Văn hóa dân gian truyền thống của tộc người kho năm 2024

Người Khơ Mú, còn có tên gọi khác là người Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thênh, Tềnh, Tày Hạy. Người Khơ Mú sinh sống rải rác ở 44 tỉnh và thành phố, họ tập trung đông nhất tại tỉnh Nghệ An, ngoài ra đồng bào còn cư trú ở các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Nghĩa Lộ và Thanh Hóa. Theo tập quán, người Khơ Mú thường dựng làng ở lưng chừng núi, mỗi bản chỉ vài chục nóc nhà gồm mấy dòng họ cùng chung sống đoàn kết. Theo phong tục cổ truyền, mỗi dòng họ của dân tộc này đều mang tên một loài vật hoặc cỏ cây. Có dòng họ coi thú, chim hoặc lấy một loại cây là tổ tiên ban đầu của mình, nên họ kiêng giết thịt và ăn thịt các loại động, thực vật này.

Trong kho tàng văn nghệ dân gian của mình, bên cạnh làn điệu dân ca tơm, người Khơ Mú còn sở hữu các thể loại nhạc cụ dân gian khá phong phú, độc đáo. Cùng với các dạng thức văn hóa khác, nhạc cụ dân gian và các hình thức diễn xướng của người Khơ Mú được xem như là một trong những yếu tố đặc trưng nổi bật nhất.

Nhạc cụ truyền thống của người Khơ Mú khá phong phú và độc đáo gồm: bộ nhạc khí [sáo dọc ba lỗ, sáo dọc bốn lỗ, sáo ngang, khèn bè]; bộ gảy [đàn trống, đàn môi]; bộ gõ [ống gõ, ống giỗ, cồng chiêng]. Các loại nhạc cụ của người Khơ Mú thường được dùng vào các dịp lễ, tết, cưới xin, mừng nhà mới, hay những dịp lễ hội của cộng đồng.

Tót tơm là một trong những loại sáo dọc đặc trưng của người Khơ Mú, được chế tác từ phần ngọn của một thân cây nứa nhỏ, có chiều dài khoảng 55cm, đường kích phần cuối sáo khoảng 1 - 1,5cm và thon nhỏ dần cho tới phần đầu là khoảng 0,6cm. Tại phần nhỏ này, người ta tạo lưỡi gà bằng cách khía và tách ngay một lát nứa mỏng có chiều dài khoảng 2,5cm và chiều rộng khoảng 0,3cm. Tót tơm có 4 lỗ bấm cao độ, trong đó 3 lỗ trên mỗi lỗ cách nhau chừng 3cm, 1 lỗ dưới nằm ngay ở phần lỗ đầu tiên cách nhau khoảng 4cm. Lỗ bấm dưới này do ngón tay cái điều khiển. Âm thanh của loại sáo này không trong mà hơi khàn khàn. Ngoài dùng để độc tấu, Tót tơm được sử dụng phổ biến để đệm theo giai điệu của những bài Tơm. Tót tơm do nam giới sử dụng, không dùng trong tang lễ và các lễ tục tín ngưỡng khác.

Th’roông [đàn môi] của người Khơ Mú được làm từ một thanh tre hoặc nứa già để khô. Chiều dài của chiếc đàn này khoẳng 14cm, phần rộng nhất của thân đàn khoảng 1,5cm. hình dáng chiếc đàn này cơ bản giống với những chiếc đàn môi bằng kim loại đồng của nhiều dân tộc thiểu số khác. Do đó, hình dáng khi chế tác và phương pháp diễn tấu giữa chúng là giống nhau. Khi biểu diễn, âm thanh của chiếc đàn môi này không vang sâu như những chiếc làm từ kim loại mà nó hơi khàn khàn, cộng với tiếng lách cách của thanh tre tạo ra sự độc đáo riêng. Đàn môi cũng là nhạc cụ không dùng cho mục đích tín ngưỡng. Nhạc cụ này chủ yếu do nam giới sử dụng, dùng độc tấu, đôi khi dùng đệm cho hát trong những dịp hội vui của buôn làng nhằm mục đích giải trí.

Tót mu [sáo mũi] được làm từ thân cây nứa già, nhỏ, có chiều dài trung bình khoảng 60cm, đường kính từ 2 - 2,5cm. Sáo chỉ có một lỗ duy nhất nằm cách cuối thân sáo khoảng 2cm, lúc thổi cho ra hai cao độ khác nhau. Khi nghe, ta sẽ được nghe một cuộc “đối đáp” giữa hai loại âm thanh: một phát ra từ cây sao và một là những lời hát phát ra từ miệng người biểu diễn. Người ta thổi tót mu theo giai điệu của những bài ru con, hoặc giai điệu của bài Tơm. Tót mu sử dụng trong sinh hoạt giải trí, không dùng trong các nghi lễ tín ngưỡng.

Đao đao là nhạc cụ tự thân vang, được làm bằng một ống nứa có đường kính trung bình từ 3 - 4cm, chiều dài khoảng 40 - 50cm. Phần đầu của nhạc cụ, người ta khoét và cắt hai miếng đối xứng nhau dài khoảng 20cm. Khi diễn tấu, tay phải sẽ cầm phần dưới của nhạc cụ đập phần đầu của nhạc cụ vào lòng bàn tay, âm thanh vang lên từ đó. Tiết tấu của đao đao tạo nhịp cho các bước đi kết hợp với động tác của đôi bàn tay, của cơ thể tạo thành một điệu múa truyền thống mang đặc trưng riêng của đồng bào Khơ Mú. Khi diễn tấu, người ta có thể dùng chiêng và trống đệm theo.

Ngoài những nhạc cụ trên, đồng bào Khơ Mú còn có trống, chiêng và não bạt... Trống của người Khơ Mú ở đây chỉ có một loại trống lớn, chiều cao khoảng 55cm, đường kính khoảng 50cm. Chiêng của họ thường dùng ba chiếc loại có núm. Ngoài ra còn một chiếc não bạt bằng nhôm. Những nhạc cụ này được sử dụng trong sinh hoạt giải trí và như những lễ hội truyền thống của bản làng.

Qua đó, đồng bào các dân tộc nói chung, bà con dân tộc Khơ Mú nói riêng nhận thức được giá trị và tầm quan trọng của văn hóa, từ đó đề cao ý thức bảo tồn, phát huy gắn với phát triển du lịch, một hướng đi mới bền vững; tạo cơ hội việc làm cho đồng bào các dân tộc; đẩy mạnh giao lưu văn hóa, văn nghệ, kinh tế giữa các dân tộc tại Điện Biên.

Lễ hội "Chư mo hờ ngọ, Khờ ro cư mạ" [Tra hạt làm lễ cầu mưa] là một nghi lễ nông nghiệp quan trọng, đậm bản sắc văn hóa truyền thống trong đời sống của người Khơ Mú. Nghi lễ truyền thống này có từ xa xưa, gắn bó với đời sống kinh tế, văn hóa nông nghiệp. Lễ tra hạt có ý nghĩa cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, để cho cây lúa cây ngô, khoai sắn tươi tốt, bông to, hạt trắc, cây cối đồi núi xanh tươi, hạn chế lũ lụt, hạn hán, cầu xin các vị thần linh, đất trời phù hộ cho hoa màu tốt tươi, nhằm tạo khí thế, hy vọng vào năm mới, với ước vọng ngày một ấm no, đầy đủ, tốt đẹp hơn. Qua đó thể hiện tinh thần lạc quan, niềm tin của đồng bào vào cuộc sống và thiên nhiên. Lễ hội cũng là dịp để đồng bào gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, hỏi thăm sức khỏe nhau, được tham gia vào các điệu múa và các trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc.

Lễ "Chư mo hờ ngọ, Khờ ro cư mạ" [Tra hạt làm lễ cầu mưa] là một nghi lễ nông nghiệp quan trọng, đậm bản sắc văn hóa truyền thống trong đời sống của người Khơ Mú tỉnh Điện Biên.

Theo truyền thống, lễ hội thường được tổ chức vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 âm lịch hằng năm trên nương rẫy. Lễ tra hạt diễn ra trong ngày, được chủ nhà làm tại nương rẫy của mình, có sự góp mặt của thầy cúng và sự giúp đỡ của nhiều gia đình khác. Người làm thầy cúng được coi là chiếc cầu nối giữa thế giới trần gian với thế giới thần linh, là người có am hiểu về các nghi lễ truyền thống đứng ra thực hiện các nghi thức mời các vị thần linh liên quan đến Lễ Tra hạt.

Để nghi lễ diễn ra theo đúng nghi thức truyền thống, trước khi tổ chức lễ hội khoảng một tháng các gia đình, dòng họ sẽ họp bàn và thống nhất việc chọn ngày tốt, ấn định ngày tổ chức lễ, chuẩn bị đóng góp các lễ vật, phân công công việc tổ chức cúng. Theo quan niệm của đồng bào, càng nhiều người tham gia thì lễ hội càng đông vui, năm đó gia đình chủ lễ sẽ thu hoạch được năng suất lao động cao, mùa màng bội thu. Trong ngày tổ chức lễ, đồng bào Khơ Mú quan niệm rằng không được cãi cọ, gây mất đoàn kết, sẽ làm ảnh hưởng đến sự linh thiêng của buổi lễ.

Theo quan điểm của người Khơ Mú lễ vật dâng cúng thần linh thể hiện quy mô của lễ hội cũng như sự sung túc của gia chủ.

Trước khi thực hiện lễ cúng, gia chủ phải chuẩn bị các đồ dâng lễ như: gà trống lông đỏ, thủ lợn, thịt chó, rượu, nước, chè, hoa quả, thuốc lá, một bó hương, nến sáp ong, xôi; 2 bộ quần áo truyền thống của dân tộc Khơ Mú [ gồm 1 bộ nam, 1 bộ nữ], vải trắng và vải dệt thổ cẩm, khăn piêu, túi đeo... Đặc biệt trong lễ cúng phải có hạt giống, có thể dùng hạt thóc hoặc ngô, gậy chọc lỗ tra hạt, hạt giống dùng để tra hạt phải được chọn lựa kĩ, sàng sẩy sạch sẽ rồi phơi khô đảm bảo không mối mọt. Đồng bào quan niệm mỗi dòng họ có một hướng gieo trồng khác nhau, không họ nào được phép đi theo hướng gieo trồng của dòng họ khác.

Sau phần lễ, bà con dân bản kéo về nhà thầy cúng để giao lưu, chơi hội. Những chàng trai, cô gái Khơ Mú nhảy múa, hát ca, cùng ước vọng về một năm mưa thuận gió hòa. Kết thúc, bà con Khơ Mú lại trở về với cuộc sống lao động bình thường, tích cực tham gia lao động sản xuất, tạo khí thế và hy vọng vào năm mới, đầu vụ mới với ước vọng cuộc sống ngày một ấm no, đầy đủ và tốt đẹp.

Lễ hội "Chư mo hờ ngọ, Khờ ro cư mạ"[Tra hạt làm lễ cầu mưa] là dịp để đồng bào gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, hỏi thăm sức khỏe nhau, cùng nhau tham gia các điệu múa và các trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc.

Các nghệ nhân dân tộc Khơ Mú thuộc bản Pú Tửu, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên trình diễn Nghi lễ "Chư mo hờ ngọ, Khờ ro cư mạ"[Tra hạt làm lễ cầu mưa] tại Ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV.

Ngày nay, phương thức canh tác theo hình thức chọc lỗ tra hạt không còn phổ biến, nhưng điệu múa tra hạt thì vẫn tồn tại trong đời sống văn hóa của đồng bào Khơ Mú và được giữ gìn, phát huy. Nghi lễ được đồng bào tái hiện trong những dịp quan trọng trong năm, các sự kiện giao lưu văn hóa các dân tộc trong và ngoài tỉnh. Lễ hội "Chư mo hờ ngọ, Khờ ro cư mạ" [Tra hạt làm lễ cầu mưa] là sản phẩm tinh thần của dân tộc Khơ Mú trong lịch sử phát triển và hình thành. Việc bảo tồn nghi lễ tra hạt cầu mưa của người Khơ Mú tại Điện Biên là một việc làm thiết thực trong việc thực hiện chủ trương về bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch, đưa văn hóa vào phát triển kinh tế - xã hội và góp phần giữ gìn và phát huy bức tranh đa sắc màu các dân tộc tỉnh Điện Biên.

Chủ Đề