1 vạch chữ t là gì

Sau khi xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 [test nhanh], bộ test hiện 1 vạch ở chữ C hay T mới đúng?

Theo PGS.TS Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Trưởng Bộ môn Nhi, Đại học Y dược kiêm Trưởng Đơn vị điều trị COVID-19, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, thông thường C là vạch chuẩn, T là vạch kết quả. Tùy từng nhà sản xuất mà thời gian chờ có kết quả khác nhau. Người dân cần lưu ý đọc đúng theo thời gian nhà sản xuất quy định.

Một người sau khi test nhanh COVID-19, nếu xuất hiện 1 vạch hiện ở chữ C tức là người này âm tính SARS-CoV-2. Nếu trên bộ test ngoài chữ C còn hiện thêm vạch chữ T [dù đậm hay nhạt] thì người đó dương tính SARS-CoV-2.

Độ đậm nhạt của vạch chữ T có thể phản ánh người này mới nhiễm SARS-CoV-2 hay không và tải lượng virus đang nhiều hay ít. Theo đó, nếu vạch chữ T càng đậm thì lượng virus càng nhiều, ngược lại nếu nhạt thì chứng minh lượng virus trong cơ thể người nhiễm đang ít.

Các bước tự test nhanh tại nhà

Bước 1: Chuẩn bị tuýp dung dịch đệm [buffer] theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bước 2: Tự lấy mẫu trước gương hoặc thực hiện thao tác lấy mẫu cho các thành viên khác trong hộ gia đình.

Bước 3: Dùng tay xoay đều tăm bông trong tuýp nhựa chứa dung dịch đệm, nhúng que tăm bông lên xuống trong dung dịch đệm [10 lần].

Bước 4: Chuyển tay lên phần thân trên tuýp, bóp chặt và rút từ từ que tăm bông. Đảm bảo vắt sạch toàn bộ dung dịch còn đọng trên đầu tăm bông xuống đáy tuýp.

Bước 5: Đóng chặt nắp màng lọc, lắc đều dung dịch trong tuýp bằng tay [5 lần].

Bước 6: Ghi tên mỗi thành viên lên từng khay test tương ứng. Nhỏ 3 đến 5 giọt dung dịch trên vào giếng test [theo hướng dẫn của nhà sản xuất].

Bước 7: Đọc kết quả sau 15 đến 30 phút theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Sau khi tự lấy mẫu, người dân tự đọc kết quả theo hướng dẫn phân tích kết quả của nhà sản xuất.

Trường hợp âm tính [chỉ xuất hiện 1 vạch C]: Kết luận mẫu bệnh phẩm của người được lấy mẫu có kết quả âm tính tại thời điểm xét nghiệm.

Trường hợp dương tính [xuất hiện cả 2 vạch C và T]: Kết luận mẫu bệnh phẩm của người được lấy mẫu có kết quả dương tính bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên tại thời điểm xét nghiệm. Cuối cùng, người dân sẽ báo cáo kết quả và nộp lại khay test cho cán bộ y tế để tổng hợp.

Bộ Y tế khuyến cáo, bước tự lấy mẫu [bước 2] là bước quan trọng nhất để đảm bảo tính chính xác của kết quả xét nghiệm, người dân cần lấy mẫu đúng khu vực tỵ hầu, đồng thời cần đảm bảo thấm đủ dung dịch nếu không sẽ không đảm bảo thấm được dịch.‏ Khi lấy mẫu dịch tỵ hầu, người lấy mẫu cần đưa khoảng 3/4 chiều dài que lấy mẫu vào sâu bên trong mũi. Khi thực hiện đưa que lấy mẫu vào có cảm giác "sụp hầm" hay "sụp ổ gà" là thành công.

Còn với kỹ thuật ngoáy dịch mũi, người dân cần ngửa đầu về phía sau, cầm cán que, nhẹ nhàng đưa đầu bông vào lỗ mũi thứ nhất cho đến khi cảm thấy lực cản nhẹ và không còn nhìn thấy đầu bông, sâu khoảng 2cm. Sau đó, xoay que 3 lần và giữ yên 10 giây. Tiếp tục xoay và ngoáy đầu bông để lau toàn bộ thành trong và cuối khoang mũi cho đến khi đầu bông ướt hoàn toàn. Tiếp đó, chuyển đầu bông sang lỗ mũi thứ hai và lặp lại thao tác như trên. Sau đó, mọi người nhẹ nhàng xoay và rút que lấy mẫu ra.

Theo Bộ Y tế, mỗi bộ kit xét nghiệm nhanh sẽ có hướng dẫn sử dụng khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất. Người thực hiện cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi lấy mẫu.‏

Đồng thời kết quả test nhanh có thể cho kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả, do đó nếu xét nghiệm có kết quả âm tính, người dân cũng không được chủ quan, nếu xét nghiệm dương tính, người dân phải bình tĩnh báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất.‏

Ngoài ra, sau khi hoàn thành việc lấy mẫu, xét nghiệm và đọc kết quả, người dân cần cho tất cả vật dụng đã sử dụng vào trong túi dán kín lại, tránh vứt những dụng cụ xét nghiệm này trực tiếp vào thùng rác sinh hoạt của gia đình. Mọi người dân cũng cần chú ý vệ sinh, khử khuẩn tay các bề mặt liên quan theo đúng quy định.

Kết quả test Covid hiện vạch mờ vạch đậm làm bạn hoang mang? Vậy thì cùng Bách hóa XANH tìm hiểu test Covid có vạch mờ vạch đậm có quyết định tình trạng bệnh hay không nhé.

Hiện tại, tình hình dịch bệnh diễn biến khá phức tạp là mọi người hoang mang, lo lắng và một trong những cách để kiểm tra nhanh nhất là sử dụng test nhanh Covid tại nhà. Tuy nhiên, kết quả này đôi khi hiện ra vạch mờ, vạch đậm làm mọi người hoang mang không biết rằng mình có mắc Covid không. Đừng bỏ qua bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn nhé.

1Test Covid có vạch mờ vạch đậm? Có quyết định tình trạng bệnh không?

Test nhanh Covid có vạch mờ, vạch đậm

Kết quả test nhanh Covid-19 âm tính hay dương tính sẽ dựa vào kết quả vạch trên khay thử là 1 vạch ở chữ C hay 2 vạch ở cả C và T. Kết quả sẽ hiển thị trên khu vực chữ C và T với 3 trường hợp như sau:

  • Kết quả test nhanh xuất hiện 1 vạch ở chữ C: Có nghĩa là âm tính tại thời điểm xét nghiệm. Vạch C mờ là lượng mẫu bạn lấy là chưa đủ, vạch C đậm là lượng mẫu xét nghiệm bạn đã lấy đủ. Điều này cũng ảnh hưởng đến kết quả ở vạch T nếu như lượng mẫu không lấy đủ.

  • Kết quả test nhanh xuất hiện 2 vạch ở cả chữ C và T: Có nghĩa là dương tính với Covid-19 tại thời điểm xét nghiệm. Vạch đỏ ở vị trí chữ T càng đậm thể hiện tải lượng virus trong cơ thể càng cao. Nếu mờ thì tải lượng virus trong cơ thể thấp.

  • Kết quả test nhanh chỉ có 1 vạch ở chữ T hoặc không hiện lên ở cả 2 vạch: Kết quả không có giá trị, cần thực hiện test lại.

Kết quả test nhanh hiện vạch đậm, vạch mờ trên khay thử không quyết định 100% tình trạng bệnh vì có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả test nhanh. Để có kết quả chính xác nhất bạn cần liên hệ cơ quan y tế để làm xét nghiệm PCR để khẳng định về tình trạng bệnh của mình.

Theo PGS. TS Đỗ Văn Dũng - Trưởng Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y dược TP.HCM cho biết: Thực tế thì việc sử dụng kit test không có giá trị để xác định được tiên lượng của bệnh là nặng hay nhẹ. Khi người bệnh có khả năng phơi nhiễm với COVID-19, sau 3 - 5 ngày hãy thực hiện test một lần để tránh lãng phí. Việc lạm dụng kit test hoặc xét nghiệm liên tục mỗi ngày là không cần thiết và gây tốn kém.

2Vì sao test Covid có vạch mờ, vạch đậm?

Cách đọc kết quả test Covid

Việc tự sử dụng test nhanh đang được khuyến khích, hầu hết các loại test nhanh trên thị trường hiện nay đều cho kết quả rất tốt.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Trần Đình Bình chuyên gia về chống nhiễm khuẩn và vi sinh y học tại Đại học Y Dược thì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả test nhanh như:

  • Do cách lấy mẫu: Chưa đủ số lượng mẫu test, sai vị trí, ngoáy không đủ sâu, lấy mẫu 2 lần liên tiếp ở cùng một bên mũi dẫn đến que test không nhận diện được mẫu để hiện kết quả.

  • Thời gian lấy mẫu: Mới nhiễm bệnh những ngày đầu thì tỷ lệ âm tính cao, khi có triệu chứng thì khả năng test dương tính cũng cao hơn so với không triệu chứng, đã nhiễm bệnh trên 7 ngày thì tỷ lệ âm tính cũng cao hơn dẫn đến kết quả test sẽ có vạch đậm hoặc mờ.

  • Nồng độ virus trong mẫu test: Nếu nồng độ virus trong mẫu cao thì tỷ lệ dương tính cao vạch hiện sẽ đậm, ở một nồng độ virus thấp thì kết quả xét nghiệm có thể âm tính và vạch hiện lên sẽ mờ.

Tham khảo: Cách lấy mẫu test nhanh Covid bằng nước bọt chuẩn tại nhà

3Những lưu ý khi test nhanh Covid tại nhà

Một vài lưu ý khi test nhanh Covid tại nhà

Test nhanh Covid cho kết quả nhanh và độ chính xác từ trên 90%. Tuy nhiên, kết quả test nhanh vẫn có thể cho kết quả trình trạng âm tính giả. Do vậy, khi thực hiện test nhanh Covid cần chú ý những điều sau:

  • Kết quả chỉ có hiệu lực trong 72 giờ: Kết quả test chỉ có hiệu lực trong vòng 72h từ khi lấy mẫu.

  • Thời điểm nên thực hiện lấy mẫu để kết quả có độ chính xác cao: Đối với test nhanh Covid thời gian chính xác nhất là sau khoảng 5 ngày kể từ khi có những triệu chứng nghi ngờ. Thời kỳ ủ bệnh hoặc thời kỳ phục hồi, nồng độ virus thấp thì có thể cho kết quả vạch mờ, vạch đậm gây hoang mang.

  • Hãy bình tĩnh khi kết quả test nhanh dương tính với Covid-19: Trường hợp nhận kết quả dương tính 2 vạch thì không nên quá lo lắng, nên bình tĩnh và liên hệ với nhân viên y tế khu vực gần nơi ở nhất, thực hiện cách ly để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.

  • Người thực hiện cần thực hiện đúng các thao tác lấy mẫu: Bởi vì nếu lấy ít chất dịch thì có thể kết quả âm tính giả trong khi có thể người lấy mẫu đã dương tính với Covid-19.

  • Thời gian đọc kết quả: tùy theo mẫu kit test nhanh mà thời gian đọc kết quả khác nhau. Thông thường, thời gian đọc kết quả là 15 - 30 phút kể từ khi nhỏ mẫu vào ô nhận mẫu [S] của khay thử. Tuyệt đối không đọc trước hoặc sau thời gian quy định hướng dẫn của mẫu kit test.

Tham khảo: Test PCR Covid bao lâu mới có kết quả?

4Giải thích ý nghĩa vạch C và vạch T

Giải thích ý nghĩa vạch C và vạch T

Vạch C [Control line] là gì?

Khay test Covid sẽ có một khung hình chữ nhật để bạn xem kết quả. Bên cạnh khung sẽ được kí hiệu chữ C và T. Chữ C là viết tắt của "Control line" hay "vạch chứng C". Nếu sau khi nhỏ mẫu thử vào ô tròn, kết quả cho một vạch màu ở chữ C, tức là kit test hoạt động tốt và cho kết quả âm tính.

Vạch T [Test line] là gì?

Vạch T là viết tắt của "Test line" hay "vạch kết quả T", là vạch cho kết quả mẫu test dương tính. Nếu khay test cho đồng thời hai vạch ở C và T thì mẫu thử dương tính với virus Covid - 19.

Lưu ý: Kết quả dương tính chỉ đúng khi hiện đồng thời cả vạch C và T, nếu như kết quả của bạn chỉ hiện vạch T thì có thể que test bị hư hoặc do thiếu mẫu.

Bài viết trên đã phần nào giải đáp thắc mắc của bạn về việc test nhanh covid vạch đậm, vạch mờ có quyết định tình trạng bệnh không. Hy vọng qua bài viết đã cung cấp cho bạn thêm thông tin hữu ích, các bạn đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh, lạc quan và giữ gìn sức khỏe thật tốt.

Chọn mua khẩu trang các loại bán tại Bách hóa XANH để phòng Covid-19:

Bách hóa XANH

Chủ Đề