So sánh công an và quân đội năm 2024

Không thể xuyên tạc vai trò của Quân đội tham gia bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, có nhiệm vụ chính trị là sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ vững chắc Tổ quốc; đồng thời, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, với mưu đồ chống phá cách mạng nước ta, các thế lực thù địch cố tình xuyên tạc, phủ nhận. Đây là vấn đề không mới nhưng rất nguy hiểm, cần vạch trần, lên án và kiên quyết đấu tranh, bác bỏ.

Trên một số diễn đàn, trang mạng, phương tiện truyền thông, như: BBC, RFA, VOA, “Viettan”, “Dân làm báo”, “Báo tiếng dân”,… các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị thi nhau lu loa rằng: Quân đội tham gia phối hợp với Công an trong bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là không đúng chức năng, nhiệm vụ. Họ bịa đặt, xuyên tạc rằng: Quân đội “lấn sân”, “đàn áp nhân dân”, “quân sự hóa hoạt động dân sự”,... trắng trợn hơn, chúng còn kích động người dân ngăn cản các đơn vị Quân đội tham gia thực thi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó, chúng triệt để lợi dụng sự hiểu biết chưa đầy đủ của một số cán bộ, chiến sĩ và nhân dân về mối quan hệ giữa quốc phòng và an ninh, cái chung và cái riêng của mỗi lĩnh vực, từ đó khoét sâu vào những thiếu sót, bất cập ở một số địa phương khi giải quyết những vấn đề an ninh để thổi phồng, kích động, làm cho tình hình thêm phức tạp. Mục đích của chúng là nhằm chia rẽ mối quan hệ, sự đoàn kết, thống nhất giữa hai lực lượng Quân đội và Công an trong bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa. Chiêu thức này vô cùng nguy hiểm vì nó làm cho không ít người dân, kể cả một số cán bộ, đảng viên nảy sinh tư tưởng giao động, mơ hồ, hoài nghi, hiềm khích mối quan hệ giữa Quân đội và Công an.

Cần khẳng định rõ: các luận điệu xuyên tạc trên là hoàn toàn sai trái, không thể chấp nhận và phải bị vạch trần, lên án, đấu tranh bác bỏ. Bởi, nhiệm vụ tham gia bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội của Quân đội ta được khẳng định cả phương diện về lý luận và thực tiễn.

Thứ nhất, Quân đội tham gia bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là xuất phát từ lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: quốc phòng có mối quan hệ biện chứng với các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, đối ngoại. Và “bạo lực là bà đỡ cho mọi xã hội cũ đang thai nghén một xã hội mới trong lòng”1, do đó tất yếu phải sử dụng bạo lực cách mạng với nhiều hình thức khác nhau kể cả hình thức vũ trang nhằm cải tạo xã hội, bảo vệ thành quả cách mạng, khắc phục sự chống đối của lực lượng phản động. Việc quân đội cách mạng tham gia thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc gia khác về bản chất so với quân đội tư sản. Theo đó, Quân đội tham gia bảo vệ an ninh là tạo tiền đề cho nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, bởi sự ổn định rất cần thiết cho phát triển. Trong khi đó, khái niệm an ninh ngày càng được mở rộng. Trong an ninh hàm chứa cả yếu tố kinh tế, trạng thái bình yên của xã hội, của nhà nước, ổn định của chế độ chính trị, phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng văn hóa và đối ngoại; yếu tố an ninh đã bao hàm trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, an ninh mạng, an ninh con người và cả yếu tố quốc phòng. Quân đội tham gia bảo vệ an ninh quốc gia đã trở thành nhân tố quan trọng, không thể thiếu để đem lại thành công cho sự nghiệp cách mạng mà nhân dân tiến hành. Đây là cơ sở lý luận phản bác luận điểm của các thế lực thù địch đồng nhất bạo lực cách mạng với bạo lực phản cách mạng, đồng nhất sự tham gia trấn áp các thế lực phản động, giữ vững an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội của quân đội cách mạng với hành động đàn áp phong trào cách mạng do quân đội tư sản tiến hành.

Hơn thế nữa, theo V.I.Lênin “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự bảo vệ”2; đồng thời, chỉ ra trách nhiệm của toàn dân, toàn quân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, trong đó có nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội với nguyên tắc cơ bản nhất là Đảng Cộng sản phải lãnh đạo Quân đội, Công an trong mọi tình huống: “Muốn bảo vệ chính quyền của công nông... chúng ta phải có Hồng quân mạnh mẽ... Có Hồng quân mạnh, chúng ta sẽ vô địch”3. Như vậy, luận điệu cho rằng, Quân đội tham gia bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là không đúng chức năng, nhiệm vụ đã hoàn toàn sai về phương diện lý luận.

Thứ hai, Quân đội tham gia bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội bắt nguồn từ tư tưởng Hồ Chí Minh và sự nhất quán trong đường lối lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước ta. Chúng ta biết, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, mối liên hệ chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh, Quân đội với Công an đã được thể hiện rõ nét. Theo Người, quốc phòng không đơn thuần chỉ là để chống lại sự xâm lược của kẻ thù từ bên ngoài, an ninh không chỉ là giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, chống các thế lực phản động bên trong, mà cả hai tuy có nhiệm vụ cụ thể riêng, phương thức bảo vệ riêng nhưng quan hệ mật thiết trong mục tiêu chung bảo vệ Tổ quốc; trong nhiệm vụ quốc phòng có cả an ninh, trong nhiệm vụ an ninh có cả quốc phòng. Người khẳng định: “Công an và Quân đội là hai cánh tay của Nhân dân, của Đảng, của Chính phủ, của vô sản chuyên chính. Vì vậy, càng phải đoàn kết chặt chẽ với nhau, giúp đỡ lẫn nhau, ra sức phát triển ưu điểm, khắc phục những tư tưởng không đúng”4. Bác căn dặn: “Công an và bộ đội phải cảnh giác, phải biết trấn áp kẻ địch bên trong và kẻ địch bên ngoài. Kẻ địch bên trong là bọn phản động, bọn phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; kẻ địch bên ngoài là bọn đế quốc, bọn xâm lược. Chống bọn xâm lược và bọn phá hoại là nhiệm vụ của quân đội, của công an nói riêng và toàn dân nói chung”5. Người phê bình những quan điểm sai trái: “Cũng có người có ý nghĩ quân đội hơn công an, hoặc công an hơn quân đội. Nghĩ như thế càng không đúng, bởi vì mỗi ngành có nghiệp vụ chuyên môn của nó. Nhưng cả hai đều phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng cả. Vì vậy, không nên coi mình là giỏi mà phải luôn luôn học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ nhau để càng ngày càng tiến bộ”6.

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương phát biểu tại Hội nghị giao ban giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện Nghị định 03/2019/NĐ-CP. Ảnh: cand.com.vn

Đảng ta luôn coi trọng nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nói chung và nhiệm vụ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội nói riêng. Điều đó được thể hiện trong kế thừa, vận dụng, phát triển các quan điểm, chủ trương đã có từ trước về Quân đội tham gia bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội để hoạch định các chủ trương, chính sách phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong từng giai đoạn; được triển khai thực hiện đồng bộ trong Chiến lược bảo vệ Tổ Quốc, Chiến lược quốc phòng, Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, v.v. Nghị quyết Đại hội XIII khẳng định: “Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là nòng cốt. Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch”7.

Cùng với đó, trong công tác quản lý nhà nước, Luật Quốc phòng năm 2018 quy định: Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội,... có trách nhiệm phối hợp với Quân đội nhân dân, dân quân tự vệ trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; Luật Công an nhân dân năm 2018 chỉ rõ: Quân đội nhân dân, dân quân tự vệ có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Công an nhân dân để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và xây dựng Công an nhân dân. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 107/2003/QĐ-TTg, ngày 02/6/2003 về Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới; Nghị định số 77/2010/NĐ-CP, ngày 12/7/2010 về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng [nay là Nghị định số 03/2019/NĐ-CP, ngày 05/9/2019 về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng] tạo cơ sở pháp lý để Quân đội thực hiện nhiệm vụ. Như vậy, Quân đội tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội bắt nguồn từ tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước ta.

Thứ ba, Quân đội tham gia bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội thể hiện truyền thống đoàn kết, gắn bó, hiệp đồng chiến đấu giữa Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Là “hai cánh tay của Đảng, Chính phủ, của Nhân dân và của chuyên chính vô sản”, “thanh bảo kiếm và lá chắn” bảo vệ hòa bình, chế độ xã hội chủ nghĩa, gần 80 năm qua, trong mọi hoàn cảnh, Quân đội nhân dân và Công an nhân dân luôn kề vai, sát cánh, đoàn kết, hiệp đồng chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đã trở thành truyền thống vẻ vang, kinh nghiệm quý của hai lực lượng. Nước nhà độc lập, trong hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”, lực lượng Quân đội, Công an, dân quân tự vệ đã phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ đập tan mọi âm mưu chống phá cách mạng của các tổ chức phản động ngay trong trứng nước; cùng với nhân dân chiến đấu anh dũng “quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” bảo vệ Thủ đô; đồng cam, cộng khổ, hy sinh, phối hợp, hiệp đồng chiến đấu chống hoạt động do thám, gián điệp, phản động tay sai, càn quét của địch, bảo vệ vững chắc hậu phương và khu căn cứ kháng chiến, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Mối quan hệ tốt đẹp đó còn được thể hiện ở sự phối hợp, hiệp đồng đấu tranh chống gián điệp, biệt kích của Mỹ - ngụy phá hoại miền Bắc8 cũng như bảo vệ các cơ sở, căn cứ cách mạng miền Nam trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, v.v. Đó là biểu tượng cao đẹp, tô thắm truyền thống đoàn kết, gắn bó, hiệp đồng chiến đấu giữa Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

Cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội, hai lực lượng tiếp tục đoàn kết, thường xuyên trao đổi, nắm chắc tình hình, chủ động tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước các chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; trực tiếp triệt phá các tổ chức Fulro, các băng nhóm tội phạm, các nhen nhóm phản động, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới, biển, đảo và nội địa, nhất là địa bàn chiến lược Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Tích cực cùng nhân dân phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, đặc biệt là trong đại dịch Covid-19, cán bộ, chiến sĩ Quân đội đã phát huy văn hóa, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, cống hiến, hy sinh, khắc phục mọi khó khăn gian khổ để đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Cùng với đó, Quân đội còn tích cực tham gia có hiệu quả xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh với các mô hình: “Liên kết xây dựng vùng giáp ranh an toàn về an ninh, trật tự”, “Tiếng kẻng vùng biên”, “Xóm chài bình yên”, “Cụm tàu thuyền an toàn”,... tạo sức mạnh tổng hợp xây dựng thế trận quốc phòng và an ninh vững chắc. Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định: “Thời gian qua, những vấn đề phức tạp về quốc phòng, an ninh được hai lực lượng phối hợp tham mưu với Đảng, Nhà nước, triển khai xử lý kịp thời, hiệu quả, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Sự đoàn kết, phối hợp giữa hai lực lượng đã trở thành truyền thống, là nhân tố không thể thiếu, góp phần làm nên sức mạnh của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân”9.

Thực tiễn lịch sử đã minh chứng, Quân đội tham gia và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội đã góp phần tạo thế chủ động bảo vệ vững chắc Tổ quốc, cùng với toàn Đảng, toàn dân phấn đấu vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Sự thật này không ai có thể chối cãi được! Vì thế, những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận nhằm hạ thấp vai trò của Quân đội, chia rẽ sự đoàn kết, thống nhất giữa Quân đội và Công an trong bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa phải bị vạch trần, lên án, đấu tranh bác bỏ.

TS. LÊ ĐÌNH THỤ, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng _____________

1 - C.Mác và Ph.Ăngghen - Toàn tập, Tập 29, Nxb CTQG ST, H. 1994, tr. 259.

2 - V.I.Lênin - Toàn tập, Tập 37, Nxb Tiến bộ, M. 1977, tr. 145.

3 - Sđd, Tập 35, tr. 300.

4 - Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 12, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 153 - 154.

5 - Sđd, tr.154.

6 - Sđd, tr.154.

7 - ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Nxb CTQG ST, H. 2021, tr. 156.

8 - Chỉ riêng từ năm 1961 đến năm 1970, đã ngăn chặn và bắt 78 toán gián điệp, biệt kích với 463 tên, thu hơn 10 tấn vũ khí, chất nổ, 30 tấn nhu yếu phẩm các loại, nhiều phương tiện chiến tranh khác.

9 - //www.qdnd.vn/chinh-tri/tin-tuc/quan-doi-nhan-dan-va-cong-an-nhan-dan-phoi-hop-chat-che-nhip-nhang-hoan-thanh-tot-moi-nhiem-vu-712722

Bộ Công an và Bộ Quốc phòng ai to hơn?

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là người chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ. Bộ trưởng Bộ Công an là người chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân.

Việt Nam có bao nhiêu lực lượng vũ trang?

Theo Luật Quốc phòng 2018 thì lực lượng vũ trang nhân dân gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ.

Ngành quân đội Công an là gì?

Ngành Công an là một trong những ngành quan trọng của xã hội, có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, đảm bảo an toàn cho cộng đồng và xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của đất nước. Ngành Công an gồm nhiều đơn vị khác nhau như Công an, Cảnh sát, Bộ đội biên phòng, Quân đội nhân dân Việt Nam,...

Một trọng những nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng vũ trang nhân dân là gì?

Như vậy, Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam có các nhiệm vụ như sau: - Có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Chủ Đề