Tại sao mặt nổi nhiều mụn mủ?

Mụn bọc ở má luôn gây ra nhiều phiền toái, nhất là khi nổi lên bất ngờ ngay trước một buổi hẹn hò. Hầu hết người bị mụn bọc ở má sẽ phản ứng bằng cách sử dụng các phương pháp điều trị da tiêu cực như nặn mụn hoặc bằng cách trang điểm nhiều lớp để che đi mụn. Tuy nhiên, điều đó có thể chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn khi không nắm vững các nguyên nhân bị mụn bọc ở má và xử trí một cách an toàn.

1. Nguyên nhân nào gây ra mụn bọc ở má?

Thông thường, mụn ở vùng chữ U hoặc mụn bọc ở má là do sự tích tụ của bụi bẩn, dầu và các chất cặn bã làm tắc nghẽn lỗ chân lông theo thời gian. Trong khi vùng chữ T - khu vực bao gồm trán, mũi và tất cả các đường xuống cằm thường dễ bị đổ dầu, má thường có xu hướng khô hơn.

Trước khi có thể tìm ra cách để loại bỏ mụn bọc ở má, bạn cần hiểu nguyên nhân gây ra chúng. Theo đó, cho dù là người có làn da khô, da hỗn hợp hay da dầu thì mụn bọc ở má thường là hệ quả của môi trường, bao gồm các yếu tố sau:

1.1. Vỏ gối và ga trải giường bẩn

Có thể khó nhận ra nhưng khăn trải giường có thể là một yếu tố góp phần gây nổi mụn bọc ở má. Chỉ trong một thời gian ngắn sử dụng, ga trải giường cũng có thể trở thành nơi sinh sôi nảy nở của các loại nấm, vi khuẩn, bụi bẩn, phấn hoa và nhiều chất gây dị ứng khác bám vào đây.

Thực tế, không chỉ là khăn trải giường, điều này bao gồm cả vỏ áo gối vì áo gối chạm vào mặt, cổ và tóc trong khoảng bảy giờ hoặc hơn mỗi đêm.

Điều này có nghĩa là cơ thể sẽ tiếp xúc với bất kỳ mảnh vụn và vi khuẩn nào mang theo suốt cả ngày lên ga trải giường, có thể dầu từ tóc tiếp xúc với da mặt, khiến vấn đề của những người có làn da dầu trở nên tồi tệ hơn.

1.2. Chạm tay vào mặt

Trong suốt cả ngày, bàn tay của mỗi người có thể dính nhiều loại chất gây ô nhiễm và chất gây dị ứng khi chạm vào bàn phím, miếng bọt biển nhà bếp hay sử dụng điện thoại thông minh.

Theo đó, khi chạm vào da mặt, các loại vi khuẩn, bụi bẩn và chất gây dị ứng càng tiếp xúc nhiều hơn. Giữa các lần rửa mặt, các chất này có thời gian thấm vào da, có khả năng làm tắc nghẽn lỗ chân lông và góp phần gây ra mụn.

Tại sao mặt nổi nhiều mụn mủ?

Chạm tay vào mặt là nguyên nhân bị mụn bọc ở má

1.3. Chăm sóc da kém

Nhiều người phản ứng quá mức với mụn bằng cách chà mạnh lên mụn bọc ở má. Đây là một sai lầm! Da trên khuôn mặt vốn đặc biệt nhạy cảm, điều này có nghĩa là bạn cần phải nhẹ nhàng với da dù trong bất kỳ trường hợp nào.

Bên cạnh đó, các sản phẩm chăm sóc da cũng có thể là một phần của vấn đề. Nếu đang sử dụng các sản phẩm chăm sóc da hoặc trang điểm có chứa các thành phần như cồn và nước hoa tổng hợp, chúng có thể gây kích ứng da hoặc làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

XEM THÊM: Cách lựa chọn kem dưỡng ẩm cho da dầu mụn

1.4. Cạo râu không đúng kỹ thuật

Kỹ thuật cạo râu có thể gây kích ứng và làm tăng nguy cơ lông mọc ngược. Đây là yếu tố gây hình thành mụn bọc ở má.

1.5. Chế độ dinh dưỡng

Nếu bị mụn bọc ở má hay các loại mụn bọc nói chung, chế độ ăn uống có thể gây ảnh hưởng.

1.6. Thay đổi nội tiết tố

Cũng giống như mụn ở bất cứ đâu trên mặt và toàn cơ thể, thay đổi nội tiết tố thường là một trong những yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến thời điểm bị mụn. Đó là lý do tại sao nhiều người thường bị mụn khi bước vào tuổi dậy thì hoặc mang thai.

1.7. Vấn đề trao đổi chất

Nếu có vấn đề về trao đổi chất, mụn bọc ở má có thể là một trong những triệu chứng. Điều này là do có sự gián đoạn các quá trình tự nhiên của cơ thể gây ra tình trạng viêm nhiễm, bao gồm cả mụn trứng cá trên khuôn mặt.

Ngoài ra, các yếu tố khác cũng có thể đóng một vai trò trong việc phát triển mụn bọc ở má như do căng thẳng hoặc thói quen tập luyện.

2. Cách điều trị và ngăn ngừa mụn bọc ở má tại nhà như thế nào?

Từ các nguyên nhân mà chúng ta có cách điều trị và phòng tránh mụn bọc ở má như sau:

2.1. Giặt khăn trải giường và vỏ gối

Để giúp loại bỏ mụn bọc ở má, điều trước tiên là bạn nên giặt khăn trải giường ít nhất một lần một tuần để duy trì làn da khỏe mạnh.

Nếu đặc biệt dễ bị mụn trứng cá, bạn hãy thử ngủ với một chiếc khăn tay sạch phủ lên áo gối và thay nó hàng ngày hoặc thay áo gối. Nếu có một mái tóc dài, hãy buộc nó lên trên đỉnh đầu để tránh tiếp xúc với mặt, cổ và lưng khi ngủ.

Tại sao mặt nổi nhiều mụn mủ?

Cải thiện quy trình chăm sóc da giúp loại bỏ mụn bọc ở má

2.2. Tránh sờ tay lên mặt

Bạn nên hạn chế chạm vào mặt càng nhiều càng tốt, điều đó có nghĩa là không nên đặt tay lên cằm và má. Ngoài việc không sờ tay lên mặt, bạn nên rửa tay thường xuyên giữa các hoạt động để giảm nguy cơ truyền vi khuẩn, dầu và bụi bẩn lên mặt.

2.3. Cải thiện quy trình chăm sóc da

Khi phải đối phó với mụn bọc ở má, quy trình chăm sóc da là một nền tảng tuyệt vời để bắt đầu. Mỗi người cần biết sử dụng các sản phẩm chăm sóc da sao cho phù hợp để đảm bảo làn da được làm sạch đúng cách, được điều trị và được nuôi dưỡng với các thành phần an toàn.

Nếu dùng các chất hóa học tẩy rửa mạnh có thể gây khô da và mẩn đỏ khiến làn da trở nên tồi tệ hơn.

2.4. Thực hiện kỹ thuật cạo râu đúng cách

Điều này đặc biệt đối với nam giới, lông sẽ có xu hướng mọc dày hơn và lỗ chân lông dễ bị viêm nhiễm. Để tránh lông mọc ngược và hình thành mụn bọc ở má thì bạn hãy làm theo một số bước đơn giản sau:

  • Rửa nước ấm lên mặt để mở lỗ chân lông.
  • Sử dụng kem cạo râu được thiết kế để bảo vệ da tùy theo loại da. Đối với hầu hết các loại da, dao cạo một cánh giúp ngăn chặn sự tắc nghẽn của lỗ chân lông cùng với da chết.
  • Sử dụng chất làm se tự nhiên như cây phỉ để lỗ chân lông luôn sạch sẽ và sảng khoái.
  • Khi cạo râu luôn đi theo chiều lông mọc. Thực tế, làm ngược lại có thể khiến cạo râu sát hơn nhưng nó có thể dẫn đến kích ứng và tăng khả năng lông mọc ngược.

2.5. Điều chỉnh chế độ ăn uống

  • Phòng tránh chứng khó tiêu: Chứng khó tiêu là một dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp khó khăn để chế biến thức ăn đúng cách. Nguyên nhân có thể là do thiếu nước, chất xơ hoặc vi khuẩn đường ruột để tiêu hóa thức ăn. Điều này có thể gây viêm, nguy cơ dị ứng thực phẩm và khó xử lý đường, làm tăng đột biến insulin và có thể góp phần sản xuất bã nhờn dư thừa, có thể dẫn đến bùng phát mụn bọc. Bạn nên uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ hơn và thử dùng men vi sinh như sữa chua hoặc kombucha để loại bỏ chứng khó tiêu.
  • Giảm lượng đường: Giảm lượng đồ ngọt, carbohydrate chế biến và đồ uống có đường. Thay thế bằng đồ uống không ngọt và thực phẩm toàn phần.
  • Ăn nhiều rau xanh: Sự cân bằng dinh dưỡng phù hợp còn có thể được tìm thấy trong các loại rau xanh, giúp làn da trở nên săn chắc và sạch mụn.
  • Cân nhắc việc dùng thuốc bổ sung: Điều này có thể giúp điều chỉnh sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất có thể dẫn đến các vấn đề về da, làm dịu và nuôi dưỡng làn da.

Tại sao mặt nổi nhiều mụn mủ?

Điều chỉnh chế độ ăn uống giúp loại bỏ mụn ở má

2.5. Uống thuốc tránh thai

Đối với một số phụ nữ, uống thuốc tránh thai có thể giúp điều chỉnh nội tiết tố và giúp loại bỏ mụn bọc hay mụn trứng cá ở má.

Bạn nên chọn loại thuốc tránh thai có lượng estradiol phù hợp và hàm lượng progesterone thấp để trị mụn. Tuy nhiên, trước khi chọn biện pháp tránh thai, bạn nên nói chuyện với bác sĩ.

2.6. Tìm cách điều trị cho vấn đề trao đổi chất

Tiếp nhận điều trị rối loạn chức năng trao đổi chất có thể giúp giảm hoặc loại bỏ mụn, bao gồm cả mụn bọc ở má.

3. Các biện pháp điều trị chuyên sâu cho mụn bọc ở má

Nếu làn da không đáp ứng với các phương pháp điều trị tại nhà nêu trên, bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ da liễu. Bác sĩ có chỉ định một số xét nghiệm cận lâm sàng để xác định xem người bệnh có vấn đề về trao đổi chất hay rối loạn hormone gây ra những vấn đề này hay không.

Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể thử các phương pháp điều trị bằng phương pháp tự làm như tự làm mặt nạ, tẩy tế bào chết và phương pháp điều trị tại chỗ có thể giúp trị mụn bọc ở má. Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận vì một số nguyên liệu (như chanh hoặc baking soda) có thể gây kích ứng và làm tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn.

3.1. Dùng thuốc

Bác sĩ da liễu có thể đề nghị dùng thuốc trị mụn bọc ở má mức độ nặng. Các loại thuốc trị mụn phổ biến bao gồm thuốc kháng sinh, Isotretinoin và Spironolactone. Người bệnh có thể được chỉ định thuốc ở dạng uống hoặc bôi.

3.2. Các điều trị tại phòng khám

Một số liệu pháp điều trị tại phòng khám có thể là giải pháp hữu hiệu, bao gồm:

  • Lột da hóa học
  • Liệu pháp laser
  • Chăm sóc da mặt chuyên sâu
  • Tiêm steroid

Tóm lại, có nhiều nguyên nhân bị mụn bọc ở má khác nhau, cách thức điều trị cũng phải tùy vào từng bệnh cảnh. Tuy nhiên, sự kết hợp nhiều biện pháp trên đây có thể giúp bạn có những lựa chọn tốt hơn. Theo đó, nền tảng quan trọng nhất vẫn là giữ vệ sinh sạch sẽ cho làn da; đồng thời bạn nên thăm khám bác sĩ da liễu nếu tình trạng không cải thiện, thay vì tự ý can thiệp dễ khiến mụn bọc ở má nặng nề hơn, hạn chế thẩm mỹ và dễ lành sẹo xấu.

.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: bioclarity.com

XEM THÊM:

  • Nguyên nhân nổi mụn ở vùng trán và cằm là do đâu?
  • Thuốc Eucerin: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
  • Bệnh trứng cá: Nguyên nhân và cách điều trị

Tại sao da mặt bị mụn mủ?

Mụn mủ có thể xuất hiện ở những người bị dị ứng với thức ăn, các chất trong môi trường hoặc bị côn trùng cắn. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do mụn trứng cá. Mụn trứng cá hình thành do sự tắc nghẽn lỗ chân lông bởi dầu nhờn và tế bào da chết. Điều này khiến các mảng da phồng lên, nổi mụn đỏ.

Làm sao để hết mụn mủ trên mặt?

Chuẩn bị một vài lá trà xanh, rửa sạch, cho vào máy xay nhuyễn, sau đó ép lấy nước cốt. Vệ sinh da mặt sạch sẽ. Dùng tăm bông chấm vào phần nước cốt vừa ép được, sau đó thoa trực tiếp lên vùng da mụn bọc mủ. Bạn nên để yên và đợi trong khoảng 15 - 20 phút, rồi rửa lại với nước sạch.

Mụn mủ ở mặt là gì?

Mụn mủ ở mặt là tình trạng lỗ chân lông trên da bị viêm bị tắc nghẽn bởi mủ, bã nhờn (dầu thừa) và các mảnh vụn tế bào. Mặc dù mụn mủ có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường phổ biến ở mặt, cổ, vai và lưng.

Mụn mủ khi nào nàng được?

Theo các y bác sĩ trong ngành dược liệu và thẩm mỹ đã chỉ ra rằng thì bạn có thể nặn mụn mủ trong trường hợp nhân mụn đã chín, đầu mụn đã xuất hiện rõ trên da. Đồng thời, bạn tuyệt đối không được sử dụng tay nặn hay sử dụng các tác động mạnh lên mụn khi chúng đang bị mủ, còn viêm sưng.