Thông tư 193 hướng dẫn nghị định 97 hải quan năm 2024

Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 193/2009/TT-BTC ngày 1.10.2009 hướng dẫn thi hành Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 7.6.2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18.2.2009 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2007/NĐ-CP.

Thông tư 193 quy định chi tiết việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan như áp dụng các hình thức phạt và mức phạt; Thủ tục xử phạt và thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Trường hợp ra quyết định cưỡng chế; Trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế; Các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về hải quan; Thực hiện các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính; Quy định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan…

Đáng chú ý, trong Thông tư có quy định việc áp dụng các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về hải quan theo điều 7 của Nghị định 97, cụ thể như đối với hàng hoá, phương tiện vận tải đưa vào Việt Nam do bị hoả hoạn, thiên tai, địch hoạ, sự kiện bất ngờ, trong tình thế cấp thiết phải khai và đã thực hiện khai với cơ quan có thẩm quyền khác hoặc chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật. Đây là những chuyển biến tích cực trong quan điểm đánh giá và xử lý vi phạm hành chính về hải quan.

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký. Bãi bỏ Thông tư số 62/2007/TT-BTC ngày 14.6.2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 7.6.2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.

[Theo Lao Động]

Các tin khác

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội [lần 2] đối với dự thảo Luật Đất đai [sửa đổi].

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai [sửa đổi], chiều 4/4.

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai [sửa đổi] đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai [sửa đổi].

Khoảng 8 giờ sáng ngày 19/7/2022, trang www.ThuVienPhapLuat.vn có biểu hiện bị tấn công DDoS dẫn đến quá tải. Người dùng truy cập vào web không được, hoặc vào được thì rất chậm.

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã báo cáo và nhờ sự hỗ trợ của Trung Tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia [NCSC], nhờ đó đã phần nào hạn chế hậu quả của cuộc tấn công.

Đến chiều ngày 20/07 việc tấn công DDoS vẫn đang tiếp diễn, nhưng người dùng đã có thể sử dụng, dù hơi chậm, nhờ các giải pháp mà NCSC đưa ra.

DDoS là hình thức hacker gửi lượng lớn truy cập giả vào hệ thống, nhằm gây tắc nghẽn hệ thống, khiến người dùng không thể truy cập và sử dụng dịch vụ bình thường trên trang www.ThuVienPhapLuat.vn .

Tấn công DDoS không làm ảnh hưởng đến dữ liệu, không đánh mất thông tin người dùng. Nó chỉ làm tắc nghẽn đường dẫn, làm khách hàng khó hoặc không thể truy cập vào dịch vụ.

Ngay khi bị tấn công DDoS, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã họp xem thời gian qua mình có làm sai hay gây thù chuốc oán với cá nhân tổ chức nào không.

Và nhận thấy mình không gây thù với bạn nào, nên chưa hiểu được mục đích của lần DDoS này là gì.

Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:

  • sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống pháp luật
  • và kết nối cộng đồng dân luật Việt Nam,
  • nhằm giúp công chúng loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu,
  • và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng nhà nước pháp quyền.

Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Phòng Cộng Đồng Ngành Luật cho rằng: “Mỗi ngày chúng tôi hỗ trợ pháp lý cho hàng ngàn trường hợp, phổ cập kiến thức pháp luật đến hàng triệu người, thiết nghĩ các hacker chân chính không ai lại đi phá làm gì”.

Chủ Đề