ được in thành 3 nhân với số nhóm trong lớp học] Điểm mạnh HÒA ĐỒNG Điểm yếu Điểm mạnh VUI VẺ Điểm yếu Điểm mạnh NÓNG TÍNH Điểm yếu Điểm mạnh HAY TỰ ÁI Điểm yếu Điểm mạnh KHÉO TAY Điểm yếu Điểm mạnh NHANH NHẸN Điểm yếu Điểm mạnh SÁNG TẠO Điểm yếu Điểm mạnh CHĂM CHỈ Điểm yếu Điểm mạnh QUYẾT ĐOÁN Điểm yếu Điểm mạnh NGĂN NẮP Điểm yếu TÀI LIỆU DÀNH CHO GIẢNG VIÊN

38 KĨ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN VÀ SẴN SÀNG LÀM VIỆC Điểm mạnh TRUNG THỰC Điểm yếu Điểm mạnh NHIỆT TÌNH Điểm yếu Điểm mạnh TỰ TIN Điểm yếu Điểm mạnh NHÚT NHÁT Điểm yếu Điểm mạnh BẢO THỦ Điểm yếu Điểm mạnh KIÊN TRÌ Điểm yếu Điểm mạnh BỪA BỘN Điểm yếu Điểm mạnh LƯỜI Điểm yếu Điểm mạnh SỐNG CÓ MỤC TIÊU Điểm yếu Điểm mạnh HAM HỌC HỎI Điểm yếu

39 Điểm mạnh Điểm yếu Cơ hội Thách thức 2. Ví dụ về phân tích SWOT của sinh viên trường Cao đẳng nghề Ngành Công nghệ ô tô trường cao đẳng nghề công nghiệp Hà Nội - Được thực hành nhiều nên ra trường sẽ có tay nghề vững. - Cơ sở thực hành hiện đại, theo kịp công nghệ hiện đại nên ko bị lạc hậu và không bị đào tạo lại. - Trường hàng đầu về đào tạo công nghệ ô tô - Nhiều tấm gương đã thành công. - Thời gian học linh động nên sinh viên có thể vừa học, vừa làm để tích lũy kinh nghiệm ngay từ khi đi học. - Được trang bị kĩ năng mềm. - Có nhiều mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp nên sinh viên có nhiều cơ hội thực hành và tìm việc sau khi tốt nghiệp. - Trường có nhiều đầu tư về cả cơ sở vật chất và chuyên môn cho sinh viên. - Ngành ô tô ngày càng phát triển. - Xu hướng cần thợ có tay nghề đang cao của thị trường thay cho việc cần bằng cấp. - Công nghệ ô tô thay đổi nhanh, việc đào tạo không bắt kịp Sinh viên phải tự cập nhật và học hỏi thêm trong quá trình đi làm việc. - Cạnh tranh cao: Nhiều người không qua trường lớp, họ học trực tiếp tại xưởng sữa chữa ô tô, tay nghề của họ tốt hơn sinh viên mới ra trường, mà yêu cầu lương thấp hơn. - Sinh viên còn thiếu tự tin, e dè - Quan niệm của sinh viên cho rằng tấm bằng Trung cấp/ Cao đẳng là không giá trị/giá trị thấp. - Có một số sinh viên chưa chủ động trong việc học hỏi thêm ngoài giờ học trên lớp để nâng cao chuyên môn. Điểm mạnh NÓI DỐI Điểm yếu Điểm mạnh THỤ ĐỘNG Điểm yếu Điểm mạnh CHỦ ĐỘNG Điểm yếu Điểm mạnh TRÁCH NHIỆM Điểm yếu TÀI LIỆU DÀNH CHO GIẢNG VIÊN

40 KĨ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN VÀ SẴN SÀNG LÀM VIỆC Ngành Đường ống trường Cao đẳng Xây dựng công trình đô thị [CUWC] Điểm mạnh Điểm yếu Cơ hội Thách thức - Trường CUWC có tiếng tốt trong việc đào tạo nghề Xây dựng. - Nhà trường có cơ sở vật chất, môi trường đào tạo tốt. - Sinh viên có nhiều cơ hội thực hành thực tế để tích lũy kinh nghiệm và kiến thức cho sinh viên. - Có nhiều chương trình học ngoại khóa, chuyên đề để phát triển kĩ năng mềm, kĩ năng sống bên cạnh các chương trình đào tạo kĩ năng nghề. - Nhà trường có nhiều hợp tác với nước ngoài nên có nhiều cơ hội để thực tập và tuyển dụng. - Ngành xây dựng đang có nhiều khó khăn. - Cạnh tranh cao với các kĩ sư tốt nghiệp các trường đại học và các sinh viên đã tốt nghiệp ra trường. - Sinh viên còn thiếu tự tin, e dè - Quan niệm của sinh viên cho rằng tấm bằng Trung cấp/ Cao đẳng là không giá trị. - Có một số sinh viên chưa chủ động trong việc học hỏi thêm ngoài giờ học trên lớp để nâng cao chuyên môn

41 KĨ NĂNG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ SỐNG [3 giờ học chuẩn] 1. MỤC TIÊU Bài học nhằm giúp sinh viên hiểu ý nghĩa của việc xác định giá trị sống, biết xác định, trân trong giá trị sống của bản thân và tôn trọng giá trị sống của người khác để từ đó củng cố và phát huy những giá trị sống tích cực. 2. CHUẨN BỊ CHO BÀI HỌC Thông tin: [Tài liệu học tập dành cho sinh viên bài Kĩ năng xác định giá trị sống] - Khái niệm giá trị sống, kĩ năng xác định giá trị sống - Ý nghĩa của việc xác định giá trị sống - Danh sách các giá trị sống. - Các bước xác định giá trị sống của bản thân. Đồ dùng: - 1 thanh gỗ [có thể lấy chiếc bàn thay thế thanh gỗ], dài 2-3 mét - Các tấm séc với mệnh giá tiền khác nhau [Phụ lục 1] - Các tình huống lựa chọn [Phụ lục 2] - Bài tập Giá trị sống của tôi [Phụ lục 3] - Bài tập “3 giá trị sống ưu tiên nhất của tôi” [Phụ lục 4] - Ví dụ về “3 giá trị sống ưu tiên nhất của tôi” [Phụ lục 5] 3. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC LỚP HỌC Hoạt động 1: Điều gì là quan trọng với bản thân bạn 25 phút Mục đích: Sinh viên biết cách để tìm ra những giá trị sống quan trọng với chính mình. Phương pháp: Bài tập trải nghiệm nhóm lớn Chuẩn bị: Thanh gỗ, các tấm séc và các tình huống lựa chọn. Tổ chức hoạt động: - Chia không gian lớp thành 2 nửa. Phía trên Bên phải dán tờ giấy có chữ “ĐI QUA”, Phía còn lại dán tờ giấy có chữ “KHÔNG ĐI QUA”. ĐI QUA Giáo viên KHÔNG ĐI QUA SINH VIÊN Thanh gỗ 3 m TÀI LIỆU DÀNH CHO GIẢNG VIÊN

42 KĨ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN VÀ SẴN SÀNG LÀM VIỆC - Giáo viên đưa ra yêu cầu bài tập: “Hãy hình dung các em sẽ phải quyết định có đi qua hay không đi qua một thanh gỗ có chiều dài 3m với những yêu cầu khác nhau. Nếu các em quyết định ĐI QUA thanh gỗ, các em sẽ di chuyển về phía bên phải của các em. Nếu các em quyết định KHÔNG ĐI QUA thanh gỗ, các em sẽ di chuyển về phía bên trái của các em. Lưu ý: Các em hãy nghe kĩ tình huống và đưa ra quyết định đúng với những gì mình nghĩ. Ở đây sẽ không ai đánh giá, phán xét việc các em quyết định như vậy là đúng hay sai, là tốt hay xấu. Các em hãy trung thực nhất với những suy nghĩ của mình”. - Sinh viên tham gia hoạt động: o Giáo viên đọc lần lượt các tình huống để sinh viên suy nghĩ và đưa ra quyết định. o Với mỗi tình huống. Sau khi sinh viên quyết định và đi về phía lớp theo quyết định của mình, giáo viên mời 1-2 sinh viên ở mỗi bên giải thích lí do đưa ra quyết định của sinh viên. o Sau mỗi tình huống, giáo viên cho sinh viên trở về vị trí giữa lớp như ban đầu và lặp lại tương tự với tình huống số 2,3,4. - Giáo viên mời sinh viên trở về chỗ ngồi và đặt ra câu hỏi liên hệ đến bài học cho sinh viên: o “Theo các em, điều gì ảnh hưởng đến việc các em quyết định ĐI QUA hay KHÔNG ĐI QUA thanh gỗ này? ” o Các em sẵn sàng hi sinh những thứ quý giá đối với các em như tiền bạc, mạng sống,… để đánh đổi lấy điều gì? THÔNG ĐIỆP: - Xác định được điều gì là quan trọng, là có ý nghĩa với bản thân chính là bước đầu tiên để hiểu về những giá trị sống của chính mình. - Trước mỗi tình huống của cuộc sống, hãy tập cho mình thói quen khám phá những trải nghiệm của bản thân để hiểu chính mình. Hoạt động 2: Khái niệm và ý nghĩa của giá trị sống 20 phút Mục đích: Sinh viên hiểu được khái niệm giá trị sống và tầm quan trọng của việc xác định giá trị sống của bản thân. Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình Chuẩn bị: Nội dung trình chiếu về kĩ năng xác định giá trị sống của bản thân và ý nghĩa của việc xác định giá trị sống của bản thân. Tổ chức hoạt động: - Giáo viên đặt câu hỏi cho sinh viên: o Theo các em hiểu, giá trị sống là gì? o Vì sao chúng ta cần xác định giá trị sống của bản thân? - Giáo viên ghi nhận, tổng hợp ý kiến của sinh viên và nhấn mạnh khái niệm giá trị sống và ý nghĩa của việc xác định giá trị sống của bản thân.

43 THÔNG ĐIỆP: - Xác định được những điều quan trọng với bản thân, những điều bạn tin là đúng sẽ giúp bạn định hướng được hành động của mình và giúp bạn đưa ra được quyết định hành động trong những tình huống khó khăn. - Khi bạn hành động phù hợp với những điều bạn cho là đúng, là quan trọng, bạn sẽ cảm thấy hài lòng và mãn nguyện với cuộc sống của mình. - Nếu hành động không nhất quán với những điều bạn tin là đúng thì đây chính là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy chán nản, thất vọng, mất cân bằng trong cuộc sống. Hoạt động 3: Xác định các giá trị sống ưu tiên của bản thân 20 phút Mục đích: Sinh viên xác định được 3 giá trị sống ưu tiên nhất của bản thân ở thời điểm hiện tại. Phương pháp: Bài tập cá nhân Chuẩn bị : - Danh sách các giá trị sống [tài liệu học sinh trang …] - Bài tập Giá trị sống của tôi [Phụ lục ..] Tổ chức hoạt động : - Phát cho mỗi sinh viên 1 bản danh sách Giá trị sống và bài tập Giá trị sống của tôi. - Hướng dẫn sinh viên thực hiện bài tập: o Đọc các giá trị sống trong danh sách [3-5 phút]. o Liệt kê ra cột đầu tiên tất cả những điều quan trọng đối với bản thân các em trong cuộc sống, học tập, công việc và các mối quan hệ. [3 phút]. o Điền vào cột thứ 2 : 5 điều mà em cho là quan trọng và ưu tiên nhất của em trong thời điểm hiện tại từ danh sách 10 điều ở cột 1 [3 phút]. o Điền vào cột 3: 3 điều quan trọng và ưu tiên nhất trong danh sách 5 điều ở cột 2. [3 phút]. - Giáo viên mời khoảng 5 đến 7 sinh viên chia sẻ trước lớp kết quả ở cột thứ 3 [3 điều quan trọng và ưu tiên nhất]. - Giáo viên nhấn mạnh, bài tập các em vừa làm chính là một trong những cách giúp các em xác định được giá trị sống cốt lõi của bản thân các em. Hoạt động 4: Mô tả các giá trị sống của bản thân 25 phút Mục đích: Sinh viên khám phá những biểu hiện của giá trị sống thông qua hành động, thái độ. Phương pháp: Bài tập cá nhân Chuẩn bị: - Bản in các ví dụ về “3 giá trị sống ưu tiên nhất của tôi” [Phụ lục5]. - Bài tập “3 giá trị sống ưu tiên nhất của tôi” [Phụ lục 4] TÀI LIỆU DÀNH CHO GIẢNG VIÊN

44 KĨ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN VÀ SẴN SÀNG LÀM VIỆC Tổ chức hoạt động: - Phát cho mỗi sinh viên 1 tờ bài tập «3 giá trị sống ưu tiên nhất của tôi». - Giới thiệu về cách viết mô tả về giá trị sống: Giáo viên mời 1 sinh viên đọc ví dụ về “3 giá trị sống ưu tiên nhất của tôi”. - Hướng dẫn sinh viên thực hiện bài tập theo hướng dẫn ở bài “3 giá trị sống ưu tiên nhất của tôi”. - Giáo viên mời 3 đến 5 sinh viên chia sẻ lại trước lớp bài tập của mình. - Đặt câu hỏi cho sinh viên liên hệ với bài học: o Để xác định được giá trị sống của bản thân, các em đã thực hiên các bước nào? o Việc xác định giá trị sống của bản thân là dễ hay khó? Nếu khó thì các em thấy khó ở điểm nào? o Các em rút ra bài học gì từ hoạt động này? [Việc suy nghĩ và hiểu về những điều quan trọng đối với các em giúp ích/có ý nghĩa gì đối với các em?]. - Giáo viên nhấn mạnh cách giúp xác định giá trị sống và ý nghĩa của việc xác định giá trị sống của bản thân. THÔNG ĐIỆP: - Xác định giá trị sống là việc nên làm nhưng cần khoảng thời gian tĩnh tâm và cần có thái độ nghiêm túc, khách quan với chính mình. - Khi bạn sống ở trong một nhóm, một cộng đồng, nếu giá trị sống của bạn được nhiều người coi trọng thì bạn sẽ ít có mâu thuẫn và tạo dựng được nhiều mối quan hệ tích cực hơn. Ngược lại, nếu giá trị sống của bạn đi ngược với đa số thì bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình tương tác và phát triển trong nhóm, cộng đồng đó. - Những giá trị sống được nhiều người coi trọng như sự trung thực, hòa bình, yêu thương, hợp tác… Hoạt động 5: Xác định giá trị sống của bản thân và người khác 40 phút Mục đích: Sinh viên biết xác định giá trị sống của mình và chấp nhận sự khác biệt giá trị với những người xung quanh. Phương pháp: Bài tập cá nhân và nhóm. Chuẩn bị: Các tình huống thảo luận nhóm[Phụ lục 6] Tổ chức hoạt động: - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm thảo luận tình huống[phần phụ lục 6] o Nhóm 1,2 thảo luận tình huống 1. o Nhóm 3,4 thảo luận tình huống 2. - Mỗi nhóm có 15 phút để đọc và thảo luận đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi được in ở cuối mỗi tình huống.

45 - Với mỗi tình huống, giáo viên mời 1 nhóm lên trình bày kết quả thảo luận nhóm của mình, các nhóm còn lại sẽ đặt câu hỏi để nhóm trình bày giải thích rõ câu trả lời. Hoặc các nhóm cũng có thể đưa ra quan điểm khác với câu trả lời khác. - Sau khi thực hiện xong các tình huống, giáo viên cho sinh viên rút ra bài học thông qua hoạt động và đi đến phần tổng kết kĩ năng. THÔNG ĐIỆP: - Trong những tình huống khó đưa ra quyết định, xác định điều quan trọng đối với mình sẽ giúp mỗi người đưa ra được quyết định hành động phù hợp. - Mỗi người có thể có những giá trị sống khác nhau. Chúng ta cần tôn trọng giá trị sống của người khác cũng như trân trọng giá trị sống của chính mình. Hoạt động 6: Tổng kết kĩ năng 5 phút Giáo viên cùng sinh viên nhấn mạnh các bài học chính của kĩ năng: - Khái niệm Giá trị sống. - Ý nghĩa của việc xác định giá trị sống. - Các bước để xác định giá trị sống. - Ứng dụng trong cuộc sống TÀI LIỆU DÀNH CHO GIẢNG VIÊN

46 KĨ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN VÀ SẴN SÀNG LÀM VIỆC 4 4 Tình huống này được tham khảo từ tài liệu « Bài tập xác định giá trị cá nhân » của Đinh Hải Đăng trên website : dinhhaidang.org PHỤ LỤC 1. CÁC TẤM SÉC GIÁ TRỊ 2. TÌNH HUỐNG LỰA CHỌN - Bạn hãy hình dung bạn cần đi qua thanh gỗ này và đến chỗ tôi với các điều kiện và mục đích khác nhau. Bạn hãy suy nghĩ thận trọng và quyết định có ĐI QUA hay KHÔNG ĐI QUA thanh gỗ. 3. BÀI TẬP GIÁ TRỊ SỐNG CỦA TÔI 1.000.000 VNĐ STT TH1 TH2 TH3 TH4 TH5 Tình huống Thanh gỗ được đặt trên sàn nhà Thanh gỗ được đặt trên 2 cái bàn cao 2m Nhận được tấm sét 1.000.000 VNĐ Nhận được tấm sét 20.000.000 VNĐ Thanh gỗ được đặt nối 2 mái nhà cao 20m Nhận được tấm sét 1.000.000.000 VNĐ Thanh gỗ được đặt nối 2 tòa nhà cao 100m, trời đang mưa và có giông gió Cứu được 1 em bé bạn chưa quen biết Thanh gỗ được đặt nối 2 tòa nhà cao 100m, trời đang mưa và có giông gió Cứu được bố mẹ bạn đang bị giữ làm con tin Mục đích đạt được 20.000.000 VNĐ 1.000.000.000 VNĐ Trẻ em Bố, mẹ GIÁ TRỊ SỐNG CỦA TÔI Họ và tên: …………………………………………… Giá trị sống 5 giá trị sống ưu tiên 3 giá trị sống ưu tiên 1. 2. 3. 4. 5.

47 4. BÀI TẬP MÔ TẢ VỀ CÁC GIÁ TRỊ SỐNG ƯU TIÊN Hướng dẫn: o Viết tên 3 giá trị sống quan trọng nhất của bạn vào góc trái của mỗi ô. o Mô tả các giá trị sống đó: o Viết mô tả dưới dạng khẳng định: “Tôi tập thể dục 30 phút mỗi ngày”. Không nên viết dưới dạng phủ định: “Tôi không tập thể dục”. o Sử dụng đại từ Tôi. o Viết ở thì hiện tại: “Tôi hỏi thầy cô và bạn bè về những điều tôi chưa hiểu rõ”. Không nên viết ở thì tương lai: “Tôi sẽ gặp và nói chuyện với thầy cô khi chưa hiểu rõ bài” 3 GIÁ TRỊ SỐNG ƯU TIÊN NHẤT CỦA TÔI TÀI LIỆU DÀNH CHO GIẢNG VIÊN

48 KĨ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN VÀ SẴN SÀNG LÀM VIỆC 5. VÍ DỤ MÔ TẢ 3 GIÁ TRỊ SỐNG ƯU TIÊN NHẤT CỦA TÔI Với tôi, điều quan trọng nhất trong cuộc sống là có cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thản. Nhất là không phải day dứt, áy náy hay dằn vặt về bất cứ điều gì. Trong gia đình cũng như công việc. Bất cứ việc gì tôi làm cũng phải đúng với lương tâm của tôi. Tôi là người có trách nhiệm với cuộc sống của tôi cũng như với những người xung quanh. Khi tôi đã nhận việc gì, tôi sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành tốt công việc đó. Tôi tập thể thao, ăn uống điều độ để giữ sức khỏe vì theo tôi, chăm sóc sức khỏe chính là có trách nhiệm với bản thân. Tôi luôn học được điều gì đó ở những người tôi gặp, kể cả người đối xử ko tốt. Tôi rất thích những người dám nhận mình còn yếu kém, dám hỏi những điều mình chưa biết để hoàn thiện bản thân. Được đi học và làm việc ở những nơi mà tôi có nhiều cơ hội học hỏi là điều khiến tôi vô cùng hứng thú và hấp dẫn tôi. 3 GIÁ TRỊ SỐNG ƯU TIÊN NHẤT CỦA TÔI SỰ THANH THẢN TRÁCH NHIỆM HỌC HỎI

49 6. TÌNH HUỐNG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CỦA BẢN THÂN Tình huống 1: Hiện nay, Nam đang theo học lớp đào tạo nghề dành cho cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn ở trường cao đẳng nghề. Ban đầu, khi lựa chọn đăng kí vào học ở đây, Nam chỉ nghĩ đơn thuần vì gia đình mình không có điều kiện nên chỗ nào hỗ trợ học phí thì tốt quá. Như vậy, mẹ sẽ bớt vất vả hơn. Nhà Nam cũng không ai hỗ trợ được Nam xin việc sau khi ra trường nên Nam xác định phải tự mình cố gắng. Sau một thời gian học ở trường, Nam vẫn cứ lên lớp nhưng lại không cảm thấy hứng thú. Sức khỏe của Nam không tốt nên việc phải đi thực tập vất vả khiến Nam cảm thấy mệt mỏi. Nam cũng nhận ra mình không thích ngành kỹ thuật. Nam thấy thích tìm hiểu các vấn đề xã hội, đặc biệt là về kinh doanh. Nam cảm thấy chưa biết quyết định thế nào vì với Nam, khi đã đăng kí theo học nghề ở chương trình này là Nam đã cam kết theo học đến cùng và phải luôn cố gắng để học tốt. - Giá trị sống của Nam là gì? - Bạn khuyên Nam nên làm gì để có thể theo học tốt và thấy vui vẻ? Tình huống 2: Hoa và Hùng yêu nhau được 2 năm. Tuấn là người bạn cùng lớp và chơi thân với Hùng ở lớp học nghề của Plan. Từ khi chơi với Hùng, Tuấn cũng thường xuyên đi chơi chung với cả Hùng và Hoa. Từ đó, Tuấn cũng bắt đầu nảy sinh tình cảm với Hoa. Tuấn có cảm nhận là Hoa cũng có thiện cảm với mình. Mặc dù biết Hoa là người yêu của bạn mình nhưng không kiềm chế được tình cảm của mình, Tuấn đã nhiều lần bày tỏ tình cảm của mình với Hoa. Tuấn cũng không ngờ rằng Hoa cũng thừa nhận là có tình cảm với Tuấn và tình cảm với Hùng đang bị mất dần. Tuấn vừa mừng nhưng cũng cảm thấy rất có lỗi với Hùng. - Giá trị sống của Tuấn là gì? - Bạn khuyên Hoa với Tuấn nên ứng xử như thế nào trong tình huống này ? • MỘT SỐ GỢI Ý PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG Tình huống 1: - Giá trị sống của Nam là: Gia đình và trách nhiệm. o Gia đình: Nam tìm kiếm chương trình học nghề miễn phí để đỡ gánh nặng kinh tế cho gia đình, bố mẹ. Nam cũng lo cho sức khỏe của mẹ khi phải lao động vất vả để nuôi Nam ăn học. o Trách nhiệm: Nam xác định tự mình phải học và cố gắng vì tương lai của chính bản thân mình. Nam cũng nghĩ đến trách nhiệm của Nam khi cam kết theo học chương trình của nhà trường. - Định hướng cho Nam: o Trao đổi với cô chủ nhiệm, bạn bè để hiểu rõ hơn về những khó khăn Nam đang gặp phải: ví dụ như ngành học không phù hợp, điều kiện thực tập Có thể xem xét đến việc vẫn học kĩ thuật nhưng theo hướng kinh doanh để phát huy được sở thích và năng lực của Nam. o Nam có thể kiếm việc làm thêm để có thêm trải nghiệm về ngành học của mình hoặc một công việc khác [buôn bán, kinh doanh]. o Nếu thực sự Nam không thể theo học tốt ngành kĩ thuật, Nam cũng có thể nghĩ đến việc chuyển ngành bằng chương trình học khác và tìm kiếm việc làm thêm để vừa học vừa làm. TÀI LIỆU DÀNH CHO GIẢNG VIÊN

50 KĨ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN VÀ SẴN SÀNG LÀM VIỆC Tình huống 2: - Giá trị của Tuấn: o Coi trọng tình yêu: Khi tìm thấy tình yêu của mình là Hoa, Tuấn muốn được đón nhận tình yêu và có được tình yêu đó cho dù đây là người yêu của bạn. o Có cân nhắc và suy nghĩ đến tình bạn: Tuấn suy nghĩ đến việc làm thế nào để hài hòa mối quan hệ với Hùng. - Định hướng cho Tuấn và Hoa o Trước khi Hoa và Tuấn đi đến một mối quan hệ chính thức, hai bạn nên tìm cách để nói với Hùng về tình cảm của hai người. o Dành cho Hùng thời gian để chấp nhận sự thật là tình cảm của Hoa với Hùng đã giảm và Hoa đang dành tình cảm cho Tuấn. o Có thể hai bạn sẽ phải chấp nhận mất tình bạn với Tuấn nếu hai bạn lựa chọn tình yêu.

Làm thế nào để khám phá bản thân?

Các kỹ thuật khám phá bản thân bao gồm:.

Tự thách thức..

Tìm kiếm nhận xét từ những người xung quanh..

Khám phá sở thích của bản thân..

Tự quan sát..

Học hỏi từ những người xung quanh..

Tự nhìn nhận và đánh giá sự thay đổi của bản thân..

Tham vọng và hành động mạnh mẽ.

Kỹ năng tự đánh giá là gì?

Kỹ năng tự đánh giá là khả năng đánh giá khách quan về hình thức và những năng lực của bản thân, phẩm chất nhân cách của cá nhân bằng cách tiến hành đúng đắn và tương đối thành thạo các thao tác của quả trình tự đánh giá.

Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân là gì?

Tự nhận thức bản thân là khả năng hiểu rõ chính xác bản thân mình, biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình, nhận thức được tư duy và niềm tin của mình, cảm xúc và những động lực thúc đẩy bạn trong cuộc đời.

Đánh giá khả năng của bản thân là gì?

Đánh giá bản thân là khả năng tự nhận xét, phát hiện những kỹ năng, tố chất, năng lực đặc thù của riêng mình theo những khía cạnh mà mình đang xem xét. Đây được xem là quá trình mỗi người tự đối diện với chính mình, tìm hiểu những ẩn số bên trong, so sánh đối chiếu với những tiêu chuẩn cuộc sống xung quanh.

Chủ Đề