Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì làm IVF?

Độ dày niêm mạc tử cung đóng một vai trò rất quan trọng tới việc làm tổ của phôi trước khi chuyển phôi vào buồng tử cung khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm [IVF]. Chuẩn bị niêm mạc tử cung trước chuyển phôi luôn là một câu hỏi hóc búa trên lâm sàng.

 


Niêm mạc tử cung là nơi phôi làm tổ và là nơi phát triển của em bé trước khi chào đời

 Niêm mạc tử cung chứa cả thụ thể với estrogen và progesterone, đáp ứng với các hormone trên, bất kể người phụ nữ đang trong giai đoạn sinh sản hay mãn kinh. Siêu âm qua âm đạo được ưu tiên sử dụng như là phương thức chẩn đoán hình ảnh đầu tiên để đánh giá niêm mạc tử cung.
Xem thêm: Khi nào nên đi thăm khám hiếm muộn
Ở trẻ mới sinh, nội mạc tử cung xuất hiện dưới dạng một đường hồi âm mỏng, đại diện cho niêm mạc tử cung bị kích thích. Khoảng một phần tư trong số đó có một lượng nhỏ chất lỏng tích tụ bên trong khoang tử cung. Độ dày niêm mạc tử cung từ 6–8 mm có nghĩa là sắp có kinh nguyệt. Ở tuổi dậy thì, niêm mạc tử cung phát triển gần như của người trưởng thành và thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt.

 


Em bé trong buồng tử cung

Trong những năm sinh sản của cuộc đời người phụ nữ, niêm mạc tử cung được điều hòa bởi trục nội tiết dưới đồi-tuyến yên-buồng trứng dẫn đến những thay đổi mang tính chu kỳ của nó. Nội mạc tử cung chứa cả thụ thể estrogen và progesterone, chúng liên kết và phản ứng với các hormone trên tương ứng, bất kể người phụ nữ đang trong giai đoạn sinh sản hay mãn kinh của cuộc đời. Trong giai đoạn hành kinh - niêm mạc tử cung xuất hiện dưới dạng một đường mỏng, có hình tăng âm dày 1–4 mm. 

 


Kinh nguyệt được tạo ra khi lớp niêm mạc tử cung bong

Trong pha tăng sinh của chu kỳ [ngày 5–14], nội mạc tử cung phát triển dạng ba lá và có độ dày khoảng 10–16 mm khi rụng trứng. Trong pha chế bài tiết [ngày 15–28], niêm mạc tử cung đo được 16–18 mm và có nhiều tăng âm hơn. Nếu chu kì này không có phôi làm tổ trong buồng tử cung, hoàng thể sau khi rụng trứng sẽ bị thoái hóa, gây ra sự sụt giảm nội tiết trong cơ thể [estrogen, progesterone] và dẫn đến hành kinh. Niêm mạc tử cung quá dày hay quá mỏng đều không thuận lợi cho việc đậu thai và xa hơn là sự phát triển của em bé trong buồng tử cung.

2. Nguyên nhân niêm mạc tử cung dày

Phần lớn thường là do dư thừa estrogen mà không có progesterone. Nếu rụng trứng không xảy ra, progesterone không được tạo ra và lớp niêm mạc không bị bong ra. Nội mạc tử cung tiếp tục phát triển để đáp ứng với estrogen. Ví dụ như trong các tình huống phụ nữ sử dụng các loại thuốc có chứa estrogen, chẳng hạn như tamoxifen để điều trị ung thư, sử dụng estrogen để điều trị nội tiết tố mà không sử dụng progesterone, phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều, đặc biệt liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang [PCOS], polyp niêm mạc tử cung hoặc tệ nhất là ung thư niêm mạc tử cung.

Niêm mạc tử cung là lớp niêm mạc mềm, xốp, niêm mạc tử cung sẽ bao phủ toàn bộ bề mặt phía trong của tử cung. Sự phát triển niêm mạc của tử cung sẽ phụ thuộc chủ yếu vào hormon estrogen ở nữ giới. Độ dày niêm mạc tử cung thường xuyên thay đổi từ thời thơ ấu, cho đến khi trưởng thành về cơ quan sinh dục cũng như lúc mang thai và sau khi mãn kinh.

Theo nghiên cứu, niêm mạc tử cung ở mức mỏng nhất trong thời kỳ kinh nguyệt, khi đó thường dày khoảng 2 - 4 mm, sau khi hành kinh là 3-4 mm và giai đoạn giữa chu kỳ kinh, sát ngày rụng trứng là 8-12 mm. Độ dày lớp niêm mạc tử cung có vai trò rất quan trọng để cho phép phôi làm tổ thành công và nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Nếu niêm mạc tử cung mỏng dưới 7 - 8 mm thì việc thụ thai sẽ trở nên khó khăn hơn, phôi thai không thể bám vào lòng tử cung để làm tổ. Trường hợp thai có thể làm tổ và hình thành thai nhi thì không có khả năng cung cấp đủ dinh dưỡng để nuôi bào thai phát triển do niêm mạc tử cung quá mỏng. Niêm mạc tử cung mỏng có thể do nồng độ estrogen trong cơ thể nữ giới thấp, do lối sống không khoa học, mắc các bệnh lý liên quan đến tử cung, do thiếu máu hoặc do nạo phá thai nhiều lần,...

Còn nếu niêm mạc tử cung dày trên 20mm thì chị em phụ nữ thường xảy ra tình trạng vô kinh, rong kinh hoặc bệnh đa nang buồng trứng, rối loạn phóng noãn. Những bệnh lý đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.

Do vậy, việc theo dõi niêm mạc để chuyển phôi là rất cần thiết, đây là một kỹ thuật siêu âm dễ thực hiện tại nhiều cơ sở Y tế giúp đánh giá lớp niêm mạc tử cung.

Để chuyển phôi thành công, chị em nên lưu ý một số điều sau để tăng cơ hội thụ thai cao cũng như có một thai kỳ khỏe mạnh:

Độ dày bình thường của lớp niêm mạc tử cung thường xuyên thay đổi trong suốt cuộc đời của một người phụ nữ, diễn ra từ thời thơ ấu, cho đến khi trưởng thành về cơ quan sinh dục, lúc mang thai và sau khi mãn kinh.

  • Theo Hiệp hội X-quang Bắc Mỹ [Radiological Society of North America], niêm mạc tử cung ở mức mỏng nhất trong thời kỳ kinh nguyệt, khi đó thường dày khoảng từ khoảng 2 đến 4 mm.
  • Nửa đầu của giai đoạn tăng sinh bắt đầu vào khoảng ngày thứ 6 đến ngày thứ 14 của kỳ kinh hoặc khoảng thời gian giữa khi kết thúc kinh nguyệt, khi ngừng chảy máu và trước khi rụng trứng. Ở các giai đoạn này, lớp niêm mạc tử cung bắt đầu dày lên và có thể đo được từ 5 đến 7 mm.
  • Khi chu kỳ tiến triển và tiến tới rụng trứng, lớp niêm mạc tử cung phát triển dày hơn, lên tới khoảng 11 mm.
  • Khoảng 14 ngày trong chu kỳ kinh nguyệt, estrogen tăng đột ngột ở giữa chu kỳ kích hoạt giải phóng trứng. Trong giai đoạn này, bề dày niêm mạc tử cung là lớn nhất và có thể đạt tới 16 mm.

Độ dày lớp niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong thai kỳ. Các chuyên gia sinh sản cho rằng độ dày của lớp niêm mạc tử cung có liên quan đến khả năng mang thai khỏe mạnh, mang đủ tháng khi lớp niêm mạc tử cung không quá mỏng cũng không quá dày. Điều này cho phép phôi làm tổ thành công và nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Chủ Đề