Ý tưởng cơ bản của châm cứu là gì

Cơ chế giảm đau của châm cứu

Cơ chế giảm đau của châm cứu theo YHCT

So với y học phương Tây, triết học y học phương Đông liên quan đến nhiều ý tưởng đan xen có thể được coi là xa lạ hoặc không khoa học. Các khái niệm như Khí [chất sống hoặc năng lượng bẩm sinh], lý thuyết Âm dương, Bát Cương [Lý/Biểu, Nhiệt/Hàn, Thực/Hư,

Âm/Dương], lý thuyết ngũ hành, hệ thống kinh lạc và một số lý thuyết khác là những ý tưởng trừu tượng được sử dụng để giải thích các mối quan hệ và mô hình xảy ra trong tự nhiên.

Việc không có những khái niệm tương đương trong Tây Y cho những ý tưởng này, có thể góp phần vào sự không quen thuộc và chậm chấp nhận Đông Y bên ngoài châu Á. Theo quan điểm YHCT, cơ thể được xem là một tổng thể, được tạo thành từ các bộ phận được kết nối với nhau; các bộ phận có thể phụ thuộc và/hoặc ức chế lẫn nhau về mặt sinh lý và bệnh lý. Năm Tạng [cơ quan âm] là những bộ phận tạo thành các đơn vị cốt lõi của cơ thể và được liên kết thông qua các kinh mạch khác nhau có liên quan đến các Phủ [cơ quan dương]. Mặc dù hệ kinh lạc hoạt động như một hệ thống phức tạp mang và phân phối khí và huyết, chúng không phải là mạch máu và không có cấu trúc kênh giải phẫu; chúng cũng không nhìn thấy được. Ý tưởng này tương tự như cách một dòng sông chảy, với sự tắc nghẽn dọc theo các dòng sông tạo ra bệnh ở hạ lưu trong cơ thể. Do đó, châm cứu có thể giúp khôi phục dòng chảy và đưa cơ thể trở lại bình thường thông qua việc kích thích các điểm trên hệ thống kinh mạch ấy.

Kinh mạch lúc nào cũng lưu hành không ngừng, vòng quanh không nghỉ[6]. Nếu hàm khí vào kinh mà ngừng trệ, dịt lại không dẫn đi được, ký túc ở ngoài mạch thời huyết ít, ký túc ở trong mạch thời khí không thông, nên “thốt nhiên” mà đau.

Cơ chế giảm đau của châm cứu theo Y học hiện đại

Một trong những lý do cho những tranh cãi tiếp tục xung quanh châm cứu là thiếu hiểu biết rõ ràng về cơ chế hoạt động cơ bản của nó. Trong nhiều thế kỷ, việc châm cứu hoạt động như thế nào đã được giải thích trong các thuật ngữ trừu tượng như âm, dương và khí. 

Từ hơn 60 năm qua đã bắt đầu và ngày càng nhiều các nghiên cứu các cơ chế sinh học tiềm năng chịu trách nhiệm về các tác động sinh lý được thấy trong điều trị châm cứu. Mặc dù vẫn còn nhiều điều để tìm hiểu về các cơ chế châm cứu và cơ thể con người nói chung, nhưng đã có nhiều kiến thức liên quan đến châm cứu với các con đường thần kinh từ kích thích huyệt vị châm cứu, đến tủy sống, đến các trung tâm đau trong não đã được ngày càng làm cho rõ ràng hơn.

Châm cứu đã được chứng minh là kích hoạt một số opioid nội sinh của cơ thể cũng như cải thiện độ nhạy cảm của não với opioids[7].   

Một số chất sinh hóa khác liên quan đến giảm đau đã được tìm thấy được giải phóng hoặc điều chỉnh bằng cách kích thích châm cứu, bao gồm ATP và adenosine, GABA và chất P[8,9].

Trong khi nghiên cứu đã phát hiện ra một số lý thuyết thú vị, tuy nhiên làm thế nào các cơ chế này tương tác để tạo ra hiệu quả điều trị của châm cứu vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, việc nhìn vào các thành phần khác nhau của hệ thống thần kinh đã giúp cung cấp một số quan điểm sâu sắc. Đó là “Phải xem xét đến hệ thống thần kinh”. Chúng tôi và Han JS đều nhất trí điều này bởi vì thuốc gây tê cục bộ được tiêm xung quanh một dây thần kinh ngoại biên tại một huyệt châm cứu sẽ ngăn chặn tác dụng giảm đau của châm cứu[10]. 

Một cách để khái niệm hóa các cơ chế của châm cứu là xem xét các tầng khác nhau của hệ thống thần kinh [từ tầng ngoại vi đến tầng trung ương] và cách mỗi tầng bị ảnh hưởng. Trong hệ thống thần kinh trung ương, châm vào huyệt sẽ kích thích hệ thống endorphin tự nhiên, làm thay đổi cảm giác đau. Tác dụng này có thể đảo ngược với naloxone trong mô hình động vật, chỉ ra rằng việc chặn hệ thống endorphin cản trở hiệu quả giảm đau của châm cứu[11].  

Hệ thống serotonergic trung ương cũng được tham gia. Các nghiên cứu hình ảnh cộng hưởng từ chức năng [f-MRI] đã chỉ ra rằng châm kim vào một số huyệt cụ thể đã điều chỉnh những khu vực của não.

Ở tầng tủy sống, lý thuyết điều khiển cổng được cho là có vai trò thiết yếu. [Lý thuyết điều khiển cổng nêu rõ kích thích vào không đau sẽ đóng cổng không cho các kích thích đau đi vào, điều này ngăn cảm giác đau di chuyển đến hệ thần kinh trung ương.] Việc điều trị châm cứu đã được chứng minh có điều chỉnh đường vào cảm giác xảy ra ở sừng sau tủy sống, ảnh hưởng đến phản ứng đau sinh lý[12]. Các thụ thể opioid cũng bị ảnh hưởng ở tầng tủy sống[13] .

Kết hợp với nhau, điều trị châm cứu tạo ra những thay đổi sinh lý trong não, tủy sống và ở ngoại vi, làm cho nó trở thành một phương thức trị liệu thực sự độc đáo.

Ngoài ra, năm 2013, nhóm tác giả Li C, Yang J, Sun J, Xu C, Zhu Y, et al đã công bố một ghi nhận thú vị. Đó là phản ứng của não khỏe mạnh đối với châm cứu có thể khác với người có bệnh[14].

Đau có nhiều chiều [còn được gọi nhiều thành phần]. Ngoài chiều cảm giác còn những chiều nhận thức, cảm giác và tình cảm. Các nghiên cứu trên các mô hình đau ở động vật đã cho thấy điện châm ức chế thành phần cảm giác của đau bằng cách tạo ra tác dụng chống đau. Hoạt động của điện châm trên thành phần tình cảm chỉ mới được nghiên cứu gần đây. Một mô hình chuột đau viêm CFA đã được kết hợp với test loại bỏ vị trí có điều kiện [a conditioned place avoidance test] để xác định xem liệu điện châm có ức chế phản ứng tình cảm gây bởi đau hay không?[15] Ngoài ra còn có những nghiên cứu khác trong cùng lĩnh vực đo đạc các chiều của đau. Cùng với nhau, những nghiên cứu này cho thấy điện châm gây ra sự giải phóng endorphin để ngăn chặn phản ứng cảm tính và tác dụng này không phải là hậu quả của việc ức chế thành phần cảm giác đau[16,17,18]. Điều thú vị là các nghiên cứu trên động vật chứng minh rằng một số loại thuốc, bao gồm morphin, oxycodone, tramadol, ibuprofen và pregabalin, cho thấy sự phân ly rõ ràng giữa khả năng chống khó chịu và chống đau[17]. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy morphine làm giảm thành phần tình cảm của đau hơn là thành phần cảm giác của đau[18]. Như vậy điện châm cũng có thể khác nhau trong các hoạt động của nó trên các chiều cảm giác và tình cảm của đau.

Vùng ảnh hưởng của huyệt Hoa Đà – Giáp Tích

Các huyệt Hoa Ðà Giáp Tích xuất xứ từ tác phẩm "Trửu hậu bị cấp phương", do Cát Hồng biên soạn. Các huyệt này được đặt theo tên của Hoa Ðà, một danh y nổi tiếng thời nhà Hán, vì người ta cho rằng ông là vị thầy thuốc đã phát hiện ra và là người đầu tiên sử dụng nhóm huyệt này vào điều trị. "Giáp" có nghĩa là ở bên hay bên cạnh, "Tích" có nghĩa là cột sống. 

Trong các tài liệu xưa, vị trí của các huyệt Giáp tích nằm ở 2 bên cột sống từ đường giữa, đo ra mỗi bên một thốn [Trửu hậu bị cấp phương]. Theo các tài liệu cổ có tất cả 34 huyệt. Ngày nay, các huyệt Hoa Ðà Giáp Tích được xem nằm ở dọc hai bên cột sống, cách đường giữa 0,5 thốn. Và các nhà châm cứu phân chia như sau: Từ xương cổ thứ nhất [C1] đến xương thắt lưng thứ năm [L5], từ mỗi gai đốt sống đo ra 0,5 thốn, có một cặp Hoa Ðà Giáp Tích. Những huyệt từ xương cùng 2-4 cũng đo như vậy [có sách nêu có thể lấy Bát liêu để thay thế]. Cộng cả hai bên phải trái là 56 huyệt. 

Về tác dụng điều trị: Huyệt Hoa Ðà Giáp tích ở đốt sống cổ 1-cổ 4: Trị bệnh ở đầu. Huyệt Hoa Đà Giáp tích ở đốt sống cổ 1-cổ 7: Trị bệnh cổ gáy. Huyệt Hoa Đà Giáp tích ở đốt sống cổ 4- lưng 1: Trị bệnh ở chi trên. Huyệt Hoa Đà Giáp tích ở đốt sống cổ 3-lưng 9: Trị bệnh ở nội tạng, xoang ngực, thành ngực. Huyệt Hoa Đà Giáp tích ở đốt sống lưng 5-thắt lưng 5: Trị bệnh nội tạng ở xoang bụng. Huyệt Giáp tích ở đốt sống lưng 11- lưng cùng 2: Trị bệnh ở thắt lưng, lưng cùng. Huyệt Hoa Đà Giáp tích ở đốt sống thắt lưng 2-lưng cùng 2: Trị bệnh ở chi dưới. Huyệt Hoa Đà Giáp tích ở đốt sống thắt lưng 1-lưng cùng 4: Trị bệnh nội tạng ở hố chậu.

Có thể dễ dàng nhận ra, người xưa, qua thực tế lâm sàng, đã đúc kết được tác dụng điều trị của nhóm huyệt Hoa đà-Giáp tích có quan hệ rất chặt chẽ với khái niệm về tiết đoạn thần kinh trong y học ngày nay.

Nhận định này của người xưa đã được khẳng định với những kết quả nghiên cứu của chúng tôi[19,20] và của Molano MLB, Bonila LBP, Dussan EHB and Londono CAV[21] đã chứng minh rõ được mối quan hệ mật thiết về các huyệt Hoa Đà và tiết đoạn thần kinh tương ứng với chúng.

Vai trò của kỹ thuật trong châm cứu giảm đau

Các yếu tố khác nhau, chẳng hạn như thao tác châm cứu như tần số kích thích[22,23,24], cảm giác châm cứu[25], công thức huyệt, tình trạng bệnh lý và các loại đau đều có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá hiệu quả điều trị của châm cứu. Thời gian kích thích châm cứu và mô hình châm cứu cũng như đánh giá hiệu quả giảm đau sau điều trị châm cứu trong các thử nghiệm lâm sàng khác nhau thay đổi khác nhau, và các yếu tố phụ thuộc thời gian này có thể là yếu tố quyết định trong việc đánh giá hiệu quả giảm đau của châm cứu.

Tần số kích thích

Các nghiên cứu cho thấy việc giảm đau bởi điện châm tần số 2Hz được tạo ra qua trung gian việc phóng thích met-enkephalin [M-ENK] và βendorphin [β -EP], trong khi điện châm tần số 100Hz sẽ qua trung gian việc phóng thích dynorphin-A [DYN-A] trong hệ thần kinh trung ương ở chuột[22,23].

Kết quả công bố của nhóm Cheng LL[24] trên súc vật [dê] cho thấy các ngưỡng đau thay đổi theo các tần số kích thích khác nhau của điện châm. Ngưỡng đau tăng khi tần số tăng, đạt mức cao nhất ở 60Hz [tăng thêm 91%; tốc độ tăng của nó cao hơn [P

Chủ Đề