Tài liệu on thi cao học môn Lý luận nhà nước và pháp luật

6
106 KB
4
377

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

16 Đề thi môn Lý luận nhà nước và pháp luật Đề thi số 1 Câu 1: Chức năng kinh tế của nhà nước ta trong tiến trình đổi mới đất nước, hội nhập, xây dựng nhà nước pháp quyền: a] Nêu khái niệm chức năng kinh tế, nêu các hình thức, phương pháp thực hiện chức năng kinh tế của nhà nước ta. b] Trình bày nội dung chức năng kinh tế của nhà nước ta. Câu 2: Trình bày vai trò và giá trị xã hội của pháp luật, liên hệ vào pháp luật của nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay [trình bày lý luận và dẫn chứng minh họa vào lĩnh vực pháp luật kinh doanh hoặc lĩnh vực pháp luật vào các vấn đề xã hội]. Câu 3: Nêu và cho dẫn chứng minh họa về mối quan hệ giữa pháp luật với tập quán ở nước ta. Có quan điểm cho rằng: áp dụng tập quán chỉ là một giải pháp tình thế do chưa có đầy đủ các quy định pháp luật. Hãy nêu nhận xét của mình về ý kiến trên. Đề thi số 2: Câu 1: Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của BMNN Cộng hòa XHCNVN. Câu 2: Phân tích các xu hướng phát triển cơ bản của pháp luật Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập xây dựng nhà nước pháp quyền [nêu dẫn chứng minh họa qua một số quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật]. Câu 3: Phân tích [có liên hệ thực tế] sự tác động biện chứng giữa pháp luật và đạo đức trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội ở nước ta hiện nay. Đề số 3: Câu 1: Phân tích chức năng kinh tế của nhà nước cộng hòa XHCNVN trong giai đoạn hiện nay [nội dung, vị trí, thực trạng và phương hướng, giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong việc thực hiện chức năng kinh tế]. Câu 2: Phân tích [nêu ví dụ minh họa] mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và hoạt động áp dụng pháp luật. Câu 3: Phân tích và cho ví dụ về mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Có quan điểm cho rằng: áp dụng tập quán chỉ là một giải pháp tình thế do chưa có đầy đủ các quy định pháp luật. Hãy nêu nhận xét của mình về ý kiến trên. Đề số 4: Câu 1: [4 Điểm] Hoạt động thanh tra được thực hiện theo những nguyên tắc nào? Phân tích nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc: "Bảo đảm tính trách nhiệm trong việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan, cá nhân làm công tác thanh tra". Các giải pháp để đảm bảo nguyên tắc này trên thực tế. Câu 2 [3 Điểm] Phân tích nội dung chủ yếu về quản lý nhà nước đối với hoạt động thanh tra hiện nay. Những giải pháp để nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt động thanh tra hiện nay? Câu 3: [3 Điểm] Phân biệt hoạt động thanh tra hành chính và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Đề số 5 Câu 1. Nêu ý thức pháp luật và tác động của nó đối với pháp luật? Câu 2. Vị trí, vai trò của thanh tra chuyên ngành? Câu 3. Nêu những nguyên tắc của hoạt động thanh tra? Phân tích nguyên tắc đảm bảo việc xử lý đối với việc vi phạm pháp luật của cơ quan, cá nhân thanh tra? Đề 6 Câu 1 [4 điểm] Trình bày mối quan hệ giữa hoạt động thanh tra và hoạt động giám sát? Anh [chị] có nhận xét gì về hoạt động thanh tra hiện nay. Câu 2 [2 điểm] Trả lời ĐÚNG/SAI, giải thích: a] Chỉ có thanh tra viên mới được thực hiện hoạt động thanh tra; b] Có thể niêm phong tài liệu của đối tượng thanh tra trong mọi giai đoạn của hoạt động thanh tra. Câu 3 [3 điểm] Cho một ví dụ và phân tích mối quan hệ của công cụ thanh tra? Trong các công cụ thanh tra, công cụ nào là quan trọng nhất? Vì sao. ĐỀ SỐ 7 Câu 1: Các nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao khẳng định như vậy? Ở nhà nước tư sản có chính thể cộng hoà tổng thống: a] Trong bộ máy nhà nước vừa có chứng vụ tổng thống vừa có chức vụ thủ tướng , trong đó tổng thống đứng đầu nhà nước, thủ tướng đứng đầu chính phủ b] Tổng thống do nghị viện bầu ra c] Tổng thống có quyền phủ quyết các dự luật đã được quốc hội thông qua Câu 2: Các nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao khẳng định như vậy? a] Các cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào những tiêu chí phân loại khác nhau b] Trong hệ thống chính trị Việt Nam, nhà nước ở vị trí trung tâm và có vai trò đặc biệt quan trọng ĐỀ SỐ 8 1. Mối tuơng quan giữa tính giai cấp và tính xã hôi của nhà nứoc tư sản không thay đổi trong các thòi kỳ phát triển của nhà nước tư sản. 2. Đảng cộng sản việt Nam thể hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với Nhà nứoc cộng hòa xã hôi chủ nghĩa việt nam chỉ bằng các hình thức và phưong pháp khác nhau. Đề số 9: 1] chức năng của NN Chiếm hữu nô lệ. 2] khái niệm và đặc điểm của bộ máy NN XHCN Đề số 10 1. Nêu đặc điểm của bộ máy nhà nước XHCN 2. Căn cứ để phân định các ngành luật Đề số 11: 1. Tính chất của nhà nước chiếm hữu nô lệ 2. Nguyên tắc đảm bảo quyền lực nhân dân trong hoạt động và tổ chức của bộ máy nhà nước XHCN Đề số 12: 1. Phân tích vị trí vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị 2. Đặc điểm của pháp luật phong kiến Đề 13 1. Nguồn gốc ra đời của Nhà nước theo quan điểm Mác-Lênin, một số quan điểm khác ? 2. Chức năng của Nhà nước ? 3. Vi phạm pháp luật, đặc điểm của vi phạm pháp luật ? Đề số 14: câu 1: Nêu các cơ quan nhà nước ở việt nam hiện nay câu 2: các văn bản quy phạm PL ở việt nam hiện nay Đề số 15: câu 1: phân tích mối quan hệ giữa nhà nước va pháp luật? câu 2: phân tích chức năng kinh tế của nhà nước trong thời gian qua?lấy một số ví dụ để chứng minh. câu 3: phân tích câu nói:nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được? câu 4: phân tích câu nói pháp luật tư sản chẳng qua là ý chí của giai cấp tư sản đươc đề lên thành luật,cái ý chí mà nội dung của nó là điều kiện sinh hoạt và vật chất của giai cấp tư sản quy định? câu 5: phân tích bản chất cua nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam là nhà nước của dân do dân vì dân. Đề số 16: 1. so sánh hệ thống PL tư sản và XHCN 2. Các yêu cầu cơ bản của pháp chế XHCN? 3. Một văn bản đã hết hiệu lực thì có còn giá trị sử dụng hay không? 4. Phân tích sự tiến bộ của PL tư sản so với PL PK? điểm nào là tiến bộ nhất của PL TS? 5. các hình thức của áp dụng PL ? 6. Nêu các loại VBQPPL ở Vn và hiệu lực của nó?

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Trọn bộ tài liệu ôn thi Lý luận Nhà nước và Pháp luật năm 2021 mới nhất. Tổng hợp câu hỏi ôn tập môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

1. Trình bày đối tượng và phương pháp nghiên cứu của Lý luận chung về nhà nước và pháp luật

2. Phân tích vai trò của khoa học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật đối với các khoa học pháp lý chuyên ngành

II. NGUỒN GỐC VÀ KIỂU NHÀ NƯỚC

1. Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin về nguồn gốc nhà nước

2. Kiểu nhà nước là gì? Phân tích khái niệm kiểu nhà nước?

3. Phân tích quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lênin về thay thế kiểu nhà nước

III. BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC

1. Chức năng Nhà nước là gì? Phân tích Chức năng của nhà nước?

2. Phân tích khái niệm và đặc trưng của nhà nước

3. Phân tích tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước

4. Tính xã hội của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

5. Thế nào là nhà nước “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”

6.  Phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác

7. Phân tích chức năng kinh tế của Nhà nước CHXNCN Việt Nam

8. Phân tích chức năng bảo vệ Tổ quốc của Nhà nước CHXNCN Việt Nam

IV. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

1. Bộ máy nhà nước là gì? Mối liên hệ với chức năng của nhà nước

2. Phân tích khái niệm và đặc điểm của Cơ quan nhà nước

3. Phân biệt Cơ quan nhà nước với cơ quan của tổ chức khác

4. Phân loại cơ quan nhà nước, cho ví dụ minh họa đối với từng tiêu chí phân loại đó

5. Phân tích nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước trong bộ máy nhà nước

6. Phân tích nguyên tắc chủ quyền thuộc về nhân dân trong bộ máy nhà nước

7. Phân tích nguyên tắc bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật [nguyên tắc pháp chế]

8. Phân tích các đặc điểm của Bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

V. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC

1. Hình thức chính thể là gì? Phân tích khái niệm hình thức chính thể?

2. Phân tích sự biến đổi của chính thể cộng hòa qua các kiểu nhà nước?

3. Hình thức cấu trúc là gì? Phân biệt nhà nước đơn nhất với nhà nước liên bang

4. Hình thức của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

VI. NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

1. Vị trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị

2. Chế độ chính trị là gì? Phân biệt chế độ dân chủ với phản dân chủ

3. Vai trò của nhà nước đối với các đảng phái chính trị

4. Vai trò của Nhà nước đối với các tổ chức chính trị – xã hội khác

VII. NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

1. Phân tích các đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền

2. Phân tích các giá trị của nhà nước pháp quyền

3. Phân tích sự biến đổi của chính thể quân chủ qua các kiểu nhà nước

VIII. NGUỒN GỐC, KIỂU PHÁP LUẬT

1. Pháp luật là gì? Đặc trưng của pháp luật?

2. Chủ nghĩa Mác – Lênin về sự ra đời của pháp luật

IX. PHÁP LUẬT TRONG HỆ THỐNG CÔNG CỤ ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ XÃ HỘI

1. Phân tích khái niệm điều chỉnh quan hệ xã hội

2. Phân biệt pháp luật và công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác

3. Phân biệt “Pháp luật” với “Tập quán”

4. Phân biệt “Pháp luật” với “Đạo đức”

5. Phân tích mối quan hệ giữa “Pháp luật” và “Đạo đức”

X. BẢN CHẤT, VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT

1. Ưu điểm của pháp luật so với công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác

2. Phân tích mối quan hệ giữa “Pháp luật” và “Tập quán”

3. Phân tích tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật

4. Phân tích vai trò của pháp luật đối với xã hội

5. Phân tích vai trò của pháp luật đối với nhà nước

6. Phân tích vai trò của nhà nước đối với pháp luật

XI. HÌNH THỨC VÀ NGUỒN CỦA PHÁP LUẬT

1. Hình thức pháp luật là gì? Các hình thức cơ bản của pháp luật

2. Nguồn của pháp luật là gì? Các loại nguồn của pháp luật?

3. Tập quán pháp là gì? Phân tích khái niệm tập quán pháp?

4. Án lệ là gì? Phân tích khái niệm tiền lệ pháp [Án lệ]?

5. Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Phân tích khái niệm VBQPPL?

6. Ưu điểm và hạn chế của các loại nguồn của pháp luật?

7. Ưu thế của văn bản quy phạm so với nguồn khác của pháp luật

8. Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn quan trọng nhất của pháp luật Việt Nam

9. Hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật

10. Hiệu lực theo không gian và đối tượng tác động của VBQPPL

XII. QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Quy phạm pháp luật là gì? Các đặc điểm của quy phạm pháp luật?

2. Phân tích cơ cấu của quy phạm pháp luật?

3. Ý nghĩa của từng bộ phận trong cơ cấu quy phạm pháp luật?

4. Các cách thức thể hiện quy phạm pháp luật trong VBQPPL?

XIII. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT

1. Hệ thống pháp luật là gì? Phân tích khái niệm hệ thống pháp luật?

2. Cấu trúc của hệ thống pháp luật thực định là gì?

XIV. XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VÀ HỆ THỐNG HÓA PHÁP LUẬT

1. Xây dựng pháp luật là gì? Phân tích khái niệm xây dựng pháp luật?

2. Phân tích các nguyên tắc của hoạt động xây dựng pháp luật

3. Hệ thống hóa pháp luật là gì? Phân tích mục đích, ý nghĩa của hệ thống hoá pháp luật?

4. Quan hệ pháp luật là gì? Các đặc điểm của quan hệ pháp luật?

5. Phân biệt “Tập hợp hóa” với “Pháp điển hóa” pháp luật

6. Phân biệt quan hệ pháp luật với quan hệ xã hội khác

XV. QUAN HỆ PHÁP LUẬT

1. Quan hệ pháp luật là gì? Phân tích khái niệm chủ thể quan hệ pháp luật?

2. Phân tích khái niệm khách thể của quan hệ pháp luật

3. Phân tích khái niệm nội dung quan hệ pháp luật

4. Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý?

XIV. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT

1. Thực hiện pháp luật là gì? Đặc điểm và ý nghĩa thực hiện pháp luật?

2. Phân tích các hình thức thực hiện pháp luật?

3. Áp dụng pháp luật là gì? Đặc điểm của áp dụng pháp luật?

4. So sánh, Phân biệt văn bản quy phạm với Văn bản áp dụng pháp luật

5. Áp dụng pháp luật tương tự là gì? Vì sao phải ADPL tương tự?

6. Giải thích pháp luật là gì? Phân biệt với giải thích pháp luật không chính thức

7. Truy cứu trách nhiệm pháp lý là gì? Đặc điểm truy cứu trách nhiệm pháp lý?

XVII. VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

1. Vi phạm pháp luật là gì? Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật

2. Phân tích mặt khách quan của vi phạm pháp luật đó

3. Phân tích các dấu hiệu của vi phạm pháp luật đó

4. Phân tích mặt chủ quan của vi phạm pháp luật đó

5. Phân tích chủ thể, khách thể của vi phạm pháp luật đó

6. Yếu tố đánh giá mức độ nguy hiểm của vi phạm pháp luật

7. Trình bày các loại vi phạm pháp luật. Cho ví dụ?

8. Trách nhiệm pháp lý là gì? Trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi pham luật

9. Phân biệt trách nhiệm pháp lý với các trách nhiệm xã hội khác

10. Căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật

XVIII. Ý THỨC PHÁP LUẬT

1. Ý thức pháp luật là gì? Đặc điểm và cơ cấu của ý thức pháp luật?

2. Phân tích vai trò của ý thức pháp luật đối với xây dựng và thực hiện pháp luật

3. Phân tích tính quyền lực nhà nước của hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý

Video liên quan

Chủ Đề