Tập thể dục nhiều lần trong ngày có tốt không

Tập thể dục thường xuyên vốn là một thói quen rất tốt cho sức khỏe và có thể giúp tăng cường tuổi thọ. Tuy nhiên, nếu tập luyện không đúng cách hoặc mắc một số sai lầm khi luyện tập thì sẽ làm giảm hiệu quả đáng kể của việc tập thể dục, thậm chí còn gây hại sức khỏe.

Tập thể dục khi bị bệnh: Khi đang bị sốt hoặc có các triệu chứng khó chịu như ho khan, viêm họng, cơ thể mệt mỏi, chảy nước mũi,… mà vẫn cố gắng tập thể dục là điều rất nguy hiểm. Nếu tập thể dục trong giai đoạn này có thể khiến cơ thể bị mất nước và mất nhiều thời gian cho việc phục hồi sức khỏe.

Người mắc bệnh mạn tính hoặc những bệnh nguy hiểm như suy tim, hen suyễn... thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ bài tập thể dục nào để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Tập thể dục quá sức: Có thể do ham mê với môn thể thao nào đó nên bạn tập quá hăng say, hoặc vì lo sợ tăng cân nên đã tập luyện quá sức mỗi ngày. Dù bất kỳ lý do nào, tập luyện quá sức có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như: căng cơ, gãy xương, mệt mỏi, chán ăn... Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo rằng, bạn chỉ nên hoạt động thể chất tối đa 60 phút mỗi ngày.

Tập thể dục quá sớm: Việc thức dậy quá sớm để tập thể dục ngoài trời là không tốt. Khi bạn tập thể dục vào lúc quá sớm, nhiệt độ còn thấp, màn sương đang còn bao phủ rất không tốt cho sức khỏe của cơ thể. Vào sáng sớm, nhiệt độ ngoài trời thấp dễ khiến cơ thể gặp lạnh đột ngột làm các mạch máu co lại. Không những thế, sương mù thường rất độc hại cho cơ thể. Tốt nhất hãy tập thể dục khi mặt trời đã bắt đầu mọc và có sự điều chỉnh hợp lý theo sự thay đổi của thời tiết các mùa.

Tập thể dục quá muộn: Nhiều người có thói quen tập thể dục trước khi đi ngủ, nhưng thực tế tập thể dục trước khi đi ngủ sẽ khiến thân nhiệt tăng lên, nhịp sinh học cơ thể bị xáo trộn làm khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc. Do vậy, không nên tập thể dục hay vận động mạnh trước khi đi ngủ.

Tập thể dục không đều: Tập thể dục không thường xuyên sẽ khiến hiệu quả tập luyện bị giảm sút, cơ thể mệt mỏi, không làm tiêu hao mỡ thừa, dễ gây chấn thương.

Thường xuyên thay đổi bài tập: Thay đổi thường xuyên các bài tập cũng là một cách để làm mới và tạo hứng thú trong tập luyện. Tuy nhiên, việc thay đổi quá nhiều bài tập trong thời gian ngắn khiến cơ thể chưa kịp thích nghi được những kích thích trong các bài tập thể chất. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng, nếu bạn đã tiến hành tập thể chất, bạn phải gắn bó với bài tập đó ít nhất 8 tuần để nó mang lại kết quả. Chăm chỉ tập thể dục nhưng không nên “đứng núi này trông núi kia”, hãy kiên trì với với một bài tập nào đó trong một khoảng thời gian nhất định để đem lại kết quả cho cơ thể.

Phân tâm trong lúc tập luyện: Nhiều người có thói quen vừa tập luyện vừa nhắn tin, gọi điện thoại, thậm chí mải suy nghĩ một công việc nào đó, nó sẽ khiến bạn bị phân tâm trong quá trình tập luyện, điều này có thể làm tăng nguy cơ chấn thương. Vì vậy, theo nhiều chuyên gia, để tăng hiệu quả và giảm thiểu những rủi ro chấn thương, chúng ta nên tập trung vào bài tập.

Tắm nước lạnh sau khi tập thể dục: Khi đó chúng ta dễ bị cảm lạnh do thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột. Vì thế, chỉ nên tắm nước ấm sau khi tập. Nước ấm giúp cơ thể sảng khoái hơn và là liệu pháp tốt với não bộ, giúp tỉnh táo và nhanh nhẹn hơn trong các hoạt động tiếp theo.

Tập thể dục khi đói: Tập thể dục khi bụng quá đói sẽ khiến bạn hoa mắt, chóng mặt, dễ ngất xỉu. Bạn có thể ăn nhẹ trước khi tập luyện nhưng lưu ý sau khi tập thể dục xong bạn cũng không nên ăn quá no ngay, bởi như vậy sẽ không tốt cho dạ dày.

Tập thể dục sau khi ăn no: Khi ăn no, máu trong cơ thể sẽ tập trung đến dạ dày và một số bộ phận khác để thực hiện chức năng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể. Vì vậy, nếu tập thể dục trong lúc này sẽ khiến nhịp sinh học ổn định của cơ thể bị rối loạn, gây ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, chuột rút, đau bụng, thức ăn không tiêu hóa được sẽ khiến bạn rất khó chịu và không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Tình trạng này nếu diễn ra trong một thời gian dài sẽ gây viêm loét dạ dày và các bộ phận của hệ tiêu hóa rất nguy hiểm. Chính vì vậy, hãy tập thể dục ít nhất sau khi ăn 2 tiếng để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể.

Không bổ sung nước khi tập luyện: Tập ra nhiều mồ hôi nên cần bổ sung giúp cân bằng lượng nước bị mất, da dẻ không khô nẻ. Không uống nước có cồn, có gas vì sẽ làm nhão cơ bắp nhanh hơn./.

Phụ thuộc vào thể trạng, lứa tuổi hay loại hình tập luyện của mỗi người mà định nghĩa vận động, tập thể dục quá sức sẽ có sự khác nhau nhất định.

  • Nhìn chung, một người trưởng thành mỗi tuần nên dành ra 5 giờ để tập luyện ở cường độ trung bình và khoảng 2,5 giờ ở cường độ cao.
  • Ngoài ra, đối với trẻ em và trẻ đang trong độ tuổi vị thành niên từ 6 – 17 tuổi nên tập luyện ít nhất 3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 60 phút.

Như vậy, các trường hợp tập nhiều hơn mức trung bình được coi là vận động quá sức. Tuy nhiên, như đã nói, định nghĩa này có thể phụ thuộc vào thể trạng của từng người.

Để biết được mình có đang tập thể thao quá sức hay không, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu dưới đây:

  • Có cảm giác kiệt sức sau khi tập: đây chính là dấu hiệu rõ nhất cho thấy cơ thể bạn đang không đủ năng lượng.
  • Ngủ không sâu giấc, thất thường: bạn thấy khó ngủ, ngủ không sâu giấc và mệt mỏi ủ rũ khi thức dậy. Điều này có nghĩa cơ thể bạn đang có quá nhiều cortisol – một loại hormon căng thẳng được giải phóng khi bạn tập luyện thể dục thể thao quá mức.
  • Có cảm giác chán nản: tập luyện đúng cách và vừa phải sẽ giúp cơ thể giải phóng endorphin tạo cảm giác vui vẻ, hạnh phúc. Tuy nhiên, khi cường độ tập luyện quá cao và không có đủ thời gian để cơ thể phục hồi giữa các bài tập sẽ dẫn đến cảm giác buồn bã, chán nản.
  • Dễ bị bệnh: nếu bạn là người có hệ miễn dịch tốt nhưng sau thời gian tập thể dục thường xuyên lại hay mắc các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm thì đây cũng có thể là một trong những dấu hiệu cho thấy chế độ luyện tập của bạn đang không hợp lý.
  • Dễ cáu gắt
  • Khả năng phối kết hợp kém
  • Ham muốn tình dục suy giảm

2.1 Nhịp tim bất thường

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc tập luyện những môn thể thao đòi hỏi sức bền thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng “ngộ độc tim” – những thay đổi vĩnh viễn ở cấu trúc cơ tim.

Những thay đổi đó là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhịp tim bất thường (arrhythmia) và gia tăng nguy cơ đột quỵ do trụy tim. Theo nghiên cứu được công bố năm 2013 của Tạp chí Tim mạch châu Âu đã cho thấy việc lạm dụng, tập thể dục quá mức có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của hệ tim mạch, đặc biệt là ở những người có tiền sử gia đình mắc chứng nhịp tim bất thường.

2.2 Suy giảm hệ miễn dịch

Cortisol là một loại hormone được tiết ra tại tuyến thượng thận trong quá trình bị áp lực về mặt thể chất. Hormone này kích thích sự sản sinh glucose mới (gluconeogenesis) tại gan, đồng thời hỗ trợ quá trình phân giải protein trong cơ diễn ra hiệu quả hơn.

Về nguyên tắc, đây là điều hoàn toàn tốt. Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học đã chứng minh những bất lợi mà cortisol mang lại thậm chí còn vượt quá lợi ích của nó.

Hiệu ứng ức chế miễn dịch của cortisol giúp làm giảm tình trạng tấy đỏ, sưng tấy nhưng lại khiến cho người sở hữu hàm lượng cortisol cao phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao.

Mỗi tuần nên tập thể dục bao nhiêu lần?

Thời gian khuyến nghị phụ thuộc vào loại hình luyện tập, với tập luyện vừa phải thì 150 phút mỗi tuần, tương đương với 30 phút/ngày trong 5 ngày mỗi tuần; tập luyện cường độ cao thì 75 phút mỗi tuần.

Một ngày nên tập gym bao nhiêu lần?

Thời lượng tập chia ra cho khoảng 5 ngày/tuần, các chuyên gia cho biết. Với những người tập vì khỏe mạnh thì đến phòng gym 2 lần/ngày là không cần thiết. Họ chỉ cần tập 1 lần/ngày là đủ, chuyên gia sinh lý học thể thao Jonathan Mike cho biết.

Tập thể dục nhiều có bị gì không?

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc tập luyện những môn thể thao đòi hỏi sức bền thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng “ngộ độc tim” – những thay đổi vĩnh viễn ở cấu trúc cơ tim. Những thay đổi đó là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhịp tim bất thường (arrhythmia) và gia tăng nguy cơ đột quỵ do trụy tim.

Ngày não cũng tập thể dục có sao không?

Tập luyện quá sức thường xuyên sẽ khiến cơ thể kiệt sức Điều quan trọng nhất đối với mỗi người chính là có được sự cân bằng trong cuộc sống. Ai trong chúng ta cũng đều có những giới hạn về thời gian, năng lượng, tiền bạc và tình trạng thể lực. Việc dồn hết năng lượng vào tập thể dục có thể khiến bạn bị kiệt sức.