1 trăm triệu trả lãi bao nhiêu một tháng

[*] Công cụ tính lãi suất vay có tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ ngân hàng để được tư vấn cụ thể.

Cách 1: Cách tính lãi suất vay theo số dư nợ gốc

Với cách tính lãi suất vay theo số dư nợ gốc, tiền lãi của mỗi kỳ trả lãi sẽ bằng nhau trong toàn bộ quá trình vay và được tính theo số tiền gốc ban đầu.

Tiền lãi hàng tháng = Dư nợ gốc x Lãi suất vay/Thời gian vay

Ví dụ:

A vay 300 triệu đồng trong 12 tháng với mức lãi suất là 12%/năm.

Số tiền gốc phải trả ngân hàng hàng tháng là: 300 triệu/12 tháng = 25.000.000 đồng

Số lãi phải trả ngân hàng hàng tháng là: [300 triệu x 12%]/12 tháng = 3.000.000 đồng

Số tiền phải trả hàng tháng là 28.000.000 đồng

Cách 2: Cách tính lãi suất vay theo số dư nợ giảm dần

Trường hợp tính lãi suất vay theo số dư nợ giảm dần thì số dư nợ dựa trên số tiền thực tế còn nợ sau khi đã trừ đi phần nợ gốc người vay đã trả trong những tháng trước đó. Số dư nợ giảm dần thì tiền lãi mà người vay phải trả cũng giảm dần.

Công thức tính lãi suất theo dư nợ giảm dần cụ thể như sau:

- Tiền gốc hàng tháng = Số tiền vay/số tháng vay

- Tiền lãi tháng đầu = Số tiền vay x Lãi suất vay theo tháng

- Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại x Lãi suất vay

Ví dụ:

B vay 300 triệu đồng thời hạn trong 12 tháng với mức lãi suất 12%/năm

Tiền gốc trả hàng tháng = 300triệu/12 = 25.000.000 đồng

Tiền lãi tháng đầu = [300 triệu x 12%]/12 = 3.000.000 đồng. Tổng số tiền phải trả tháng đầu là 25 triệu + 3 triệu = 28.000.000 đồng.

Tiền lãi tháng thứ 2 = [300 triệu - 25 triệu] x 12%/12 = 2.750.000 đồng. Tổng tiền phải trả tháng thứ 2 là 25 triệu + 2.750.000 = 27.750.000 đồng.

Tiền lãi tháng thứ 3 = [275 triệu - 25 triệu] x 12%/12 = 2.500.000 đồng. Tổng tiền phải trả tháng thứ 3 là 25 triệu + 2,5 triệu = 27.500.000 đồng.

Các tháng tiếp theo tính tương tự như vậy cho đến khi hết nợ.

Giảm lãi suất tiền gửi từ ngày 25/5/2023

Ngày 23/5/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định 951/QĐ-NHNN về mức lãi suất tối đa với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

24/05/2023

Cập nhật mức lãi suất ngân hàng mới nhất được ban hành 2023

LuatVietnam đã cập nhật mức lãi suất ngân hàng mới nhất được ban hành 2023. Trong đó bao gồm các mức lãi suất cho vay ngắn hạn, lãi suất cho vay mua nhà, lãi suất tiền gửi ngắn hạn...

19/06/2023

Từ 10/5/2023, lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội là 4,8%/năm

Ngày 10/5/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 486/QĐ-TTg về mức lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay có dư nợ để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở.

10/05/2023

Lãi suất là gì? Tác động của lãi suất đến nền kinh tế thị trường

Chúng ta nghe rất nhiều về lãi suất ngân hàng, lãi suất cho vay… Vậy lãi suất là gì? Có mấy loại lãi suất? Tác động của lãi suất đến nền kinh tế như thế nào? Hãy đọc bài viết sau để có câu trả lời.

18/04/2023

Giảm mức lãi suất tiền gửi từ ngày 03/4/2023

Ngày 31/3/2023, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành loạt các Quyết định điều chỉnh điều chỉnh mức lãi suất điều hành từ ngày 03/4/2023.

Bạn đã biết mấy loại lãi suất ngân hàng? Cách tính lãi suất vay ngân hàng có phức tạp như bạn nghĩ? Cùng xem hướng dẫn!

Khi quyết định vay ngân hàng để thực hiện nhu cầu cá nhân, ngoài việc quan tâm đến lãi suất là bao nhiêu, khách hàng nên tìm hiểu và nên biết cách tính lãi suất vay ngân hàng mà các ngân hàng đang áp dụng.

Về cơ bản, phương pháp tính lãi [công thức tính lãi] sẽ khá giống nhau và cùng tuân theo đúng quy định của Ngân hàng nhà nước.

Dưới đây là các loại lãi suất và cách tính lãi suất vay ngân hàng cơ bản mà khách hàng cần nắm được để đảm bảo cho kế hoạch tài chính của bản thân.

Tham khảo:

Bất động sản Hải Phòng: 5 dự án đánh dấu sự trỗi dậy mạnh mẽ

Dự án Đà Nẵng: 6 dự án bất động sản tiềm năng tại Đà Nẵng 2019

Các hình thức lãi suất phổ biến

Lãi suất vay ngân hàng mà khách hàng thường thấy là con số phần trăm trên một năm, ví dụ lãi suất cho vay 15% - 18%/ năm. Tuy nhiên để tạo tính hấp dẫn cho gói vay, một số tổ chức đã niêm yết lãi suất theo tháng, ví dụ 1%/ tháng đồng nghĩa là 12%/năm. Nếu bạn thấy một con số lãi suất quá thấp thì nên tìm hiểu thêm lãi suất này áp dụng theo năm hay theo tháng nhé! Đồng thời cũng nên xác thực lại thông tin mà bạn đọc được để tránh rủi ro hoặc lừa đảo.

Lãi suất cố định

Cách tính lãi suất vay ngân hàng cho hình thức lãi suất cố định là như nhau cho từng tháng. Có nghĩa là lãi suất cho khoản vay của bạn sẽ không thay đổi trong suốt thời hạn vay. Lãi suất này không có biến động nên sẽ giảm áp lực cũng như tránh được những rủi ro do biến động về lãi suất.

Ví dụ: Anh Trần Văn A vay số tiền 30 triệu trong vòng 1 năm với mức lãi suất cố định là 12%/ năm. Như vậy số tiền lãi anh A phải trả hàng tháng là 300 nghìn đồng [30 triệu x [12%/12]] trong suốt 1 năm.

Lãi suất thả nổi [Lãi suất thay đổi, biến động]

Mức lãi suất thay đổi này áp dụng tùy theo quy định và chính sách theo từng giai đoạn của các ngân hàng. Mức lãi suất này thông thường sẽ bao gồm: Chi phí vốn + biên độ lãi suất cố định hoặc bao gồm: chi phí vốn cố định + biên độ lãi suất thay đổi.

Ví dụ: Anh Nguyễn Văn B vay thế chấp số tiền 30 triệu trong 1 năm với mức lãi suất 1%/tháng trong vòng 6 tháng đầu. Sau 6 tháng đó lãi suất sẽ biến động.

Theo như cách tính lãi suất trả góp thì số lãi suất anh B phải trả mỗi tháng sẽ là 300 nghìn đồng [30 triệu x 1%] trong vòng 6 tháng đầu tiên. Sang tháng thứ 7 số tiền lãi anh B phải đóng sẽ phụ thuộc vào lãi suất hiện tại của thị trường. Mức lãi suất này có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với lãi suất ban đầu được ghi trong hợp đồng.

Nếu so sánh với anh A ở trên, số tiền phải đóng mỗi tháng trong 6 tháng đầu của khách hàng B là như nhau. Tuy nhiên, sau 6 tháng, số tiền anh B phải đóng chưa thể xác định được cụ thể. Chính vì thế nếu vay trong một thời gian dài, rủi ro là điều có thể xảy ra với loại lãi suất vay thả nổi này.

Lãi suất hỗn hợp

Với cách tính lãi suất vay ngân hàng theo hình thức này, lãi suất của bạn sẽ bao gồm lãi suất cố định được áp dụng trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận, sau đó lãi suất thả nổi sẽ được áp dụng.

Ví dụ: Giả sử 100$ là tiền vay của khoản vay, và lãi suất hỗn hợp là 10%. Sau một năm bạn có 100$ và 10$ lãi suất, với tổng số tiền là 110$. Trong năm thứ hai, lãi suất [10%] được áp dụng cho người đứng đầu [100$, dẫn đến 10$ lãi] và lãi tích lũy [10$, dẫn đến 1$ lãi], với tổng cộng 11$ lãi suất trong năm đó, và 21$ cho cả hai năm.

Cách tính lãi suất vay vốn ngân hàng thường được áp dụng

Lãi phải trả [hàng tháng] = [Dư nợ vay hiện tại x lãi suất x số ngày thực tế duy trì dư nợ hiện tại] / 365

Hình thức tính lãi suất vay ngân hàng này còn gọi là cách tính lãi theo dư nợ giảm dần. Tại thời điểm tính lãi dư nợ vay hiện tại là cơ sở để tính tiền lãi thực tế phải trả. Do vậy, khi khoản vay càng về sau thì tiền lãi hàng tháng phải trả sẽ giảm dần.

Ví dụ: Doanh nghiệp A vay 200 triệu để đầu tư cho dự án mới với mức lãi suất ước tính 26%/năm. Đến nay, khoản vay này đã được hơn 380 ngày. Giả sử mỗi tháng đều trả tiền lãi đầy đủ. Vậy phần lãi phải trả tháng tiếp theo = [200.000.000 x 26% x 380]/ 365 = 54,136,986 VNĐ

Ngoài ra, một số ngân hàng còn áp dụng cách tính lãi xuất vay vốn ngân hàng dựa vào dư nợ gốc ban đầu. Phổ biến là các sản phẩm vay trả góp số tiền nhỏ và khách hàng phải trả hàng tháng một số tiền cố định bao gồm cả lãi và gốc. Hình thức này đang được rất nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng bởi sự tiện lợi khi thanh toán và nằm trong khả năng chi trả với những người có thu nhập không cao

Chủ Đề