So sánh cách kết thúc của hai baì thơ

Ví dụ đề bài so sánh hai khổ thơ trong tác phẩm Tây Tiến và Việt Bắc Cảm nhận anh chị về hai đoạn thơ sau:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi.” [Tây Tiến – Quang Dũng]

“Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đỉnh núi nắng chiều lưng nương Nhớ cùng bản khói cũng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.” [Việt Bắc – Tố Hữu]​

1. Mở bài: Trong tâm khảm mỗi người chắc chắn ai cũng có riêng cho mình một miền thương, miền nhớ. Chính vì thế những miền thương cùng nỗi nhớ đã trở thành một trong những đề tài quen thuộc được nhà văn, nhà thơ ưu ái nhắc đến. Nếu như ta được bắt gặp nỗi nhớ da diết về thiên nhiên một vùng rừng núi trùng điệp cùng với con người trong Tây Tiến thì đến với Việt Bắc ta còn được gợi nhớ về một miền đất tươi đẹp nghĩa tình cùng với những dấu ấn vẹn nguyên của những ngày kháng chiến gian khổ cũng như những chiến thắng huy hoàng của cả dân tộc. Những kí ức về một miền Tây Bắc như thế đã được hai nhà thơ thể hiện rất rõ qua hai khổ thơ: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi.” [Tây Tiến – Quang Dũng]

“Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đỉnh núi nắng chiều lưng nương Nhớ cùng bản khói cũng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.” [Việt Bắc – Tố Hữu] 2. Thân bài: 2.1 Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm: - Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài. Ông vừa là nhà thơ, họa sĩ vừa là nhạc sĩ. Ở bất cứ lĩnh vực nghệ thuật nào ông cũng thể hiện được sự tài hoa trong nét bút của mình. Và khi nhắc đến Quang Dũng, chúng ta không thể không nhắc đến tác phẩm Tây Tiến. Đây là một bài thơ có số phận khá là long đong của ông. Thế nhưng với những giá trị riêng của mình, tác phẩm đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong nền văn học dân tộc. Chính vì vậy mỗi khi nhắc đến thơ văn p chúng ta không thể không nhắc đến Tây Tiến - Tố Hữu là lá cờ đầu thơ ca cách mạng Việt Nam với phong cách thơ trữ tình chính trị. Việt Bắc là bài thơ tiêu biểu nhất của ông trong việc thể hiện tình cảm cách mạng sâu nặng của nhân dân với cách mạng, của người ra đi với những kỉ niệm kháng chiến gian khổ mà hào hùng. 2.2 Phân tích đoạn thơ Tây Tiến “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi.” [Tây Tiến – Quang Dũng]

  1. Hai câu thơ mở đầu: Gọi tên cảm xúc chủ đạo của toàn bộ thi phẩm là nỗi nhớ và những hoài niệm - Câu thơ thứ nhất với nhịp thơ 2/2/3 vừa như ngắt quãng vừa như liền mạch. Trước mắt nhân vật trữ tình chỉ còn lại một vùng Tây Tiến mờ nhòa trong nhân ảnh. Nhân vật cất tiếng gọi “Tây Tiến ơi” đã thể hiện một cảm xúc dâng trào. Tiếng gọi là nỗi nhớ chất chứa trong lòng chỉ chực trào ra. Minh chứng cho tất cả những điều đó không phải ai khác mà chính là dòng sông Mã. Sông Mã đồng hàng và cùng chứng kiến bao nhiêu cuộc chia ly, cuộc hành quân, những đau thương mất mát của những người chiến sĩ Tây Tiến. - Câu thơ thứ hai: là sự hiện diện của một nỗi nhớ làm mưa làm gió trong lòng của tác giả. Nỗi nhớ đó là nỗi nhớ của mình, nỗi nhớ của rừng núi và mang cảm xúc “chơi vơi”. Đó là những cảm xúc khó lòng có thể diễn tả thành lời, khó định hình rõ rệt, không có nguồn gốc nhưng chẳng thể tận cùng nên nó cứ lan tỏa mênh mông. - Hai câu thơ cùng sử dụng vần “ơi” [chơi vơi, ơi] đã giúp nhấn mạnh đi sự mất mát. Cảm xúc hụt hẫng bởi vì giờ đây Tây Tiến sẽ trở thành một miền kí ức. Tiếng gọi từ nỗi nhớ được cất lên đã làm cho Tây Tiến trở thành một sinh thể có hồn, chuyển tải được cảm xúc của nhà thơ.
  2. Hai câu thơ tiếp theo: - Sài Khao, Mường Lát là những địa danh xứ Tây Bắc, gắn liền với những kỉ niệm đẹp đẽ của người lính Tây Tiến. Nhưng hình ảnh về Tây Bắc cũng dần mờ nhòa trong kí ức của người lính. Ẩn nhòa trong đó là cả những tháng năm mệt mỏi, gian khó nhưng bên trong có ẩn chút chất thơ, huyền hoặc: - “Mường Lát hoa về trong đêm hơi” + Những cánh hoa hiện ra mờ mờ trong màn sương. Đọc đến đây cái mỏi của đoàn quân dường như tan biến. Câu thơ hầu hết bằng thanh bằng đã diễn tả được cảm giác lâng lâng, chơi vơi trong sương của hoa, hồn người. Bên cạnh những khắc nghiệt của những chặng hành quân nơi núi rừng cheo leo, hiểm trở như thế, ta đã may mắn bắt gặp những giây phút lãng mạn trong tâm hồn của người lính. Chất thơ được nảy mầm trên bom đạn. Đó cũng chính là sự tài hoa của nhà thơ Quang Dũng. 2.3 Phân tích đoạn thơ Việt Bắc: “Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đỉnh núi nắng chiều lưng nương Nhớ cùng bản khói cũng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.” [Việt Bắc – Tố Hữu] - Nỗi nhớ sâu nặng, đằm thắm của người kháng chiến dành cho Việt Bắc, trong đó chan hòa tình nghĩa riêng chung. - Đoạn thơ là nỗi nhớ người, nhớ cảnh Việt Bắc – mảnh đất gắn bó máu thịt với người cách mạng. Không phải thể hiện một cách chi tiết nỗi nhớ, Tố Hữu sử dụng hình ảnh so sánh hết sức độc đáo “nhớ gì như nhớ người yêu”. Nhà thơ sử dụng nỗi nhớ trong tình yêu làm thước đo giá trị để cắt nghĩa, lí giải tình cảm của cán bộ đối với nhân dân. Chính vì vậy, chúng ta hiểu rằng đó không phải là nỗi nhớ của ý thức, nghĩa vụ mà là nỗi nhớ của hai trái tim yêu, của tình cảm chân thành. - Câu “trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương” đã thể hiện hai nửa thời gian của nỗi nhớ. Thời gian như chảy ngược đêm rồi đến chiều; nỗi nhớ cũng vì thế mà đi từ gần đến xa. Để rồi tình yêu như trở thành nỗi nhớ trong tình cảm gia đình. Toàn không gian Việt Bắc được gói gọn trong không khí gia đình ấm áp, yêu thương: “Nhớ cùng bản khói cũng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.” - Hiện lên trong nỗi nhớ là Việt Bắc thân thương, đẹp bình dị mà thơ mộng với nhịp sống êm đềm. Hình ảnh “bếp lửa” là hình ảnh có nhiều sức gợi. Nó cho thấy người Việt Bắc ấm áp, giàu yêu thương đồng thời thể hiện tình cảm chứa chan, nồng nàn mà người cán bộ cách mạng đã dành cho nơi đây mỗi khi nhớ về. Tình cảm quân dân kết tinh trong ngọn lửa thiêng liêng bất diệt ấy. 2.4 Phân tích điểm giống và khác nhau - Điểm giống nhau: + Đều thể hiện một nỗi nhớ về miền đất Tây Bắc. Thế nhưng nỗi nhớ “chơi vơi” của Quang Dũng được gắn liền với địa danh Tây Tiến thì nỗi nhớ “như nhớ người yêu” của Tố Hữu gắn chặt với không gian Việt Bắc. + Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc, đầy ý nghĩa - Điểm khác nhau: + Tây Tiến: sử dụng nhiều địa danh để cụ thể hóa nỗi nhớ, sử dụng khéo léo bút pháp lãng mạn để cụ thể hóa hiện thực. Sử dụng thể thơ 7 chữ điêu luyện + Việt Bắc: mở rộng nhiều không gian [đầu núi, lưng nương, bản, bếp lửa] và thời gian [trăng lên đầu núi, nắng chiều, sớm khuya] khác nhau. Thể thơ lục bát đậm chất dân gian, khiến nỗi nhớ càng da diết. - Nguyên nhân sự khác biệt: Có thể lấy hoàn cảnh sáng tác khác nhau, phong cách nghệ thuật khác nhau từng nhà thơ. 3. Kết bài: - Hai đoạn thơ đặc sắc thi ca cách mạng đã diễn tả nỗi nhớ sâu đậm một địa danh cụ thể gắn với vùng đất chan chứa kỉ niệm, nhớ ân tình kháng chiến, gian khổ từng trải qua. - Mỗi nhà văn lại có một cách thể hiện nỗi nhớ rất riêng khiến ta cảm nhận được cá tính sáng tạo của nhà văn trong lòng người đọc.

Chủ Đề