Vì sao gọi là châu lục vì sử phân chia mang ý nghĩa về mặt

Tất cả chúng ta đều quen thuộc với tên của các lục địa và vị trí địa lý của chúng, nhưng không phải ai cũng biết lịch sử đằng sau những cái tên này.

Nếu bạn là người châu Âu, bạn chắc không dành nhiều thời gian để suy ngẫm về tên của lục địa của bạn và nếu bạn đang sống ở một nơi khác trên thế giới, bạn chỉ đơn giản cho rằng Châu Âu là - Châu Âu.

Nhưng khi nào và bằng cách nào chúng ta đặt tên cho lục địa Châu Âu? Câu trả lời có thể tìm thấy trong lịch sử Hy Lạp cổ đại.

Vì sao gọi là châu lục vì sử phân chia mang ý nghĩa về mặt

Khoảng 700 năm trước công nguyên, cụm từ châu Âu được dùng phổ biến để ám chỉ các lục địa của Hy Lạp.

Từ Châu Âu có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp "eurys" và "ops". "Eurys", có nghĩa là "rộng" và là một từ tôn giáo đồng nghĩa với trái đất và "ops" có nghĩa là "mặt". Châu Âu có nghĩa là "mặt đất".

Vào thời điểm đó, tôn giáo Hy Lạp chịu ảnh hưởng của các tôn giáo ở Trung Đông, trong đó Trái Đất đóng một vai trò quan trọng trong việc thờ phượng vị thần sinh sản.

Các sự kiện lịch sử cổ đại khác

Khoảng 500 năm TCT, phần phía bắc của Hy Lạp thường được gọi là Châu Âu và ngay sau đó tên này được áp dụng không chỉ đối với Hy Lạp, mà cả toàn bộ lục địa.

Vì sao gọi là châu lục vì sử phân chia mang ý nghĩa về mặt

Theo một lý thuyết khác, được phát triển bởi nhiều nhà nghiên cứu, từ Châu Âu có nguồn gốc từ tiếng Semitic "erebu", có nghĩa là "hoàng hôn". Điều này là bởi vì khi chúng ta nhìn từ phía Trung Đông, mặt trời lặn ở châu Âu.

Tương tư như vậy, người ta có thể nói rằng cái tên Châu Á bắt nguồn từ từ "asu", có nghĩa là "bình minh".

Ngoài ra, trong thần thoại Hy Lạp, Europa là một công chúa người Phoenicia, bị bắt cóc bởi thần Zeus cải trang thành một con bò đực.

Cô đã được đưa tới Crete, nơi cô sinh ra Minos, người đã trở thành Vua của Crete.

Tên gọi Europe là đến từ châu Á, nơi họ gọi phần đất thuộc châu Âu là Europit. Một thời trên lãnh thổ xứ Lebanon ngày nay có một dân tộc với nhiều nhà hàng hải lớn. Họ buôn bán với cả vùng Địa Trung Hải và thậm chí đã đi được vòng quanh châu Phi trong 3 năm. Dân Hy Lạp gọi họ là người Foini, dân La Mã là Puni, còn bây giờ là người Phoenicia.

  • Nguồn gốc tên gọi châu Mỹ

Thần thoại Hy Lạp kể vị thần Agenor của người Phoenicia có một cô con gái đẹp tên là Europe, được thần Zeus toàn năng yêu ngay từ giây phút đầu mới gặp. Thần Zeus liền biến thành một con bò mộng trắng, bắt cóc cô gái đem đến đảo Crete nơi lần đầu Europe đặt chân tới vùng đất lạ, sau này được vinh dự mang tên mình.

Còn nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, từ Europe có nghĩa là “mắt to”, bởi thời cổ đại đó là biểu trưng của mặt trăng, đồng thời mặt trăng cũng rất được trọng vọng trong nền văn minh Phoenicia cổ.

Vì sao gọi là châu lục vì sử phân chia mang ý nghĩa về mặt

Một điều thú vị là trong thế kỷ V trước Công nguyên (Tr.CN) sử gia lỗi lạc Herodotus (484-425 Tr.CN), người được tôn vinh là “cha đẻ” của lịch sử học chỉ biết về châu Âu qua phần đất Hy Lạp. Còn vào thế kỷ III Tr.CN, vị học giả uyên bác người Hy Lạp Eratosthenes (276-194 Tr.CN) lại tính vào châu Âu tất cả các địa danh gần Bắc Á.

Còn các nhà địa lý thời Trung cổ thì cho rằng sông Dnieper, nằm trên đường biên giữa giữa Belarus và Ukraine hiện thời là giới hạn của châu Âu; sau đó là sông Donets thuộc Nga và Ukraine ngày nay... Tới tận những năm 40 của thế kỷ XVIII, rặng núi Ural mới được coi là ranh giới cuối cùng giữa Âu châu và Á châu.

Người Hy Lạp gọi những phần đất phía đông biển Aegean với nhiều tên khác nhau: Ionia, Galatia, Capadocia, Licia, Pamfilia, Kilikia... Khoảng giữa là “tỉnh” Asia - Á châu bây giờ. Asia không phải gốc từ Hy Lạp mà từ các văn tự của người Azeri (Azerbaijan): Axsu hay Asu, có nghĩa là “Mặt trời mọc”. Nhiều nhà khoa học còn thấy mối liên quan giữa địa danh Asia với một từ Phạn cổ thời Sanskrit: Uzas hoặc Usas có nghĩa là “Rạng đông” hay “Bình minh”.

Trong huyền thoại cổ Hy Lạp thì Asia là một trong những cô con gái của thần Đại dương (Ocean), bà đã sinh ra Prometheus - người đã tặng lửa cho loài người. Asia thường được thể hiện qua người phụ nữ ngồi trên mình lạc đà, một tay cầm hộp đựng các tư tưởng hiền triết phương Đông và đồ gia vị, còn tay kia là chiếc khiên. Một thời gian dài cái tên Asia không được các bản đồ nhắc đến.

Vào thế kỷ XIII, nhà thám hiểm kiêm thương gia Italia Marco Polo (1254-1324) - người khám phá ra “Con đường tơ lụa” - không đi hết châu Á, mà chỉ tới Trung Quốc, địa danh được ông gọi là China. Muộn hơn, tới thời kỳ bùng nổ các khám phá địa lý, mọi người nhớ lại thời Hy Lạp trước kia từng gọi các vùng phía đông là Orient (Mặt trời mọc), thường ám chỉ các vùng Hồi giáo phương Đông ở châu Á.

Trần Hồng

Châu lục hay châu là một khái niệm của địa chính trị. Nó là tổ hợp lớn về đất đai, trên đó có nhiều quốc gia với các phần diện tích thuộc cả đại lục lẫn các đảo xung quanh (nếu có).

Từ nguyên

Châu lục hay châu là từ gốc Hán-Việt (tiếng Trung giản thể: 洲陆, phồn thể: 洲陸), trong đó lục (陆/陸) có nghĩa là vùng đồng bằng cao ráo, đất liền hay trên bộ (với ý nghĩa khi nói về phương thức đi lại) và châu (洲) nghĩa là vùng đất liền.

Phân biệt

Tuy nhiên, hiện nay có một sự lộn xộn trong cách hiểu và dùng từ giữa lục địa và đại lục với châu lục. Đại lục và lục địa đều là các khái niệm của địa lý tự nhiên, đại lục là mảng đất liền lớn trong khi lục địa là mảng đất liền nhưng không chỉ rõ là có quy mô về diện tích lớn hay nhỏ. Ví dụ, các đảo như Greenland với diện tích khoảng 2.166.086 km² hay Madagascar với diện tích khoảng 587.040 km² là các lục địa khi xét về mặt địa lý tự nhiên, nhưng không thể coi là đại lục. Các đảo đó cũng không bao giờ được coi là châu lục. Châu lục là khái niệm của địa chính trị và nó mang ý nghĩa chính trị, lịch sử nhiều hơn như định nghĩa trong bài.

Số lượng các châu lục

Có nhiều cách phân chia các châu lục khác nhau:

Các kiểu phân chia
Vì sao gọi là châu lục vì sử phân chia mang ý nghĩa về mặt
Bản dồ màu chỉ ra các châu lục. Các màu gần giống nhau thể hiện các khu vực có thể gộp lại hay phân chia ra.
7 châu lục
[1][2][3][4][5][6]
    Bắc Mỹ     Nam Mỹ     Châu Nam Cực     Châu Phi     Châu Âu     Châu Á     Châu Đại Dương
6 châu lục
[2][7][8]
    Bắc Mỹ     Nam Mỹ     Châu Nam Cực     Châu Phi        Đại lục Á Âu     Châu Úc
       Châu Mỹ     Châu Nam Cực     Châu Phi     Châu Âu     Châu Á     Châu Đại Dương
5 châu lục
[9][10][11]
       Châu Mỹ (không tính)     Châu Phi     Châu Âu     Châu Á     Châu Đại Dương

Diện tích và dân số

Tên Diện tích (km²) Dân số ước tính
2002
Phần trăm trên
tổng dân số
thế giới
Đại lục Phi-Á Âu 84.360.000 5.400.000.000 86%
Đại lục Á-Âu 53.990.000 4.510.000.000 72%
Châu Á 43.810.000 3.800.000.000 60%
Châu Mỹ 42.330.000 886.000.000 14%
Châu Phi 30.370.000 890.000.000 14%
Bắc Mỹ 24.490.000 515.000.000 8%
Nam Mỹ 17.840.000 371.000.000 6%
Châu Nam Cực 13.720.000 1.000 0,00002%
Châu Âu 10.180.000 710.000.000 11%
Châu Đại Dương 9.010.000 33.552.994 0,6%
Úc-New Guinea 8.500.000 30.000.000 0.5%
Lục địa Úc 7.600.000 21.000.000 0.3%

Tổng diện tích toàn bộ các châu lục là 148.647.000 km², chiếm khoảng 29,05% diện tích bề mặt Trái Đất.

Tham khảo

  1. ^ The World - Continents Lưu trữ 2006-02-21 tại Wayback Machine, Atlas of Canada
  2. ^ a b "Continent". Encyclopædia Britannica. 2006. Chicago: Encyclopædia Britannica, Inc.
  3. ^ World, National Geographic - Xpeditions Atlas. 2006. Washington, DC: National Geographic Society.
  4. ^ The New Oxford Dictionary of English. 2001. New York: Oxford University Press.
  5. ^ "Continent Lưu trữ 2009-10-28 tại Wayback Machine". MSN Encarta Online Encyclopedia 2006.
  6. ^ "Continent". McArthur, Tom, ed. 1992. The Oxford Companion to the English Language. New York: Oxford University Press; p. 260.
  7. ^ "Continent". The Columbia Encyclopedia. 2001. New York: Columbia University Press - Bartleby.
  8. ^ "Continent". McGraw-Hill Concise Encyclopedia of Earth Science (extracted from online McGraw-Hill Encyclopedia of Science and Technology). 2005. New York: McGraw-Hill Professional; pp. 136-7.
  9. ^ The Olympic symbols. Lưu trữ 2007-03-16 tại Wayback Machine International Olympic Committee. 2002. Lausanne: Olympic Museum and Studies Centre. The five rings of the Olympic flag represent the five inhabited, participating continents (Africa, America, Asia, Europe, and Oceania Lưu trữ 2002-02-23 tại Wayback Machine); thus, Antarctica is excluded from the flag. Also see Association of National Olympic Committees: [1] [2] [3] [4] [5]
  10. ^ Océano Uno, Diccionario Enciclopédico y Atlas Mundial, "Continente", page 392, 1730. ISBN 84-494-0188-7
  11. ^ Los Cinco Continentes (The Five Continents), Planeta-De Agostini Editions, 1997. ISBN 84-395-6054-0

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Châu_lục&oldid=69221407”