Nước nha đam có tốt không

Nha đam (lô hội) cung cấp vitamin A, B12, C, E và các khoáng chất như magie, kali, canxi, kẽm, crom. Những khoáng chất này giúp tế bào chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể hiệu quả hơn. Theo Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường Quốc gia (Mỹ), nha đam chứa aloin có đặc tính nhuận tràng. Nó chứa nhiều nước giúp lợi khuẩn đường ruột hoạt động hiệu quả hơn, góp phần làm giảm táo bón.

Tiêu thụ một lượng nha đam vừa đủ có lợi cho tiêu hóa, làm dịu và hỗ trợ chữa các bệnh về dạ dày, trong đó, có hội chứng ruột kích thích (rối loạn có liên quan đến ruột già, thường gây co thắt, đau bụng, chướng bụng đầy hơi...). Jenna Volpe, chuyên gia dinh dưỡng làm việc tại Texas (Mỹ) cho biết, nước ép nha đam góp phần làm mát niêm mạc đường tiêu hóa bị viêm, cải thiện tình trạng bệnh cho những người viêm loét đại tràng.

Theo Tạp chí Y học Cổ truyền Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra chiết xuất nha đam trong siro giúp làm giảm một số triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) như ợ chua, ợ hơi, nôn mửa. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, khi tiêu thụ quá nhiều nha đam, cả gel và mủ có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy. Hàm lượng polysaccharide có trong nước ép nha đam gây đầy hơi, chướng bụng ở những người có bệnh lý phát triển quá mức hệ vi khuẩn ruột non.

Uống mủ nha đam (phần nhựa màu vàng) dẫn đến chuột rút, làm mất cân bằng điện giải, có thể gây tổn thương thận. Các chất có trong mủ nha đam làm cho một số loại thuốc đang dùng kém hiệu quả.

Nước nha đam có tốt không

Nha đam chứa nhiều nước, giúp nhuận tràng. Ảnh: Freepik

Bác sĩ Okamoto (Đại học California, Mỹ) phân loại mức độ an toàn khi sử dụng nha đam như: gel nha đam sử dụng tại chỗ có thể an toàn (chế biến tại nhà); gel nha đam được sử dụng bằng đường uống có thể an toàn (các sản phẩm chiết xuất từ nha đam như nước ép, viên nang); mủ nha đam khi sử dụng tại chỗ hay được sử dụng bằng đường uống với liều lượng cao có thể không an toàn.

Theo tờ Everyday Health (Mỹ), chưa thể đánh giá nha đam có hoàn toàn tốt cho những người mắc bệnh tiêu hóa hay không do chưa đủ bằng chứng khoa học. Vì vậy, những người có tình trạng tiêu hóa kém nên thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng.

Bên cạnh công dụng cho tiêu hóa, nha đam cũng được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da như kem dưỡng ẩm, mặt nạ do đặc tính dưỡng ẩm, chống lão hóa, loại bỏ mụn trứng cá. Gel nha đam được ưa chuộng để làm dịu chứng viêm do cháy nắng. Nha đam trong nước súc miệng có thể cải thiện sức khỏe răng miệng.

Nó hỗ trợ cải thiện việc kiểm soát đường huyết ở những người bị tiền tiểu đường khi được sử dụng như một chất bổ sung. Các nhà nghiên cứu nhận thấy nha đam hỗ trợ kiểm soát đường huyết nhờ vào khả năng làm giảm sự hấp thụ glucose trong đường tiêu hóa và giảm sản xuất glucose. Nhưng cần có nhiều nghiên cứu chất lượng hơn nữa để xem xét tác động của thực phẩm này đối với việc kiểm soát đường huyết.

Nha đam hay còn gọi là cây Lô hội là một trong những nguyên liệu làm đẹp và nấu ăn vô cùng phổ biến đối với mỗi người chúng ta. Nha đam còn được biết đến với lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe và cơ thể con người, đồng thời nó còn nhiều công dụng chữa bệnh mà nhiều người chưa biết đến. Uống nha đam hằng ngày có tốt không? là câu hỏi thắc mắt của nhiều người. Sau đây hãy đi tìm câu trả lời chính xác nhất qua bài viết dưới đây nhé!

Nước nha đam có tốt không
Uống nha đam hằng ngày có tốt không

Nha đam và thành phần dinh dưỡng

Sơ lược về cây nha đam

Nha đam là loại cây thân mọng nước có thể dùng làm mỹ phẩm giúp ngăn ngừa lão hóa rất tốt đồng thời cũng là một loại cây thuốc được biết đến một cách rộng rãi.

Đặc điểm của cây nha đam hay còn gọi với cái tên lô hội là lá dày và nhọn, các phiến lá mọng nước, hai bên mép lá có gai cứng, bên trong lớp vỏ xanh của lá có một lớp nhựa màu vàng.

Tại Việt Nam cây nha đam được trồng phổ biến làm cảnh hoặc để chế biến thức ăn. Theo đông y,  nha đam rất mát, có thể chữa các bệnh như sốt, viêm khớp, trĩ, và đặt biệt là các bệnh về hệ tiêu hóa. Không những thế, loại cây nhiệt đới này còn được biết tới với công dụng làm nên một số loại mỹ phẩm tái tạo và bảo vệ da.

Thành phần dinh dưỡng

Chứa hàm lượng vitamin như C, A, các vitamin thuộc nhóm B và vitamin E trừ vitamin D. Ngoài thành phần vitamin dồi dào còn có các khoáng chất thiết yếu như canxi, kali, natri, phốt pho, magiê, kẽm, đồng, crôm và một số chất chống oxi hóa cao có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe.

Ngoài ra, nha đam còn chứa một số chất enzym có lợi cho hệ tiêu hóa chứa, hàm lượng đường vừa phải, cùng các axit béo, amino axit và nước… Với đầy đủ giá trị về dinh dưỡng và khoáng chất thì  nha đam được sử dụng với nhiều  hình thức khác nhau. Vậy với những thành phần dinh dưỡng như vậy, uống nha đam mỗi ngày sẽ đem tới tác dụng gì? Mời bạn cùng theo dõi nhé.

Những tác dụng mà nha đam mang lại

Nha đam chứa nhiều chất dinh dưỡng nên việc uống nha đam mỗi ngày có tốt không lại là câu hỏi của khá nhiều người. Trong trường hợp này, bạn chỉ nên uống nha đam hàng ngày nhưng phải có tần suất sử dụng hợp lý. Như vậy mới có thể phát huy tốt nhất công dụng mà nha đam đem lại. Dưới đây là những công dụng mà nha đam đem lại:

Giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Trong nha đam chứa rất nhiều hàm lượng dinh dưỡng. Không chỉ có đường và enzyme giúp điều hòa cơ thể mà nha đam còn có thể ngăn được sự tích tụ đường từ đó giúp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả.

Trị các bệnh về dạ dày

Nha đam còn được biết đến là một trong những nguyên liệu và thảo dược có thể cải thiện và hỗ trợ điều trị chứng viêm loét dạ dày hiệu quả. Những chứng bệnh liên quan đến đường tiết niệu và tuyến tiền liệt cũng được những chất có trong nha đam hỗ trợ rất tốt.

Giúp thanh nhiệt cho cơ thể

Nha đam là loại thảo dược có tính mát và có thể dùng để làm nước thanh nhiệt cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng nha đam như 1 loại phương pháp thanh nhiệt bằng cách uống trực tiếp nha đam với đá lạnh hoặc nước ép nha đam. Ngoài ra nước uống nha đam còn có thể giúp lợi tiểu rất tốt.

Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Những khoáng chất trong nha đam có thể giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn và sinh ra những kháng thể có lợi. Từ đó giúp phòng chống lại những chứng cảm cúm  thông thường.

Uống nha đam tốt cho răng miệng

Nha đam được biết nhiều đến tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và khả năng thúc đẩy sự phát triển của một số tế bào có lợi cho răng miệng, vì vậy uống nước nha đam sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe răng miệng hiệu quả như loắt miệng, chảy máu chân răng, viêm lợi…

Trị viêm da và tóc rụng hiệu quả

Trong phần thịt của nha đam có chứa những enzyme có thể làm tăng trưởng tóc và chống rụng tóc rất tốt.

Làm đẹp

Với đặc tính chống viêm, nha đam sẽ giúp ngăn chặn các tình trạng viêm da, cung cấp các dưỡng chất thiết yếu giúp da căng mịn trắng sáng. Ngoài ra uống nước nha đam còn giúp xoa dịu các vết thương ngoài da như côn trùng cắn, và các loại dị ứng khác.

Trị mụn hiệu quả

Không chỉ có thể giúp làm đẹp da nha đam còn có thể giúp trị mụn và tẩy tế bào chết cho da rất tốt. Vì vậy bạn có thể kết hợp với việc đắp mặt nạ nha đam cùng với uống nước nha đam thường xuyên để có thể cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho da.

Giảm cân

Với đặt tính giàu vitamin và chất xơ cung cấp cho cơ thể và giúp tạo cảm giác no lâu hơn, uống nước nha đam sẽ giảm những cơn thèm ăn thông thường, đồng nghĩa với việc giảm lượng thức ăn được cung cấp vào cơ thể, từ đó cân nặng sẽ được giảm xuống một cách tự nhiên nhất.

Những tác dụng phụ

Ngoài những lợi ích mà nha đam đem lại, chúng ta cần biết thêm những tác dụng phụ của nha đam để sử dụng một cách hợp lý nhất.

Dị ứng da

Sử dụng gel Nha đam trong thời gian dài có thể gây dị ứng da như viêm, mày đay và đỏ mi mắt. Các tác dụng phụ khác trên da bao gồm khô, cứng, phát triển các nốt tím và nứt nẻ. Hơn nữa, bôi gel và ra nắng có thể gây phát ban và kích ứng hoặc đỏ và bỏng da.

Hạ đường huyết

Nha đam có liên quan đến hạ đường huyết. Bệnh nhân tiểu đường nên thận trọng hơn khi dùng Nha đam.

Các biến chứng khi mang thai và cho con bú

Cả gel hoặc nhựa Nha đam đều có thể không an toàn cho bà mẹ mang thai và cho con bú khi ăn phải. Lý do là Nha đam có thể kích thích các cơn co thắt tử cung và gây ra các biến chứng như sẩy thai, và làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Trong trường hợp đang cho con bú, việc uống nước ép Nha đam có thể ảnh hưởng đến em bé.

Độc với gan

Sử dụng Nha đam quá nhiều có thể dẫn đến viêm gan. Sự có mặt của nhiều hợp chất hoạt tính sinh học như C-glycosides, anthraquinon, anthone, lectins, polymannans và acetylated mannans trong Nha đam có thể ảnh hưởng đến quá trình giải độc của gan và dẫn đến tổn thương gan.

Suy thận

Nha đam có thể tương tác với một số loại thuốc (Digoxin, thuốc trị đái tháo đường, Sevoflurane, thuốc lợi tiểu) và có thể dẫn đến bệnh thận nếu dùng trong thời gian dài.

Mất cân bằng điện giải

Tiêu thụ một lượng lớn nước ép Nha đam có thể gây ra yếu vận động, tiêu chảy và đau bụng dẫn đến mất nước và mất cân bằng điện giải.

Khó chịu dạ dày

Nhựa Nha đam có thể gây co thắt quá mức, đầy bụng và đau bụng. Khi đang gặp vấn đề về dạ dày cũng không nên sử dụng lượng lớn nha đam.

Các bệnh đường ruột như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng

Nếu bạn có bất kỳ bệnh đường ruột nào, như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, tránh uống nước ép Nha đam vì nhựa Nha đam gây kích ứng ruột.

Bệnh trĩ

Nếu bị trĩ, tránh uống nước ép Nha đam vì nó có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn.

Ảnh hưởng đến người phẫu thuật

Trong và sau phẫu thuật, Nha đam có thể ảnh hưởng đến đường huyết và cản trở kiểm soát đường huyết. Nếu sắp phải phẫu thuật, hãy ngừng sử dụng Nha đam hai tuần trước phẫu thuật.

Với những phân tích về tác dụng cũng như những lưu ý khi sử dụng nha đam mà bài viết đem lại, hy vọng là bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi uống nha đam nhiều có tốt không? Vì vậy, hãy sử dụng một cách phù hợp để cho hiệu quả tốt nhất nhé, chúc các bạn mạnh khỏe.