2 người dùng hết bao nhiêu số điện

Hiện nay, điện năng được phổ biến sử dụng rộng rãi, không có lĩnh vực nào, không có nơi nào là không csử dụng điện, nguồn năng lượng điện là có nhiều ưu điểm vượt trội so với các nguồn năng lượng khác đó là sự tiện dụng, dễ sử dụng, giá thành rẻ, không gây ô nhiễm môi trường, nhưng sử dụng sao cho hợp lý, và cách tính số điện năng tiêu thụ thì chưa hẳn ai cũng biết.

Khi dòng điện đi qua một điện trở, điện trở có thể bị nóng lên và tỏa nhiệt ra môi trường [như trong bếp điện], các máy biến năng có thể chuyển hóa điện năng cung cấp bởi dòng điện ra thành nhiều dạng năng lượng khác: nhiệt năng [ như bếp điện, bàn là, lò sưởi,…]; quang năng [ như bóng đèn,..]; động năng [ như động cơ điện,..] hay âm thanh [ như loa, đài,..].Các thiết bị điện dùng điện năng [ như tivi, tủ lạnh, quạt gió, bóng đèn led, …..] đã đi sâu vào cuộc sống trong xã hội loài người hiện đại và điện năng là một mặt hàng thiết yếu. Điện năng thường được phân phối đến các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất, cơ quan dưới đơn vị đo kilowatt giờ [ KWh], với giá bán có thể thay đổi theo địa điểm, thời điểm trong ngày hay trong năm và lượng tiêu thụ.

Mức tiêu thụ của các thiết bị điện

1. Máy thu hình [T.V]

T.V 14 inh công suất 40W, dùng 25 giờ tiêu thụ 1 kilô oát giờ [1 KW giờ]. T.V 18 inh công suất 65W dùng 15,4 giờ tiêu thụ khoảng 1KW/giờ.

2. Máy thu thanh

Loại 2 cửa băng, 4 loa thường có công suất khoảng 25W. Sử dụng 40 giờ tiêu thụ 1KW giờ.

3. Tủ lạnh

 Loại 130 lít, công suất khoảng 105W. Bình quân mỗi ngày tiêu thụ 1KW giờ. Loại 160 lít hai cửa, công suất khoảng 150, bình quân mỗi ngày tiêu thụ 1,7 KW giờ.

[Tủ lạnh tiêu thụ điện phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ môi trường và cách dùng, số liệu trên chỉ để tham khảo].

4. Hút bụi

Công suất khoảng 600W sử dụng trong 1,67 giờ tiêu thụ khoảng 1KW giờ.

5. Máy giặt

Thông thường máy giặt loại dung lượng 2 kg có công suất 250 W [động cơ giặt, không bao gồm động cơ vắt] dùng trong 4 giờ tiêu thụ 1 KW giờ.

6. Nồi cơm điện [hoặc lò nướng]

Công suất 500W dùng 2 giờ tiêu thụ 1KW giờ. Công suất 750W dùng 1,3 giờ tiêu thụ 1 KW giờ.

7. Bếp điện từ [hoặc lò vi sóng]

Công suất 1.000W dùng 1 giờ tiêu thụ 1KW giờ. Công suất 1.200W dùng trong 50 phút tiêu thụ 1 KW giờ.

8. Quạt điện

Loại 350 mm [14 inh] loại tụ điện, để bàn công suất 54W sử dụng 18,5 giờ tiêu thụ 1 KW giờ.

9. Bàn là

300W dùng 3,33 giờ tiêu thụ 1 KW giờ.

10. Máy hút khói

70W dùng 14,3 giờ tiêu thụ 1 KW giờ.

11. Máy điều hoà không khí

12.500 kilô calo/giờ loại cửa sổ, công suất 1.000W; dùng trong 1 giờ tiêu thụ 1  KW giờ.

12. Lò sưởi

Công suất 600W dùng 1,7 giò tiêu thụ 1 KW giờ.

13. Bình đun nước tắm

Công suất 1.000W dùng 1 giờ tiêu thụ 1 KW giờ.

14. Đèn Nêông

Dài 45 mm, 15W cộng với chấn lưu 7,5W, tổng cộng 22,5W dùng 44,64 giờ tiêu thụ 1KW giờ.

Nếu dùng công thức để tính năng lượng điện tiêu thụ thì tính như sau:

Năng lượng tiêu thụ = Công suất thiết bị  điện x Số giờ sử dụng.

Thí dụ: Năng lượng điện tiêu thụ của bàn là 500W dùng trong 1 giờ, tính như sau: Năng lượng tiêu thụ = 0,5 KW x 1 giờ = 0,5 KW giờ.

Tiết kiệm năng lượng điện đúng cách

Chú ý

Khi tính phải lấy đơn vị năng lượng điện tiêu thụ là kilôoát giờ [KW giờ], đơn vị công suất là kilôoát [KW]; Thời gian lấy đơn vị giờ.

Ngược lại cũng có thể tính như sau: Lấy 1 kilôoát giờ chia cho công suất [kilôoát] sẽ biết được dùng bao nhiêu lâu sẽ tiêu thụ hết 1 kilôoát giờ.

Thí dụ: Một động cơ điện 300W [tức là 0,3 KW] sẽ chạy trong 1 KW giờ chia cho 0,3 KW = 3,33 giờ, sẽ tiêu thụ 1 KW giờ.

Kết luận

Điện năng là mạch máu trong cuộc sống hiện đại. Nguồn điện có ổn định thì cuộc sống mới ổn định. Thực tế ở nhiều nơi nguồn điện lại yếu và chập chờn gây tổn hại đến thiết bị điện, sản xuất và sinh hoạt. Hãy bảo vệ cuộc sống tiện nghi bằng cách sử dụng ổn áp  cho gia đình-văn phòng-nhà xưởng.

Nguyên nhân hóa đơn tiền điện ở một số gia đình luôn rất cao chủ yếu đó là sự bị động và không thể quản lý được các thiết bị điện lạnh như máy lạnh, máy giặt, tủ lạnh... trong gia đình mình. Bài viết sau đây, Điện Máy Chợ Lớn xin chia sẻ cách tính lượng điện tiêu thụ trên thiết bị điện lạnh để giúp các bạn ước tính chi phí điện năng tiêu thụ ở các thiết bị hiện có hoặc sắp mua mới để có những phương án tiết kiệm điện cho gia đình mình.

Công suất của thiết bị điện ghi trên nhãn

Hiện nay, hầu hết các thiết bị điện lạnh, điện gia dụng đều có ghi công suất hoạt động của sản phẩm, các thông số kỹ thuật như: công suất tiêu thụ, số seri, xuất xứ… Thông qua thông số này, bạn sẽ biết được lượng điện năng tiêu thụ hằng tháng là bao nhiêu. Công suất của thiết bị thường được ghi trên bao bì hay trên nhãn năng lượng.

Công thức tính điện năng tiêu thụ điện: A = P x t

Với

A – Lượng điện tiêu thụ trong khoảng thời gian t

P – Công suất tiêu thụ điện [đơn vị kW]

t: Thời gian [đơn vị: h]

Công suất của thiết bị điện lạnh được ghi trên nhãn bao bì

Mức tiêu thụ điện của một số thiết bị điện thường có trong các hộ gia đình

Tủ lạnh: Tủ lạnh có công suất là 120W [0,12KW], trong 1 ngày [tủ lạnh hoạt động trong 24h] lượng điện tiêu thụ khoảng 2.88 KWh [0.12KW x 24h].

Máy lạnh: Máy lạnh có công suất là 1.200W thì lượng điện tiêu hao khoảng 1,2 KWh sau 1 giờ sử dụng.

Máy lạnh: Máy lạnh có công suất dao động từ 800 - 850 W; các máy 12.000 BTU có công suất 1.500W. Như vậy, nếu một máy lạnh 9.000 BTU sử dụng 1 tiếng đồng hồ sẽ tiêu tốn 0,85KWh [gần 1 số điện]; máy lạnh 12000BTU sẽ tiêu tốn 1,5 số điện sau 1 giờ sử dụng.

Trên thực tế, lượng điện tiêu thụ có thể sẽ ít hơn vì trên thực tế, không phải lúc nào các thiết bị điện cũng chạy với công suất tối đa. Đặc biệt là với các thiết bị điện được trang bị máy nén Inverter có khả năng tiết kiệm điện thì lượng điện tiêu thụ sẽ thấp hơn.

Ngoài ra, nếu như trên nhãn năng lượng của sản phẩm có đề cập tới điện năng tiêu thụ cũng thể dựa vào đó để tính toán một cách tương đối lượng điện mà thiết bị tiêu tốn trong 1 ngày; chỉ cần lấy số điện năng tiêu thụ trong 1 năm chia cho 365 ngày là ra lượng điện thiết bị tiêu thụ trong 1 ngày.

Số điện tiêu thụ trong 1 năm trên nhãn năng lượng của tủ lạnh

Ví dụ: trên tem năng lượng có thông số "Điện năng tiêu thụ": 403kWh/năm, vậy trong 1ngày tủ sẽ tiêu thụ lượng điện khoảng:  ~403kWh/365 ngày = 1.104 kWh, và một tháng là 1.104×30=33.12 kWh.

Bạn có thể xem bảng giá tiền điện mới nhất tại đây để có thể tính được giá tiền điện nhé!

Tuy vậy đây chỉ là con số tham khảo vì nó còn phù thuộc vào thói quen sử dụng, tần suất tác động đến thiết bị như đóng mở tủ lạnh thường xuyên, và điều kiện bên ngoài như thời tiết nóng khiến các thiết bị tủ lạnh, máy lạnh làm việc nhiều hơn.

Một số cách chọn thiết bị tiết kiệm điện

Theo quy định của Bộ Công Thương, các thiết bị tiêu thụ điện bắt buộc phải dán nhãn năng lượng trước khi bán ra ngoài thị trường. Nhãn năng lượng là loại nhãn cung cấp mức tiêu thụ năng lượng của thiết bị đó nhằm giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm một cách thông minh và tiết kiệm điện năng nhất.

Tại Việt Nam có 3 loại tem năng lượng được dán trên các thiết bị điện gồm tem năng lượng xác nhận, tem năng lượng so sánh và tem năng lượng không có sao.

– Tem năng lượng xác nhận [Nhãn Ngôi sao năng lượng Việt]: là nhãn hình tam giác, có biểu tượng Tiết kiệm năng lượng được dán trên các thiết bị có hiệu suất năng lượng đạt hoặc vượt mức hiệu suất năng lượng cao do Bộ Công Thương quy định [hay còn gọi là HEPS].

Tem năng lượng xác nhận

– Tem năng lượng so sánh: có dạng hình chữ nhật, trên nhãn sẽ có 5 ngôi sao ứng với mức hiệu suất năng lượng khác nhau. Đây là những con số công bố mức tiêu thụ năng lượng của các thiết bị điện, tùy vào hiệu suất tiêu thụ điện của từng thiết bị mà Bộ Công Thương sẽ quy định thiết bị đó dán 1 sao, 2 sao… hoặc 5 sao. Nhãn 5 sao là nhãn dành cho sản phẩm tiết kiệm điện năng nhất nếu so sánh các sản phẩm cùng loại, cùng công suất và cùng chức năng.

Tem năng lượng so sánh

-Tem năng lượng không sao thường được dùng có các sản phẩm có hiệu suất năng lượng nằm dưới mức tối thiểu.

Để chọn mua thiết bị điện lạnh bạn cần nhắc lựa chọn công suất thiết bị điện phù hợp; tùy vào nhu cầu, số lượng người dùng mà lựa chọn công suất máy.

Ngoài ra, bạn chọn các thiết bị có ứng dụng công nghệ hiện đại như: công nghệ Inverter, công nghệ Plasmaster,...

Trên đây là bài viết chia sẻ về “Cách tính lượng điện tiêu thụ trên thiết bị điện lạnh”. Hy vọng với những thông tin mà Siêu Thị Điện Máy Chợ Lớn chia sẻ có thể giúp bạn tính được được lượng điện năng tiêu thụ trong tháng để có phương án sử dụng thiết bị tiết kiệm điện hợp lý nhé!

1 người dùng hết bao nhiêu số điện?

1 tháng tiêu thụ hết ít nhất 45 số điện. Tuy nhiên, đây chỉ là cách tính tương đối vì công suất tiêu thụ điện của tủ lạnh phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ môi trường và cách dùng.

Dùng bao lâu thì hết 1 số điện?

Nó chỉ đơn giản là một đơn vị đo tương đương với năng lượng bạn sẽ sử dụng nếu bạn sử dụng một thiết bị 1.000 watt hoạt động trong một giờ. Vì vậy, nếu bạn bật một bóng đèn 100 watt, sẽ mất 10 giờ để nạp được 1 kWh năng lượng. Hoặc một thiết bị 2.000 watt sẽ sử dụng 1 kWh chỉ trong nửa giờ.

Dùng điều hòa 1 tiếng hết bao nhiêu tiền điện?

Dùng điều hòa 1 tiếng hết bao nhiêu số điện Đây số điện mới tính công suất làm lạnh của điều hòa. Ngoài ra, còn công suất quạt gió của điều hòa khoảng 0,2 – 0.25KW. Do đó, 1 giờ điều hòa tiêu thụ xấp xỉ 3Kw, tương đương với 3 số điện.

100 số điện là bao nhiêu tiền?

Mức giá cho 100 số điện đầu tiên là 1.506 đồng/số. Bậc cao nhất vẫn là 401 số trở lên với giá bán điện là 2.587 đồng/số điện. Kịch bản khác có số bậc thay đổi từ bậc thấp nhất 50 số điện lên bậc thấp nhất là 100 số điện.

Chủ Đề