Vi phạm nồng độ cồn 0 6 phạt bao nhiêu?

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử //binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png

Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:
   - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Trong trường hợp gây ra tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.
   - Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.
   - Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 04 tháng đến 06 tháng.
Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
   -  Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
   - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ; Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.
Đối với người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng:
   - Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Hình phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 01 tháng đến 03 tháng.
   - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Hình phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 01 tháng đến 03 tháng. Trong trường hợp gây ra tai nạn thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 02 tháng đến 04 tháng.
   - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 02 tháng đến 04 tháng.

   - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 02 tháng đến 04 tháng.

Mức xử phạt nồng độ cồn thường được xác định dựa trên nồng độ cồn trong máu hoặc nồng độ cồn trong hơi thở và tùy vào từng loại phương tiện mà người tham gia giao thông điều khiển [lái xe] như: ô tô, xe máy, xe đạp,… Người điều khiển có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Bài biết dưới đây nhằm làm rõ những mức phạt cụ thể khi người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông.

Cảnh sát giao thông xử phạt người có nồng độ cồn theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Mục lục

Mức xử phạt nồng độ cồn theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

Tùy từng loại hình phương tiện tham gia giao thông và nồng độ cồn trong người  thì sẽ có mức xử phạt khac nhau, đó có thể là phạt hành chính hoặc có hình phạt bổ sung theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt .

 Tùy vào mức độ nồng độ cồn thì sẽ có mức phạt khác nhau

Mức xử phạt nồng độ cồn đối với xe ô tô

Trường hợp nồng độ cồn  ≤ 50 mg/100 ml máu hoặc  nồng độ cồn ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở:

  • Căn cứ theo điểm c khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt tiền từ 06 – 08 triệu đồng.
  • Căn cứ theo điểm e khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì bị tước bằng lái xe từ 10 – 12 tháng.

Trường hợp nồng độ cồn > 50 – 80 mg/100 ml máu hoặc nồng độ cồn > 0,25 – 0,4 mg/1 lít khí thở:

  • Căn cứ theo điểm c khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt tiền từ 16 – 18 triệu đồng.
  • Căn cứ theo điểm g khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì bị tước bằng lái xe từ 16 – 18 tháng.

Trường hợp nồng độ cồn > 80 mg/100 ml máu hoặc nồng độ cồn > 0,4 mg/1 lít khí thở:

  • Căn cứ theo điểm a khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng.
  • Căn cứ theo điểm h khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì bị tước bằng lái xe từ 22 – 24 tháng.

 

Mức xử phạt nồng độ cồn đối với xe máy

Trường hợp nồng độ cồn  ≤ 50 mg/100 ml máu hoặc  nồng độ cồn ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở:

  • Căn cứ theo điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng.
  • Căn cứ theo điểm đ khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì bị tước bằng lái xe từ 10 – 12 tháng.

Trường hợp nồng độ cồn > 50 – 80 mg/100 ml máu hoặc nồng độ cồn > 0,25 – 0,4 mg/1 lít khí thở:

  • Căn cứ theo điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt tiền từ 04 – 05 triệu đồng.
  • Căn cứ theo điểm e khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì bị tước bằng lái xe từ 16 – 18 tháng.

Trường hợp nồng độ cồn > 80 mg/100 ml máu hoặc nồng độ cồn > 0,4 mg/1 lít khí thở:

  • Căn cứ theo điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt tiền từ 06 – 08 triệu đồng.
  • Căn cứ theo điểm g khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì bị tước bằng lái xe từ 22 – 24 tháng.

Mức xử phạt nồng độ cồn đối với xe đạp

Trường hợp nồng độ cồn  ≤ 50 mg/100 ml máu hoặc  nồng độ cồn ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở:

  • Căn cứ theo điểm q khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt tiền từ 80 – 100 nghìn đồng.

 

Trường hợp nồng độ cồn > 50 – 80 mg/100 ml máu hoặc nồng độ cồn > 0,25 – 0,4 mg/1 lít khí thở:

  • Căn cứ theo điểm e khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt tiền từ 200 – 300 nghìn đồng.

 

Trường hợp nồng độ cồn > 80 mg/100 ml máu hoặc nồng độ cồn > 0,4 mg/1 lít khí thở:

  • Căn cứ theo điểm c khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt tiền từ 400 – 600 nghìn đồng.

Mức xử phạt nồng độ cồn đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dùng

Trường hợp nồng độ cồn  ≤ 50 mg/100 ml máu hoặc  nồng độ cồn ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở:

  • Căn cứ theo điểm c khoản 6 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng.
  • Căn cứ theo điểm d khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì bị tước bằng lái xe và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức giao thông từ  từ 10 – 12 tháng.

Trường hợp nồng độ cồn > 50 – 80 mg/100 ml máu hoặc nồng độ cồn > 0,25 – 0,4 mg/1 lít khí thở:

  • Căn cứ theo điểm b khoản 7 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt tiền từ 06 – 08 triệu đồng.
  • Căn cứ theo điểm đ khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì bị tước bằng lái xe chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức giao thông từ 16 – 18 tháng.

Trường hợp nồng độ cồn > 80 mg/100 ml máu hoặc nồng độ cồn > 0,4 mg/1 lít khí thở:

  • Căn cứ theo điểm a khoản 9 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt tiền từ 16 – 18 triệu đồng.
  • Căn cứ theo điểm e khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì bị tước bằng lái xe và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức giao thông từ 22 – 24 tháng.

Các hình thức xử phạt bổ sung khi vi phạm nồng độ cồn :

Ngoài hai hình thức phạt tiền và tước bằng lái , Cảnh sát giao thông còn được phép tạm giữ phương tiện tham gia giao thông trước khi ra quyết định xử phạt người vi phạm nồng độ cồn theo quy định pháp luật trong các trường căn cứ tại Điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực ngày ngày 01 tháng 01 năm 2022, nhằm mục đích ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính của người vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông.

Cách xử lý khi bị xử phạt hành chính không đúng luật

Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì cá nhân có quyền khiếu nại để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét lại. Quy trình khiếu nại được quy định tại Điều 7 Luật khiếu nại 2011.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Người tham gia giao thông có quyền khiếu nại nếu nhận thấy có dấu hiệu sai phạm

>> Tham khảo thêm về trường hợp muốn : Khiếu nại quyết định hành chính

Luật sư tư vấn khiếu nại xử phạt nồng độ cồn

  • Tư vấn về thủ tục khiếu nại hành vi hành chính, quyết định hành chính của cơ quan quản lý hành chính không đúng quy định pháp luật
  • Soạn thảo đơn khiếu nại hành quyết định hành chính xử phạt nồng độ cồn sai quy định pháp luật.
  • Tư vấn Luật khiếu nai tố cáo, giải quyết tố cáo [cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên] về hành vi vi phạm pháp luật. Thông thường trong các vụ việc dân sự, vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng có những vi phạm về tố tụng như: chậm thụ lý vụ án, không giải quyết vụ việc, vi phạm các quy định của pháp luật,
  • Tư vấn, đưa ra hướng xử lý và giải quyết vấn đề phù hợp với quy định của pháp luật về việc bị phạt vi phạm nồng độ cồn.

>>> Xem thêm về: Nồng độ cồn cho phép khi lái xe

Trong các vụ việc hành chính, thì quý khách hàng có thể bị các người có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước xâm phạm quyền và lợi ích. Vì vậy nếu có thắc mắc gì cần luật sư tư vấn luật giao thông hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 1900.633.716 . Tổng đài tư vấn pháp luật luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cảm ơn!

Chủ Đề