Uống nhiều thuốc giảm đau răng có sao không

Không phải ngẫu nhiên dân gian lại có câu “Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng” – sự khó chịu mà những cơn đau nhức răng gây ra dù ít hay nhiều đều gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý và đời sống của người bệnh. Nhiều người luôn nghĩ rằng thuốc là “vị cứu tinh” trong mọi trường hợp, bao gồm cả đau răng. Vậy đau răng uống thuốc gì và liệu đây có phải là phương án tốt nhất để chấm dứt hoàn toàn những cơn đau răng của bạn?

Đau răng uống thuốc gì?

Uống thuốc không thể bừa bãi và đây chính là lý do bạn cần phải tham khảo thật kỹ về thông tin thuốc trước khi sử dụng. Việc đau răng uống thuốc gì sẽ cần có sự tư vấn trực tiếp của bác sĩ hoặc dược sĩ, để có thêm thông tin cơ bản thì bạn có thể tham khảo theo nội dung bên dưới đây:

+ Nhóm thuốc uống

  • Nhóm thuốc giảm đau không chống viêm

Đại diện của nhóm thuốc này có thể kể đến Paracetamol – loại thuốc giảm đau hạ sốt có tính phổ biến cao, được dùng cho cả người lớn và trẻ em. Do hoạt chất nhẹ nên tác dụng giảm đau răng khá chậm, thường sau khoảng 15 – 30 phút uống thuốc bạn mới thấy cơn đau thuyên giảm phần nào. Tác dụng này thường kéo dài từ khoảng 4 – 6 tiếng.

Lưu ý về một số tác dụng phụ bao gồm: suy gan, suy thận cấp, loãng xương, tăng huyết áp. Bạn cần uống thuốc theo đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ để không gặp phải những biến chứng không mong muốn.

Paracetamol thường được dùng để giảm đau răng 
  • Nhóm thuốc giảm đau chống viêm

Đại diện của nhóm thuốc này bao gồm Ibuprofen, Dilcofenac, Meloxicam, Celecoxib, Etoricoxib. Khác với nhóm thuốc trên, nhóm thuốc này đem lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng, đồng thời chống viêm nhiễm hiệu quả.

Tuy nhiên, thuốc chống chỉ định trong những trường hợp như phụ nữ có thai, cho con bú, có bệnh lý dị ứng, máu khó đông, viêm loét dạ dày. Ngoài ra, thuốc có thể ảnh hưởng đến tiim mạch hoặc dạ dày nếu dùng sai liều.

Hãy dùng đúng liều lượng để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe

+ Nhóm thuốc bôi hoặc xịt tại chỗ

Đại diện của nhóm thuốc này bao gồm lidocaine, benzocaine, tetracaine, prilocaine. Khi bạn dùng tăm bông chấm thuốc này vào vùng răng bị đau, cơn đau sẽ thuyên giảm nhanh chóng chỉ trong khoảng 30 giây. Tác dụng này kéo dài không lâu nên bạn phải thường xuyên sử dụng trong ngày.

Thuốc này không được sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi hoặc có bệnh lý methemoglobin máu [chứng rối loạn máu trong đó lượng oxy được chuyển đến các tế bào rất ít].

Nội dung bài viết phía trên chỉ là gợi ý về một vài loại thuốc cơ bản, thường được sử dụng khi chữa đau răng. Việc đau răng uống thuốc gì cụ thể ra sao thì bạn cần đến trực tiếp hiệu thuốc, nghe tư vấn của dược sĩ để mua được loại thuốc phù hợp.

Bạn cần nghe sự tư vấn của dược sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào

Việc sử dụng thuốc sai cách đều có thể dẫn đến những hậu quả khó lường, không chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng đau răng mà còn làm tăng nguy cơ bệnh lý cơ thể nguy hiểm về sau này.

Về hiệu quả khi sử dụng thuốc chữa đau răng tại nhà, Bác sĩ Nguyễn Lương Hà – Cố vấn chuyên môn tại Nha khoa Navii cho biết: “Đau răng là một trong những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo tình trạng răng miệng của bạn đang gặp vấn đề, chính vì thế việc đầu tiên bạn cần làm không phải là quan tâm nên dùng thuốc gì mà là nhanh chóng đến nha khoa kiểm tra tổng quát và tìm ra nguyên nhân gây tình trạng đau nhức.

Uống thuốc chắc chắn sẽ giúp giảm đau nhanh, tuy nhiên lại không dứt điểm và bệnh càng ngày sẽ càng nặng hơn, việc điều trị khó khăn hơn và phát sinh chi phí cũng nhiều hơn. Việc uống thuốc muốn phát huy tác dụng tốt nhất cần phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh, kết hợp với những bước xử lý sơ bộ tại nha khoa và quá trình chăm sóc răng miệng tại nhà”.

Bác sĩ nha khoa sẽ là người giúp bạn tìm ra “ngọn nguồn” của cơn đau răng

Bạn không thể biết đau răng khởi nguồn từ vấn đề gì? Hầu hết mọi người đều giống nhau là luôn đi tìm mọi cách để làm giảm cơn đau ấy xuống mà không mấy ai quan tâm đến việc tìm ra nguyên nhân.

Có vô vàn lý do khiến những cơn đau răng hành hạ bạn: răng khôn, sâu răng, viêm nướu, chấn thương răng, viêm nha chu, viêm tủy… Nếu chưa thể đến nha khoa trong thời gian gần nhất, bạn có thể quan sát những dấu hiệu đi kèm tại chiếc răng đau đó để xác định nguyên nhân cụ thể. Sau đó, bạn nên sắp xếp thời gian hợp lý để có 1 cuộc hẹn với bác sĩ nha khoa.

>> Xem thêm: Đau răng là dấu hiệu của bệnh gì? 

Hãy đến nha khoa trong thời sớm nhất để tiết kiệm cả thời gian và chi phí điều trị

Dựa vào tình trạng cụ thể của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, có thể kết hợp thêm việc dùng thuốc để thúc đẩy bệnh nhanh khỏi. Việc điều trị bệnh khi mới chớm hình thành sẽ rất đơn giản, thậm chí có thể hoàn thành chỉ sau một vài giờ tại nha khoa.

Tuy nhiên nếu bạn cố kéo dài, chịu đựng cơn đau và dùng thuốc giảm đau tạm thời ở nhà thì chính bản thân bạn đang đẩy bệnh phát triển nặng hơn, thậm chí có trường hợp còn mất răng hoàn toàn.

Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được vấn đề đau răng uống thuốc gì và đưa ra những lời khuyên bổ ích trong trường hợp bạn bị đau răng. Để được tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể liên hệ đến hotline 024.3747.8292 – các chuyên gia nha khoa sẽ giúp bạn giải đáp mọi vấn đề.

Khi bị các cơn đau hành hạ, nhiều người không chịu đựng được và nhờ tới sự trợ giúp của thuốc giảm đau. Vậy loại thuốc này có thực sự mang lại hiệu quả và lợi ích giống như mong muốn hay không? Bài viết sau đây sẽ tìm hiểu rõ hơn về điều này.

1. Thông tin cần biết về thuốc giảm đau

Để có thể giúp ích cho bản thân thêm các kiến thức về thuốc giảm đau hãy tìm hiểu kĩ hơn về nó.

Thuốc giảm đau là gì?

Thuốc giảm đau là một loại dược phẩm được sử dụng với mục đích giúp người bệnh giảm bớt những cơn đau do bệnh mang lại.

Thuốc giảm đau giúp hỗ trợ trong các cơn đau

Cơn đau có thể khiến người bệnh có cảm giác khó chịu đồng thời khi đau cũng có khả năng các mô tế bào đang bị tổn thương. Để thoát khỏi tình trạng đó thuốc giảm đau thường được đưa vào sử dụng. Thuốc này mang lại hiệu quả rõ rệt cho người dùng, nó có thể không hoàn chấm dứt cơn đau nhưng lại giúp bạn vơi bớt phần nào và cảm thấy thoải mái.

Những bệnh cần sử dụng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau có hiệu quả nhưng không phải trong trường hợp nào chúng ta cũng nên sử dụng chúng. Khi bạn gặp phải các bệnh sau đây có thể sử dụng thuốc:

  • Nhức đầu, cảm lạnh, cảm cúm.

  • Đau cơ, đau khớp, đau lưng do thoát vị đĩa đệm hoặc do chứng hẹp ống sống.

  • Chấn thương vật lí, phẫu thuật hoặc sinh đẻ.

Có rất nhiều loại thuốc được sử dụng với những bệnh khác nhau. Điều quan trọng là phải biết lựa chọn thuốc cho phù hợp.

2. Những loại thuốc giảm đau thường gặp

Mỗi loại thuốc giảm đau sẽ có những cơ chế hoạt động khác nhau tùy thuộc vào bệnh lý. Việc tìm hiểu kỹ về thuốc này sẽ giúp bạn sử dụng thuốc một cách tốt và an toàn hơn.

Cần sử dụng thuốc giảm đau đúng cách và đúng liều lượng

Thuốc giảm đau thông thường được chia thành 2 nhóm:

Thuốc giảm đau không kê theo đơn

Loại thuốc này được sử dụng khá rộng rãi với việc điều trị các bệnh đau nhẹ và đau vừa như đau đầu, sốt, cảm cúm, đau nhức răng, đau bụng kinh,… Thuốc giảm đau không kê theo đơn không có chất dẫn thuốc phiện, không gây ngủ.

Trong thuốc giảm đau không kê đơn lại được chia thành 2 loại:

  • Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid [NSAID]: Nhóm thuốc này bao gồm các loại thuốc như meloxicam, piroxicam, aspirin, diclofenac, indomethacin,… Đây là nhóm thuốc được dùng để điều trị hạ sốt, nhức đầu đồng thời còn thể điều trị cảm lạnh và cả viêm xoang.

  • Thuốc giảm đau paracetamol: Đây là loại thuốc phổ biến nhất và là thuốc giảm đau cơ bản trong điều trị các cơn đau từ nhẹ cho tới trung bình, đặc biệt là hạ sốt. Tuy nhiên, nhiều người lạm dụng thứ thuốc này quá nhiều gây ra một số triệu chứng không mong muốn.

Thuốc giảm đau kê đơn

Thuốc giảm đau theo cơn hoạt động bằng cách tác động lên não, tuỷ sống và cả ống tiêu hoá từ đó có thể thay đổi các cơn đau giúp người bệnh bớt đau hơn. Thuốc này bao gồm các loại như sau:

  • Morphine: Sử dụng trước và sau khi thực hiện phẫu thuật.

  • Oxycodone: Dùng trong các trường hợp đau vừa đến nặng.

  • Codeine: Dùng trong trường hợp đau nhẹ đến vừa, thường được kết hợp cùng với thuốc paracetamol.

  • Hydrocodone: Dùng trong trường đau vừa đến nặng, thường được kết hợp cùng với thuốc paracetamol.

3. Những lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống. Tuy vậy sử dụng giảm đau không hợp lý cũng sẽ gây ra một số nguy hiểm. Trong đó có loại thuốc không kê theo đơn rất dễ mua trên thị trường cũng như dễ sử dụng. Từ đó, nhiều người lạm dụng thuốc này.

Không phải bệnh nào cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau

Những loại thuốc giảm đau nhìn chung sẽ an toàn nếu sử dụng đúng cách. Nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng thuốc này và thuốc nào cũng có thể sử dụng. Sau đây là một số đối tượng cần phải lưu ý khi sử dụng:

  • Trẻ em: Cơ thể và sự phát triển của trẻ em khác người lớn rất nhiều chính vì thế khi chọn thuốc cần phải hết sức lưu ý. Ví dụ như trẻ em dưới 16 tuổi không được sử dụng thuốc aspirin vì có thể ảnh hưởng tới não và gan.

  • Phụ nữ có thai và cho con bú: Đây là những giai đoạn cực kì quan trọng với người phụ nữ. Đặc biệt trong trường hợp mang thai, phụ nữ không nên sử dụng các loại thuốc trong đó có các loại thuốc liên quan đến giảm đau.

  • Người cao tuổi: Khi sử dụng thuốc cho người cao tuổi cần hết sức thận trọng. Cơ thể của họ nhiều khi sẽ có một số tác dụng phụ với các thành phần của thuốc. Chính vì vậy cần phải lựa chọn chính xác loại thuốc cũng như liều lượng sử dụng hợp thì mới mang lại hiệu quả.

4. Một số tác dụng phụ của thuốc giảm đau

Ngoài tác dụng tuyệt vời mà mình mang lại, bên cạnh đó thuốc giảm đau cũng có một số tác dụng phụ. Sau đây là các tác dụng phụ thường gặp phải:

  • Tổn thương gan và thận: Khi sử dụng thuốc paracetamol sai cách, sử dụng trong một khoảng thời gian dài và quá lạm dụng thì có thể dẫn đến tình trạng suy gan và suy thận, thậm chí có thể dẫn tới tử vong nếu không kịp thời phát hiện.

  • Viêm loét dạ dày và đường tiêu hoá: Các thuốc NSAID và aspirin khi sử dụng với liều lượng cao thì có thể xuất hiện tình trạng tổn thương màng nhầy ở dạ dày và gây nên xuất huyết ở dạ dày và đường tiêu hoá. Vì vậy những ai đã bị viêm loét dạ dày thì nên thận trọng trong việc dùng các loại thuốc trên hoặc có thể hỏi ý kiến bác sĩ để chuyển qua sử dụng thuốc khác.

  • Một số trường hợp khác: Thuốc NSAID những người có bệnh lý sau đây không nên sử dụng: bệnh nhân bị hen phế quản, bệnh nhân có liên quan đến vấn đề tăng nguy cơ chảy máu, phụ nữ mang thai [đặc biệt là giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ] để tránh những biến chứng không tốt có thể xảy ra.

Nên tới các cơ sở y tế để đảm bảo việc sử dụng thuốc hợp lý

Sử dụng thuốc giảm đau hỗ trợ một phần không nhỏ trong việc giúp người bệnh giảm bớt cơn đau. Nhưng để đảm bảo an toàn các bạn không nên tự sử dụng thuốc và kết hợp các loại thuốc khác với nhau. Để tránh tình trạng xấu có thể xảy ra bạn có thể đến bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để thăm khám sức khỏe và lựa chọn cho mình các loại thuốc giảm đau phù hợp.

Bạn có thể liên hệ với bệnh viện thông qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc. Với hệ thống các cơ quan chuyên nghiệp và tận tình bạn sẽ hài lòng khi sử dụng dịch vụ của bệnh viện.

Sức khoẻ là của chính bản thân chúng ta, đừng nên lơ là hay mất cảnh giác. Hãy sử dụng thuốc giảm đau một cách hợp lý, đó là cách bảo vệ sức khoẻ của chính mình.

Video liên quan

Chủ Đề