Nội dung là gì Ví dụ

Khái niệm là hình thức tư duy (tư duy trừu tượng) cùng với sự phản ánh đối tượng trong hiện thực (vật đơn nhất hoặc lớp các sự vật đồng nhất), thông qua những dấu hiệu chung, bản chất.

Khái niệm là một đối tượng, một hình thức cơ bản của tư duy (bao gồm: một ý tưởng, một ý nghĩa của một tên gọi chung trong phạm trù logic, hoặc một sự suy diễn) phản ánh những thuộc tính chung, bản chất của các đối tượng sự vật, quá trình, hiện tượng trong tâm lý học và mối liên hệ cơ bản nhất các đối tượng trong hiện thực khách quan.

Theo triết học: Khái niệm được hiểu theo 2 nhóm bao gồm khái niệm về các sản phẩm của trí tuệ và khái niệm được tạo ra thông qua quá trình trừu tượng hóa các kết quả thực nghiệm.

Theo tâm lý học: Khái niệm được hình thành với vai trò là chức năng cơ bản của suy nghĩ và sự cảm nhận. Các khái niệm sẽ hệ thống hóa sự hiểu biết của chúng ta về thế giới. Cũng theo quan điểm tâm lý học, khái niệm sẽ gồm 2 dạng khác nhau là khái niệm cổ điển và khái niệm tự nhiên.

Khái niệm cổ điển là dạng khái niệm có những giới hạn rõ ràng, được dựa vào định nghĩa mang tính chính xác cao. Để đưa ra khái niệm cần có đầy đủ các loại điều kiện xứng đáng.

Khái niệm tự nhiên: Đây là dạng khái niệm không cần dựa vào những điều kiện cần và đủ mà chỉ cần dựa vào sự tương đồng với những đối tượng đã được lưu trong trí nhớ của con người trước đó.

 

1.2 Thuộc tính của khái niệm

Một khái niệm có hai thuộc tính là ngoại hàm (hay ngoại trương hay ngoại diên) và nội hàm. Đây là hai yếu tố thiết yếu, giúp hình thành kết cấu chung cho khái niệm.

  • Theo lý thuyết chung, nội hàm đề cập đến tất cả các dấu hiệu, đặc trưng của sự vật hiện tượng mà con người lấy làm cơ sở cho quá trình khái quát và tách biệt, từ đó tổng hợp và đưa ra mô tả chung ở khái niệm.

Chẳng hạn, khi xem xét khái niệm "con người" thì nội hàm gồm tập hợp những tính chất cơ bản như có khả năng phát minh và sử dụng công cụ lao động, xuất thân từ động vật.

  • Trong khi đó, ngoại diên của khái niệm chính là hệ thống mọi đối tượng sở hữu các dấu hiệu thuộc nội hàm. Cụ thể, ngoại diên khái niệm "số lẻ" là tập hợp vô hạn các số 1, 3, 5, 7, 9, 11, 13, ...

 

1.3 Phân loại khái niệm

Khi đưa ra khái niệm, người nói hoặc viết cần đảm bảo cung cấp được 2 thuộc tính là nội hàm và ngoại hàm (ngoại diên). Đây là 2 thuộc tính cơ bản để xác định một khái niệm. Trong logic học, người ta đã phân loại khái niệm ra thành nhiều nhóm khác nhau theo 2 thuộc tính cơ bản này. Cụ thể:

Phân loại theo nội hàm

Xát theo nội hàm của khái niệm, chúng ta sẽ phân loại được những loại khái niệm sau:

  • Khái niệm trừu tượng và cụ thể: Phản ánh những đối tượng tồn tại với chính thể nhất định, từ đó phản ánh những quan hệ và thuộc tính của sự vật hiện tượng.
  • Khái niệm khẳng định và phủ định: Đây là những khái niệm mà trong đó, nội hàm của khái niệm nêu nội dung mang ý nghĩa tường minh. Chẳng hạn như tốt, xấu, cao cấp, ...
  • Khái niệm tương quan và không tương quan: Đây là loại khái niệm mà khi nhắc đến, người ta sẽ nghĩ ngay đến một mối quan hệ đã được xác định nào đó. Chẳng hạn như nhắc đến con sẽ nhắc đến bố mẹ, gia đình, ...

Phân loại theo ngoại diên: khi phân loại theo ngoại diên, chúng ta sẽ có được 2 loại khái niệm chính là:

  • Khái niệm chung: Là những khái niệm chỉ một lớp đối tượng, ngoại diên của khái niệm này luôn luôn lớn hơn một. Chẳng hạn như học sinh, giáo viên, con sông, ...
  • Khái niệm riêng: Là những khái niệm chỉ một đối tượng duy nhất hay chỉ chứa một phần tử cụ thể.

 

1.4 Ví dụ về khái niệm

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm, Luật Minh Khuê sẽ đưa ra một vài ví dụ cụ thể:

Ví dụ 1: Pháp luật được hiểu là hệ thống quy định bắt buộc về hành vi, lối ứng xử do Nhà nước ban hành, chấp thuận và giám sát quá trình thực thi.

Ví dụ 2: Nhà nước là thuật ngữ chỉ một tổ chức chính trị - xã hội có chức năng điều hành, phát triển đất nước. Các thành viên thuộc nhà nước đều thuộc về giai cấp thống trị, từ đó đảm bảo quyền lực, lợi ích của tầng lớp này.

 

2. Tìm hiểu về định nghĩa

2.1 Định nghĩa là gì?

Định nghĩa là sự xác định bằng ngôn ngữ nhất định những đặc trưng cơ bản tạo thành nội dung của khái niệm về một sự vật, hiện tượng hay quá trình, với mục đích phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác. Định nghĩa có vai trò quan trọng trong khoa học và là bộ phận căn bản trong mọi lý thuyết khoa học.

 

2.2 Các nguyên tắc của định nghĩa

  • Nguyên tắc tương xứng, nghĩa là ngoại diên của khái niệm được định nghĩa và ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa phải bằng nhau.
  • Không nói vòng quanh.
  • Không nói theo cách phủ định.
  • Phải rõ ràng, nghĩa là định nghĩa không chứa những thuộc tính có thể suy ra từ thuộc tính khác.

 

2.3 Ví dụ về định nghĩa

Ví dụ: Hình vuông là hình có 4 góc vuông và có 4 cạnh bằng nhau.

Để định nghĩa một khái niệm nào đó, người ta thường ghép nó với một khái niệm lớn hơn, rồi chỉ ra những đặc điểm cơ bản của khái niệm cần định nghĩa.

Ví dụ định nghĩa về "cacbon" là nguyên tố hóa học có trọng lượng nguyên tử bằng 12 đơn vị cacbon. 

Đối với những khái niệm lớn và bao trùm, chẳng hạn như khái niệm vật chất, ý thức, người ta sử dụng cách định nghĩa ngoại lệ.

 

3. Phân biệt khái niệm và định nghĩa

Định nghĩa cần chính xác, chặt chẽ, tập trung, nhất quán. Chính vì thế, một đối tượng một khi đã được định nghĩa thì nó hoàn toàn xác định, tồn tại, duy nhất và phân biệt được với các đối tượng khác. Trong toán học, định nghĩa là một loại thuật ngữ chính thống như định lý, hệ quả và tiên đề.

Khái niệm có nghĩa rộng hơn và bao quát hơn định nghĩa, khái niệm có thể bao hàm nhiều đối tượng. Vì thế, khái niệm không nhất thiết phải chặt chẽ, chính xác. Bởi khái niệm chính là cái nhìn bao quát về một sự vật hay hiện tượng được nhiều người chấp nhận. Khái niệm được sử dụng như một từ ngữ thông thường trong văn học và đời sống.

Thông thường định nghĩa khái niệm sẽ được làm rõ các đặc điểm và các mối quan hệ trừu tượng bao quanh một sự việc nào đó. Đối với một quản trị viên khi thông báo và đảm bảo sẽ kịp thời có những thông tin phản ánh chính xác nhất hiệu suất cả bộ phận bán hàng. Trong trường hợp này, một vài khái niệm này có thể kể đến như hiệu suất làm việc, thời trang, quản lý của người phạm lỗi... khi được đưa khái niệm này sang định nghĩa hoạt động thì nó sẽ gắn liền với việc mô tả các hành động thực tế cần thiết. Ví dụ như: trong trường hợp trên thì quản trị viên cần phải xem xét và kiểm tra kỹ lại các đơn hàng cũng như thông tin khách hàng trước khi chuyển hàng đi. Đồng thời còn phải kiểm tra lại một lần nữa danh sách tài khoản sản phẩm vào cuối ngày trước khi được gửi.

Trong khi một định nghĩa khái niệm sẽ chỉ rõ ra làm thế nào để mà liên kết một công việc này và công việc khác thì định nghĩa hoạt động sẽ chỉ ra rõ ràng các việc mà bạn cần phải làm. Định nghĩa hoạt động sẽ gắn liền với thực tế hơn nên có vai trò quan trọng trong các công việc như quản lý hay đo lường hoạt động.

Đối với các định nghĩa khái niệm thì nó sẽ dựa trên lý thuyết mà đặt vào trong một bối cảnh, sau đó tổng hợp lại với khái niệm có mức độ cao hơn và đặt nó ngang hàng với một số khái niệm khác. Còn đối với các định nghĩa hoạt động nó sẽ phân tích ra các hoạt động cụ thể như đơn vị đo lường và cách đo lường sao cho hiệu quả nhất. Làm thế nào để có thể so sánh được định nghĩa khái niệm và định nghĩa hoạt động là vấn đề mà nhiều học giả quan tâm. Bởi vậy ngay cả người Việt cũng có nhiều từ ngữ khó có thể phân biệt được. Đặc biệt đối với các từ ngữ mang tính chuyên ngành thì còn khó hơn.

>> Xem thêm Trích dẫn là gì? Cách trích dẫn văn bản, tài liệu tham khảo chuẩn nhất

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến khái niệm là gì? Phân biệt khái niệm và định nghĩa? mà bạn đọc có thể tham khảo để nắm được những nội dung cơ bản và hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nếu có gì thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hoặc những vướng mắc về vấn đề pháp luật thì các bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tư vấn trực tuyến thông qua hotline 1900.6162. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!