Phim truyền thuyết đô thị Việt Nam

Vào 18 năm trước, năm 2004, tại Nhật Bản có một diễn đàn vô cùng phổ biến mang tên 2ch. Ở đó, vô vàn những câu chuyện được chia sẻ, từ những vấn đề bình thường nhất cho đến những trải nghiệm kì bí quỷ dị. Trong đó, câu chuyện nổi tiếng nhất chắc chắn thuộc về vụ mất tích bí ẩn tại nhà ga Kisaragi của cô gái có tên Hasumi. Nay, câu chuyện này sẽ được bộ phim Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng kể lại một cách chân thật nhất.

Trước khi dựng thành phim, truyền thuyết đô thị Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng được cả nước Nhật theo dõi

Vào giữa đêm ngày 8/2/2004, người dùng Hasumi đã đăng tải câu chuyện kì bí trên chuyến tàu về nhà của cô. Theo bài đăng, cô đã vô tình tới một nhà ga có tên là Kisaragi. Chuyến tàu dần trở nên bất thường khi liên tục di chuyển suốt 20 phút mà không dừng lại. Cô gọi điện về nhà để nhờ bố mẹ liên hệ với cảnh sát, nhưng họ cho rằng đó là một cú điện thoại vô nghĩa vì “không có nhà ga nào mang tên Kisaragi cả”.

Chưa kể, xung quanh còn có những sự việc và con người kì lạ, như tiếng trống Taiko hòa lẫn tiếng chuông, không gian vắng vẻ u tối không nên có của một ga tàu điện, và nhất là một người đàn ông một chân đầy khả nghi.

Sau một loạt tình tiết được kể, Hasumi để lại tin nhắn cuối cùng vào 3h44 phút sáng ngày 09/02/2004 với nội dung: “Điện thoại tôi cạn pin rồi. Mọi thứ bắt đầu kỳ lạ nên tôi sẽ cố chạy trốn ngay khi có thể. Hắn đang lẩm bẩm gì đó không hiểu được nãy giờ. Tôi sẽ sẵn sàng khi cần, đây sẽ là bài đăng cuối cùng”. Sau đó, Hasumi biến mất.

Câu chuyện ngay sau đó được lan truyền theo cấp số nhân, không chỉ giới hạn trên mạng xã hội mà còn ảnh hưởng đến đời thực. Thậm chí, nhiều người đã đi tìm địa chỉ nhà ga Kisaragi cũng như Hasumi – cô gái mất tích trong đêm vì đã lạc vào nha ga bí ẩn đó.

Vô tình, trong tiếng Nhật. Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng có nghĩa là きさらぎ駅/鬼駅, trong đó từ kanji 鬼 có nghĩa là “quỷ dữ” và được phát âm là Kisaragi.

Từng có một phiên bản nhà ga khác được dựng thành phim cũng li kì không kém

Những người yêu phim Nhật Bản hẳn từng xem Spirited Away của đạo diễn Hayao Miyazaki. Trong phim, có một nhà ga nằm trên tuyến đường sắt đi xuyên qua đại dương của Vùng đất linh hồn. Trên chuyến tàu một chiều này có rất nhiều bóng ma của các vị khách lên và xuống ở nhiều trạm khác nhau. 

Tuy có sự tương đồng, nhưng nhà ga Kisaragi lại đáng sợ hơn thế gấp nhiều lần. Để tạo nên một địa điểm ma quái, sẵn sàng nuốt chửng những hành khách đi qua, đạo diễn Jiro Nagae đã dày công tìm hiểu và tái hiện lại một cách chân thực nhất những điều đã xảy ra trong truyền thuyết đô thị của nhà ga Kisaragi nổi tiếng.

Phim chiếu rạp Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng chính thức mời khán giả lên tàu!

Với chất liệu câu chuyện có sẵn, đạo diễn của Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng giúp khán giả theo chân nữ chính Haruna Tsunematsu [Yuri Tsunematsu] đang nghiên cứu về chuyên ngành văn hoá dân gian tại trường đại học. Cô quyết định lựa chọn truyền thuyết đô thị nổi tiếng là “Nhà ga Kisagari” để làm luận văn tốt nghiệp, bất chấp những tin đồn kì quái xung quanh.

Việc đi tìm tư liệu đã dẫn Haruna tới một người phụ nữ có tên Junko Hayama. Nhiều lời đồn cho rằng Junko chính là người phụ nữ Hasumi trong câu chuyện. Junko đã gợi ý cho Haruna tìm đến nhà ga Kisaragi – nơi cơn ác mộng bắt đầu.

Chính thức khởi chiếu tại các rạp trên toàn quốc vào ngày 9/9/2022 và mở suất chiếu đặc biệt từ 18h00 ngày 7/9/2022, Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng không chỉ là bộ phim kinh dị đơn thuần mà còn mang những trải nghiệm kì bí, quỷ dị đã từng dậy sóng mạng xã hội của cả Châu Á gần 20 năm trước ra đời thực.



Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Năm 2020, loạt phim Goedam [Chuyện ma đô thị] từng gây tiếng vang khi khai thác thành công lọt truyền thuyết đô thị về ma quỷ nổi tiếng ở Hàn Quốc. Sau khi thu hút lượng fan đông đảo, tác phẩm nhanh chóng được Netflix mua và chiếu độc quyền trên nền tảng online.

Sau hai năm, các nhà sản xuất tiếp tục ra mắt phần hai, nhưng không thực hiện theo dạng series mà đầu tư làm phim điện ảnh, được thực hiện công phu với kinh phí lớn và dàn diễn viên ngôi sao.

Giống phần một, tác phẩm vẫn đi theo thể loại phim tuyển tập gồm nhiều câu chuyện kể về những nhân vật, số phận khác biệt. Thách thức đặt ra với các nhà làm phim là phải vượt qua cái bóng của phần một, giữ được tinh thần thương hiệu mà vẫn lôi kéo khán giả bằng những yếu tố mới.

 

Kịch bản phim không gói gọn ở mỗi dòng kinh dị, mà liên tục lồng ghép nhiều chi tiết mang hơi hướm phim tội phạm, hành động, giật gân… để lôi kéo khán giả. Điển hình là ngay từ câu chuyện đầu tiên, người xem đã được chứng kiến một kẻ giết người máu lạnh mắc kẹt giữa đường hầm – vốn là bối cảnh quen thuộc trong những phim trinh thám Hàn gần đây như Signal [2016], Tunnel [2017], Beyond Devil [2021]…

Nội dung mỗi câu chuyện rất gần gũi với đời sống hiện đại, làm nổi bật những vấn đề nhức nhối trong xã hội. Chẳng hạn, câu chuyện thứ hai lần theo cái chết của một người thường xuyên bắt nạt bạn cùng lớp. Một câu chuyện khác khai thác thế giới ảo, khi mạng xã hội lên ngôi và các KOL trở thành những nhân vật có quyền lực trên mạng. Khi đó, một cô gái dần bị ám ảnh bởi hào quang và đánh mất chính mình trước những cám giỗ của tiền bạc và sự nổi tiếng.

Đặc biệt, kịch bản khéo léo lồng ghép những truyền thuyết ma nổi tiếng vào bối cảnh hiện đại để làm nổi bật ý nghĩa từng phần. Đội ngũ biên kịch đã mạnh dạn nâng tổng số câu chuyện lên con số 10, trung bình mỗi phần dài khoảng 15 phút. Các câu chuyện được sắp xếp hợp lý, trải dài xuyên suốt thời lượng 122 phút để không tạo cảm giác mệt mỏi cho người xem.

Người cầm trịch vị trí đạo diễn không ai khác ngoài Hong Won Ki – đạo diễn nổi tiếng từng thực hiện hàng loạt MV cho các tên tuổi hàng đầu K-Pop như BTS, EXO, MAMAMOO,... Có thể nói, anh đã dồn hết sức lực cho tác phẩm đầu tay bằng kinh nghiệm hơn 20 năm làm nghề.

Điểm sáng của phim là tận dụng tối đa bối cảnh thủ đô Seoul. Từ bệnh viện, nhà chung cư, trường học cho đến thang máy, đường hầm,… đều được làm nổi bật để tăng cảm giác sợ hãi cho người xem. Đạo diễn cũng khéo léo sử dụng thủ pháp jump scare hợp lý, thay vì lạm dụng như nhiều tác phẩm khác. 

Bên cạnh đó, diễn xuất tự nhiên của dàn diễn viên khiến các câu chuyện trở nên gần gũi và dễ cảm với khán giả. Điểm đặc biệt của dự án là không quy tụ những diễn viên chuyên nghiệp. Thay vào đó, các nhà sản xuất quyết định “chọn mặt gửi vàng” cho các ngôi sao ca nhạc nổi tiếng. 

Nếu là fan của K-Pop, người xem sẽ phải phấn khích khi phát hiện ra các thần tượng đang được yêu thích vào vai như Arin [nhóm Oh My Girl], SEOLA, EXY [Cosmic Girls] hay Ju Hak Nyeon [The Boyz],... Đạo diễn cũng khéo léo sắp xếp để các diễn viên chuyên nghiệp phối hợp với các ca sĩ để cân bằng đất diễn, gần như ai cũng có đủ thời lượng để tỏa sáng.

Chuyện “ma” đô thị khởi chiếu từ ngày 13/5./.

Video liên quan

Chủ Đề