Tập luyện trước khi mổ dây chằng

          Trên đây là một số hướng dẫn phục hồi chức năng giúp người bệnh có thể tập luyện tại nhà, trong điều kiện cho phép người bệnh có thể đến các trung tâm phục hồi chức năng chuyên sâu hoặc điện thoại cho phẫu thuật viên để được tư vấn trực tiếp (TS.BS. Nguyễn Mạnh Khánh 0913.588.199)

Các mục tiêu chính trong giai đoạn này là khôi phục khả năng dạng đầu gối, giảm sưng cũng như khôi phục chức năng cơ tứ đầu đùi.

Để thực hiện điều này, người bệnh cần co duỗi đầu gối càng thường xuyên càng tốt bằng cách đặt khăn cuộn dưới gối. Nếu không thể cử động đầu gối của mình ngay sau 3 tuần, người bệnh sẽ tăng đáng kể nguy cơ cần nội soi khớp vào một ngày sau đó để khôi phục lại toàn bộ khả phần mở rộng.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chăm sóc bảo tồn khớp gối tại nhà theo nguyên tắc RICE (Rest, Ice, Compression, Elevation), bao gồm nghỉ ngơi, chườm lạnh, cố định và kê cao chân. Đồng thời, việc giảm đau cũng quan trọng để nhanh chóng cải thiện chức năng. Uống thuốc giảm đau thông dụng như paracetamol (2 viên mỗi 6 giờ) thường là đủ vì việc chườm nước đá cũng làm giảm cơn đau. Mặt khác, tăng cảm giác đau ở ống chân và bắp chân vào khoảng 4 hoặc 5 ngày sau khi phẫu thuật cũng khá phổ biến và thường đi kèm với các dấu bầm tím vài ngày sau đó. Do vậy, việc nâng cao chân sẽ giúp giảm sưng, giảm đau.

Người bệnh cũng cần tập đi lại bình thường sớm sau phẫu thuật và sử dụng nạng nếu cần. Để làm quen các bước với nạng, hãy áp dụng các nguyên tắc sau:

  • Lên: Chân tốt, chân xấu, đi nạng;
  • Xuống: Nạng, chân xấu, chân tốt.

Hầu hết mọi người đều rời khỏi nạng sau 2 tuần.

Song song đó, người bệnh cũng cần thực hiện chương trình tập thể dục chân của mình 2-3 lần một ngày, nên uống thuốc giảm đau một giờ trước khi tập thể dục nếu cần thiết.

Trong giai đoạn này, hầu hết các người bệnh có thể dần dần tăng cường luyện tập và tiếp tục đào tạo đầy đủ với điều kiện là không còn bị sưng, sức mạnh cơ tứ đầu tốt và chức năng hoàn thiện.

Nói một cách khác, mọi sinh hoạt đơn giản trong đời sống đã có thể thực hiện được như người bình thường từ tháng thứ 6. Tuy nhiên, đối với các vận động viên, người bệnh cần phải đào tạo đầy đủ các bài tập chuyên biệt ít nhất 1 tháng trước khi quay trở lại tiếp tục thi đấu sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước để giảm thiểu nguy cơ tái rách dây chằng.

Tóm lại, chấn thương dây chằng chéo trước thường dẫn đến biến cố kết thúc sớm sự nghiệp thể thao nếu không được quan tâm đúng mức. Việc điều trị sau khi đứt dây chằng chéo trước có thể là phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước hoặc bảo tồn. Trong cả hai trường hợp, mục tiêu cuối cùng vẫn là phục hồi chức năng sau tái tạo dây chằng chéo, đạt được mức chức năng tốt nhất cho bệnh nhân mà không có nguy cơ bị chấn thương mới hoặc những thay đổi thoái hóa ở đầu gối về lâu dài.

Phục hồi chức năng có vai trò quan trọng giúp người bệnh tái hòa nhập với gia đình và cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Để làm được điều đó, bên cạnh máy móc hiện đại chuyên dụng và phương pháp luyện tập khoa học, thì để điều trị phục hồi có hiệu quả cũng cần thời gian và sự kiên trì của cả người bệnh.

Tại khoa Y học thể thao và Nội soi, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP HCM, mỗi năm có hơn 200 trường hợp chấn thương dây chằng chéo trước đến thăm khám và điều trị. Tùy theo mức độ tổn thương, tình trạng khớp gối, độ tuổi và nhu cầu người bệnh... bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật phù hợp.

ThS.BS Trần Anh Vũ - Trưởng khoa Y học thể thao và Nội soi, Phó giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết: Tập thể dục và chơi thể thao đúng cách có thể giúp giảm nguy cơ gặp chấn thương dây chằng chéo trước. Người chơi thể thao có thể tham khảo ý kiến bác sĩ y học thể thao, bác sĩ vật lý trị liệu hoặc huấn luyện viên thể thao để được hướng dẫn các bài tập phù hợp.

Các bài tập có thể gồm: bài tập tăng cường cơ bắp chân, đảm bảo sự cân bằng tổng thể từ sức mạnh cơ chân; bài tập tăng cường sức mạnh vùng hông, xương chậu và bụng dưới; kỹ thuật nhảy, xoay, chuyển hướng và tiếp đất an toàn, hạn chế chấn thương.

Người chơi thể thao cũng cũng cần chú ý khởi động cơ và khớp trước khi tập luyện để ngăn ngừa nguy cơ chấn thương nói chung và đứt dây chằng nói riêng.

Cùng với đó là chế độ dinh dưỡng cân bằng, ăn uống khoa học, bổ sung thực phẩm tăng độ khỏe mạnh và dẻo dai cho xương khớp... để phòng tránh tổn thương xương khớp có thể xảy ra.

Điều trị khi đứt dây chằng chéo trước

Bác sĩ Trần Anh Vũ cho hay, khi bị đứt dây chằng chéo trước, phương pháp điều trị phù hợp nhất chính là phẫu thuật càng sớm càng tốt. Thời gian thích hợp nhất là trong khoảng từ 7-60 ngày sau khi dây chằng bị đứt.

Trường hợp người bệnh là vận động viên, bị đứt dây chằng chéo trước nặng nhưng vẫn muốn tiếp tục hoạt động tập luyện, chơi thể thao sau điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước. Bác sĩ có thể dùng một sợi gân tự thân của người bệnh để thay cho dây chằng chéo trước. Sau phẫu thuật, nếu kết hợp tập vật lý trị liệu cùng phục hồi chức năng khác theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể chơi thể thao trở lại sau 12 tháng. Tuy nhiên, cách làm này có thể khiến cho chân bệnh nhân yếu đi, thời gian phục hồi kéo dài và khả năng chơi thể thao trở lại chỉ còn khoảng 55-60%.

Do đó, bác sĩ có thể chọn phương pháp ưu việt hơn là loại bỏ dây chằng đã bị đứt, thay thế bằng một dây chằng nhân tạo khác bằng chất liệu có độ chịu lực cao để không cần phải lấy gân tự thân ở vị trí khỏe mạnh khác của người bệnh. Người bệnh có thể đi lại bình thường ngay sau mổ và chơi thể thao lại sau 6 tháng.

Tập luyện trước khi mổ dây chằng

Đứt dây chằng chéo trước có nguy cơ dẫn đến lỏng khớp gối và giảm cảm giác vận động. Ảnh: BVĐK Tâm Anh.

Bên cạnh phẫu thuật, người chấn thương đứt dây chằng chéo trước còn được điều trị bổ trợ bằng một số phương pháp trước, trong và sau phẫu thuật như chườm đá lên đầu gối, kê cao chân và nghỉ ngơi, hạn chế áp lực dồn lên đầu gối. Có thể giảm sưng bằng cách quấn băng thun quanh đầu gối hoặc dùng nạng để "giải phóng" sức nặng cơ thể khỏi đầu gối.

Bệnh nhân có thể được điều trị bằng các loại thuốc chống viêm có tác dụng giảm triệu chứng đau và sưng cho người bệnh. Trong trường hợp đau dữ dội, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định tiêm steroid vào đầu gối. Bác sĩ Vũ khuyến cáo người bệnh không nên tự ý dùng thuốc, hoặc dùng thuốc quá liều mà không có chỉ định của bác sĩ.

Tập luyện trước khi mổ dây chằng

Ca mổ dây chằng chéo với sự hỗ trợ của Robot Pheno Artis tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh. Ảnh: BVĐK Tâm Anh.

Nẹp đầu gối cũng được sử dụng trong một số trường hợp chấn thương đứt dây chằng chéo trước để hỗ trợ người bệnh chạy hoặc tập luyện, chơi thể thao mà không làm tăng mức độ tổn thương. Sau phẫu thuật, người bệnh cũng được chỉ định thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để đầu gối hoạt động bình thường. Các bài tập kết hợp tăng cường cơ bắp vùng lân cận đầu gối, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục vận động sau chấn thương.

Theo bác sĩ Vũ, tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh hiện trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại, giúp phát hiện sớm các tổn thương và phẫu thuật điều trị thành công các bệnh lý về cơ xương khớp. Có thể kể đến như máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, Robot Artis Pheno máy đo mật độ xương, hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet...

Bệnh viện Tâm Anh cũng là một trong những đơn vị chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp theo phác đồ tiên tiến như thay khớp háng SuperPath, thay khớp gối cá thể hóa, thay khớp khuỷu, khớp vai. Bệnh viện còn thực hiện phẫu thuật tái tạo và sửa chữa tổn thương đa dây chằng khớp gối; nối gân achilles (gân gót), phẫu thuật cột sống ít xâm lấn điều trị thoát vị đĩa đệm, điều trị thoái hóa khớp bằng thuốc sinh học và tế bào gốc...