Ăn thịt mỡ có tốt không

“Hiện có tới 60% dân số mắc bệnh thừa cân, béo phì trong đó có 52% bến chứng thành bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe”. Con số này đã thức tỉnh nhiều người và thúc đẩy họ tìm cách kiểm soát tuyệt đối cân nặng của mình. Một trong những thắc mắc được quan tâm là ăn thịt mỡ có béo không?

Ăn thịt mỡ có béo không?

Giải đáp về vấn đề “ăn thịt mỡ có béo không?“, bác sĩ Thắng, chuyên gia tư vấn hút mỡ tại Bệnh viện thẩm mỹ Á Âu cho biết:

“Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây béo phì và việc ăn thịt mỡ chỉ là một trong các nguyên nhân đó. Bạn có thể không ăn thịt mỡ nhưng lại ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ chiên cũng khiến cho thể tích trữ nhiều mỡ. Chính vì vậy, việc thừa cân hay béo phì không phải chỉ quyết định ở việc bạn có ăn thịt mỡ hay không.

Các chuyên gia cho biết: “bệnh béo phì không phải chỉ quyết định ở việc bạn có ăn thịt mỡ hay không”

Theo kết quả nghiên cứu, mỡ động vật có nhiều chất Cholesterol cần thiết cho cấu trúc của tế bào, tạo nội tiết tố, đặc biệt là tế bào thần kinh. Ngoài ra, các axit béo no trong mỡ nếu được sử dụng ở mức độ vừa phải sẽ có tác dụng làm bền vững các mao mạch máu, phòng tai bệnh tai biến mạch máu não và các bệnh tim mạch. Do đó, nếu bạn tuyệt đối không ăn thịt mỡ thì tương lai sẽ gây hại cho sức khỏe.

Tuy nhiên không phải như vậy mà bạn ăn thịt mỡ quá nhiều. Nên có một tỷ lệ vừa phải, theo kết quả chúng tôi nghiên cứu, tỷ lệ sử dụng dầu thực vật và mỡ động vật nên là 1 : 1,5″.

Việc không kiểm soát được nguồn Carbohydrate là một trong những nguyên nhân chính gây béo phì

Hiện có rất nhiều trường hợp không ăn thịt mỡ cơ thể vẫn béo như thường. Sở dĩ như vậy bởi họ không cân đối được thực đơn hàng ngày của mình. Việc nạp quá nhiều Carbohydrate hay protein vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành lipid và protein. Điều đó là lý giải vì sao không ăn thịt mỡ mà cơ thể vẫn béo.

Xem thêm  Để sở hữu vòng eo chuẩn như người nổi tiếng

Để giảm béo an toàn và hiệu quả bạn cần căn cứ vào chế độ ăn và những sinh hoạt hàng ngày để cân bằng và kiểm soát sao cho năng lượng nạp vào vừa đủ cung cấp cho hoạt động hàng ngày, tránh tình trạng dư thừa năng lượng sẽ tích mỡ trong cơ thể.

Để giảm béo an toàn bạn nên kết hợp điều chỉnh thực đơn ăn uống và có kế hoạch luyện tập thể thao hợp lý

Những thông tin trên đây hy vọng đã giúp cho các bạn biết được “ăn thịt mỡ có béo không?“. Nếu bạn đang không kiểm soát được cân nặng của mình thì hãy trực tiếp đến địa chỉ Bệnh viện thẩm mỹ Á Âu hoặc gọi tới tổng đài tư vấn bên dưới để được các chuyên gia giải đáp mọi thắc mắc

Trước đây, mỡ lợn từng là thực phẩm thông dụng trong chế biến các món ăn, được dùng thay cho dầu ăn. Nhưng hiện nay, thịt mỡ luôn là loại thực phẩm khiến nhiều người e ngại và né tránh vì quan điểm ăn thịt mỡ sẽ gây ra các bệnh như béo phì, tăng cholesterol và các bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mỡ lợn không những không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Năm 2019, đài truyền hình ở Anh đã công bố 100 loại thực phẩm bổ dưỡng nhất thế giới và đáng ngạc nhiên là mỡ lợn đứng vị trí thứ 8 trong danh sách đó.

Ngoài ra, các nhà khoa học đã phân tích và đánh giá, mỡ lợn giàu vitamin B và các khoáng chất tốt cho sức khỏe hơn cả thịt cừu và mỡ bò. Trên tờ Daily Mail của Anh cũng viết rằng mỡ lợn tốt cho sức khỏe hơn trái bơ. Vì nó giàu vitamin D, có thể thúc đẩy sự hấp thụ canxi của cơ thể. Trên thực tế, mỡ lợn là một trong những nguồn vitamin D dồi dào nhất, nhiều hơn 50% so với bơ, giúp cải thiện chức năng tim mạch, duy trì sức khỏe của phổi và hô hấp, tăng cường chức năng cơ bắp và giúp cơ thể phòng chống nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, mỡ lợn chứa khoảng 40% chất béo bão hòa, khoảng 50% - 60% chất béo không bão hòa đơn và khoảng 10% chất béo không bão hòa đa, có tác dụng làm bền vững các mao mạch máu, phòng các bệnh về tai biến và các bệnh về tim mạch, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Nhiều người nghĩ rằng mỡ lợn chỉ có thể dùng để nấu ăn, nhưng không phải vậy, mỡ lợn còn ẩn chứa rất nhiều "tuyệt chiêu" mà ít ai biết đến. Ảnh: Sohu

Nhiều người nghĩ rằng mỡ lợn chỉ có thể dùng để nấu ăn, nhưng không phải vậy, mỡ lợn còn ẩn chứa rất nhiều "tuyệt chiêu" mà ít ai biết đến.

Dưới đây là 8 công dụng thần kỳ của mỡ lợn

1. Giữ ẩm cho phổi

Mỡ lợn có tác dụng làm ẩm phổi. Bên cạnh đó, sự phát triển của da và tóc phụ thuộc vào việc nuôi dưỡng của phổi. Vì vậy, mỡ lợn có thể nuôi dưỡng phổi, gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của da và tóc.

2. Giảm táo bón

Mỡ lợn có mùi thơm đặc biệt và kết cấu mịn. Ăn mỡ lợn trong thời gian dài có tác dụng kích thích khẩu vị, bôi trơn thành ruột, từ đó giúp giảm tình trạng táo bón.

3. Khai vị

Các nhà khoa học phát hiện ra mỡ lợn có giá trị dinh dưỡng tuyệt vời giống như hạt chia, cá hồi và củ dền. Ảnh: Sohu


So với dầu thực vật nói chung, mỡ lợn có mùi thơm đặc biệt không thể thay thế. Đồng thời, có tác dụng làm tăng cảm giác thèm ăn cùng những lợi ích nhất định trong việc ngăn ngừa và điều trị chứng biếng ăn ở trẻ.

4. Điều hòa ngũ tạng

Mỡ lợn có thể nuôi dưỡng 5 cơ quan nội tạng, đặc biệt là lá lách và phổi. Loại mỡ động vật này có thể giúp làm sạch phổi và ruột, củng cố sức khỏe của lá lách, giúp tiêu hóa và hấp thu thức ăn vào cơ thể nên rất thích hợp cho người có lá lách và dạ dày yếu, chán ăn, cơ thể gầy gò.

5. Thuốc nhuận tràng, giải độc

Mỡ lợn có tác dụng giải độc, nhuận tràng. Cụ thể, mỡ lợn có thể loại bỏ chất độc cantharidin, chất độc trong rượu bia, lưu huỳnh. Ngoài ra, mỡ lợn còn có tác dụng làm giảm tình trạng vàng da.

6. Chăm sóc da

Mọi người thường mua các loại sữa tắm để chăm sóc da, rất ít người sử dụng mỡ lợn, thực tế thì mỡ lợn có tác dụng dưỡng da mà nhiều người chưa biết. Ở Châu Phi thường thấy người ta dùng mỡ lợn để lau tay chân, sau khi bôi thì tay chân mịn màng, tránh da bị khô nứt nẻ.

7. Chống lạnh

Mỡ lợn là chất béo động vật, giàu chất dinh dưỡng và axit béo bão hòa. Ăn mỡ lợn có thể giúp giữ ấm cho cơ thể, từ đó giúp chống lạnh khi nhiệt độ môi trường xuống thấp.

8. Giảm nguy cơ trầm cảm

Mỡ lợn có chứa lượng lớn axit linoleic và axit oleic, có tác dụng làm giảm nguy cơ trầm cảm.

Mỡ lợn giàu dinh dưỡng, càng đáng được tôn vinh hơn nhờ khả năng chữa khỏi nhiều bệnh. Ảnh: Sohu


Để làm thuốc chữa bệnh từ mỡ lợn, Đông y đưa ra một số bài thuốc sau:

- Khó đại tiểu tiện: Lấy lượng mỡ to bằng quả trứng gà, cắt nhỏ, đun cùng với 50ml rượu, sau đó tiếp tục đun sôi vài lần, chia uống 2 lần cho đến khi giảm triệu chứng bệnh.

- Ho gió ho khan: Mỡ lợn 120g, rán chín, cắt nhỏ, ăn cùng với dấm đỗ tương.

- Ho nhiều khàn tiếng: Thịt mỡ lợn 60g, nấu thành mỡ nước, thêm 60g mật ong đun sôi, bảo quản trong lọ sứ, mỗi ngày pha 1 thìa với nước nóng ấm để uống.

- Da tay chân nứt nẻ: Mỡ pha với rượu nóng bôi vào chỗ nứt nẻ.

- Táo bón: Mỡ lợn, hạt đông quỳ số lượng vừa đủ dùng, tán nhỏ, làm thành viên hoàn, mỗi viên 9g, mỗi ngày uống 2-3 lần, 1 viên/lần.

Nhược điểm khi tiêu thụ quá nhiều mỡ lợn

Cholesterol trong mỡ lợn cũng tương đối cao. Nếu bạn ăn quá nhiều, lượng cholesterol và chất béo sẽ không được cơ thể hấp thụ hoàn toàn, điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ cứng động mạch. Ảnh: Internet


Nhược điểm 1: Mỡ lợn có lượng calo cao, ăn thời gian dài rất dễ tăng cân, vì vậy kiến nghị những người béo phì không nên ăn nhiều.

Nhược điểm 2: Cholesterol trong mỡ lợn cũng tương đối cao. Nếu bạn ăn quá nhiều, lượng cholesterol và chất béo sẽ không được cơ thể hấp thụ hoàn toàn, điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ cứng động mạch, những người già hoặc bệnh nhân bị huyết áp cao, tăng lipid máu hoặc bệnh tim thì nên ăn ít.

Nhược điểm 3: Hàm lượng lipid của mỡ lợn tương đối cao. Tiêu thụ quá lâu sẽ mang lại gánh nặng cho cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Lưu ý khi sử dụng mỡ lợn

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khi dùng mỡ lợn cần lưu ý một số thông tin sau:

- Nếu bạn thực sự thích ăn mỡ lợn, bạn cũng không nên ăn nó mỗi ngày, tốt nhất nên sử dụng mỡ lợn mỗi tuần 2 lần. Kiến nghị mỗi người mỗi ngày không nên tiêu thụ quá 25-30 gram.

- Người lớn tuổi [>50 tuổi], người mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch, mỡ trong máu cao... cần hạn chế ăn mỡ lợn để làm giảm cholesterol trong máu.

- Đối với trẻ nhỏ, một lượng mỡ vừa đủ trong bữa ăn có thể tham gia vào quá trình phát triển thể chất và giúp trẻ phòng ngừa được chứng cận thị nhờ cung cấp một lượng vitamin A cho cơ thể.

- Người bị suy dinh dưỡng, mắc các bệnh thiếu máu, thường xuyên chóng mặt, táo bón, khô da, nứt nẻ tay chân, tóc bạc hoặc rụng, phụ nữ sau sinh... nên ăn mỡ để bổ sung cholesterol và các vitamin, khoáng chất cho cơ thể.

- Người bình thường nên cân bằng mỡ lợn và dầu ăn trong bữa ăn. Tỉ lệ dầu - mỡ được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên đảm bảo là 2:1.

- Không tái sử dụng mỡ nhiều lần khi chiên rán thức ăn

- Nên bảo quản mỡ lợn ở trong chai, lọ thủy tinh có nắp đậy kín và để ở nơi thoáng mát, hạn chế ánh sáng.

- Khi nấu, chú ý nhiệt độ không quá cao. Nếu mỡ lợn đã bốc khói trong nồi, nhiệt độ lúc này sẽ gần như vượt quá 200 độ C. Khi đó rất dễ sản sinh các chất có hại như formaldehyd, benzen và axit acrylic.

Sử dụng mỡ lợn rất có lợi cho sức khỏe. Quan trọng là cần biết sử dụng đúng cách, liều lượng phù hợp với từng độ tuổi, đối tượng sử dụng và cân bằng với các thực phẩm khác.

Theo Sohu và QQ

Nhận tin nhắn cầu cứu khẩn cấp, dù đang ở Mỹ, ông Hoàng Kiều lập tức gửi nhu yếu phẩm, thuốc bổ, thực phẩm cho hàng loạt F0, F1 khó khăn ở TP.HCM

Mai Ngọc

Theo Trí thức trẻ Copy link

Link bài gốc Lấy link! //ttvn.toquoc.vn/cong-dung-than-ky-cua-mo-lon-doi-voi-suc-khoe-bo-hoan-toan-mo-lon-thay-bang-dau-thuc-vat-nguoi-viet-dang-am-tham-tu-hai-minh-4202117816912589.htm

Chủ Đề