Tạm giữ phương tiện bao nhiêu ngày?

Hiện nay, rất nhiều lỗi vi phạm khiến phương tiện bị tạm giữ. Nếu không nắm được thời hạn tạm giữ xe tối đa là bao nhiêu ngày, rất có thể tài xế sẽ bị kéo dài thời gian này và phải mất thêm chi phí trông giữ phương tiện.

Vì sao phương tiện bị tạm giữ?

Theo Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, việc tạm giữ phương tiện chỉ được áp dụng trong 03 trường hợp thật cần thiết sau:

- Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt;

- Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

- Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt với trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền nhưng cá nhân, tổ chức không có Giấy phép lái xe hoặc các giấy tờ liên quan đến phương tiện để tạm giữ cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.

Vì thế, việc tạm giữ tang vật, phương tiện phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.


Thời hạn tạm giữ xe tối đa là bao nhiêu ngày? [Ảnh minh họa]

Thời hạn tạm giữ xe tối đa là bao nhiêu ngày?

Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định rõ thời gian tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ.

Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài nhưng tối đa không quá 30 ngày và chỉ áp dụng đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh.

Những quy định này cũng một lần nữa được khẳng định lại tại Điều 82 Nghị định 100 năm 2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Quy trình tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính

Hiện nay, người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu phương tiện vi phạm hành chính thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Theo đó, quy trình tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính được quy định như sau:

- Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì Thủ trưởng trực tiếp của Cảnh sát giao thông phải tạm giữ ngay phương tiện vi phạm hành chính;

- Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo Thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính để xem xét ra quyết định tạm giữ.

Trong trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ.

Theo quy định, mọi trường hợp tạm giữ phương tiện phải được lập thành biên bản.

Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.

Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản phương tiện đó. Trong trường hợp phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, tình trạng vi phạm giao thông ngày càng diễn ra phức tạp. Tùy lỗi và mức độ, người vi phạm sẽ bị xử phạt; theo quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc trong trường hợp nào mình sẽ bị tạm giữ xe. Có bị tạm giữ xe máy trong các trường hợp nào?

Ngoài việc bị xử phạt hành chính khi vi phạm giao thông, người điều khiển xe; còn có thể bị tạm giữ phương tiện để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm. Vậy những lỗi vi phạm nào sẽ bị tạm giữ xe theo Nghị định mới nhất hiện nay? Tạm giữ xe máy trong trường hợp nào? Tạm giữ xe theo quy định pháp luật hiện hành? Thời hạn tạm giữ xe theo quy định mới nhất?Tạm giữ xe theo quy định pháp luật hiện hành?Thời hạn tạm giữ xe theo quy định mới nhất?

Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 của Luật này nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 của Luật này thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.

  • Thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này. Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.

Người có thẩm quyền tạm giữ phải ra quyết định tạm giữ, kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”

Thời hạn tạm giữ tính theo ngày làm việc

Như vậy, theo Luật Xử lý vi phạm hành chính thì thời hạn tạm giữ được tính là ngày làm việc và tính từ thời điểm tạm giữ tang vật thực tế. Đối với những trường hợp tạm giữ vào ngày làm việc thì không có gì để bàn cãi, nhưng nếu tạm giữ vào ngày thứ 7, chủ nhật, ngày lễ, tết thì thời hạn tạm giữ được tính như thế nào cho đúng?

Theo trangtinphapluat.com thì Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 đã sửa Luật năm 2012 theo hướng quy định thời hạn tạm giữ tính theo ngày làm việc, do đó trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được chia làm 02 trường hợp:

+ Trường hợp thứ nhất, nếu ngày ra quyết định tạm giữ là ngày làm việc thì thời hạn tạm giữ tính từ ngày làm việc, ví dụ: ông A vi phạm giao thông bị tạm giữ giấy phép lái xe vào ngày thứ 2, 15/8/2022, thì thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe là 07 ngày làm việc, tính từ ngày thứ 2, ngày 15/8/2022 đến ngày 23/8/2022 [trừ 2 ngày thứ 7 và chủ nhật].

+ Trường hợp thứ hai, nếu ngày ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ, tết thì thời hạn tạm giữ là thời điểm thực tế tạm giữ, tuy nhiên thời gian thực tế tạm giữ trúng vào ngày nghỉ, lễ, tết sẽ không tính vào thời hạn tạm giữ nên thời hạn để tính 07 ngày làm việc là ngày làm việc đầu tiên sau ngày nghỉ, ngày lễ, tết.

Ví dụ: ông A vi phạm giao thông bị tạm giữ giấy phép lái xe vào ngày thứ 7, 13/8/2022, thì thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe là 07 ngày làm việc, tính từ  ngày thứ 7, tuy nhiên do trùng vào nghỉ cuối tuần nên thời gian này sẽ không tính vào tổng thời gian tạm giữ theo ngày làm việc, do đó thời gian tạm giữ theo ngày làm việc sẽ tính vào ngày thứ 2, ngày 15/8/2022 đến ngày 23/8/2022 [trừ 4 ngày thứ 7 và chủ nhật].

Trên đây là giải đáp của trangtinphapluat.com liên quan đến cách xác định thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Bạn đọc có ý kiến khác vui lòng để lại Bình luận ở dưới bài viết hoặc phản hồi qua mail trangtinphapluat2019@gmail.com hoặc zalo 0935634572.

Chủ Đề