Nhà máy xử lý rác thải ở tphcm

(TN&MT) - Mới đây, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM đã ký văn bản yêu cầu Công ty CP Đầu tư – Phát triển Tâm Sinh Nghĩa và Công ty CP Vietstar nhanh chóng giải quyết dứt điểm tình trạng tồn lưu chất thải rắn tại các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt trong Khu Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc.

Nhà máy xử lý rác thải ở tphcm

Lượng rác thải tồn lưu trong khuôn viên Nhà máy xử lý rác của Công ty CP Vietstar

Trước đó, theo kết quả thanh tra, kiểm tra đầu tháng 01/2021 của Tổng cục Môi trường cho thấy: Công ty CP Vietstar đang lưu giữ lượng chất thải trơ tại hai bãi lưu chứa có diện tích khoảng 32.000 m2 với khối lượng khoảng 160.000 tấn, được che phủ bằng bạt HDPE. Tuy nhiên, hiện có nhiều khu vực không được phủ kín để lộ chất thải ra ngoài trời, nước rỉ rác từ hai bãi được thu gom qua rãnh bao xung quanh khu vực bằng bạt HDPE nhưng lại có nhiều vị trí không được phủ kín nên nước rỉ rác không được thu gom triệt để và thấm trực tiếp vào môi trường đất.

Còn Công ty CP Đầu tư - Phát triển Tâm Sinh Nghĩa đang lưu giữ lượng chất thải trơ trên diện tích khoảng 63.750 m2 với khối lượng khoảng 240.000 tấn, được che phủ bằng bạt HDPE. Tuy nhiên, có nhiều khu vực không được che phủ kín để lộ chất thải ra ngoài trời, nước rỉ rác từ bãi được thu gom qua rãnh bao xung quanh khu vực bằng bạt HDPE, một số vị trí không được phủ kín nên nước rỉ rác không được thu gom triệt để và chảy trực tiếp vào môi trường đất và chảy ra hồ trong khuôn viên công ty, hồ này không lót đáy và không có trong hồ sơ công trình bảo vệ môi trường của công ty đã được phê duyệt.

Theo Sở TN&MT TP.HCM, Sở đã có nhiều văn bản yêu cầu Công ty CP Vietstar và Công ty CP Đầu tư - Phát triển Tâm Sinh Nghĩa phải giải quyết dứt điểm tình trạng lưu chứa chất thải tồn lưu trong khuôn viên nhà máy. Ngày 29/9/2020, Sở TN&MT có công văn yêu cầu 2 đơn vị này thực hiện chuyển trả khối lượng chất thải tồn lưu và chất thải phát sinh từ quy trình xử lý hàng ngày về Bãi chôn lấp số 3 (Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc) tối thiểu 600 tấn/ngày.

Tuy nhiên, đến nay qua công tác giám sát của Ban Quản lý các Khu liên hợp xử lý chất thải TP.HCM (MBS), Sở TN&MT đánh giá khối lượng trung bình chất thải chuyên trả hàng ngày về Bãi chôn lấp số 3 của Công ty CP Vietstar và Công ty CP Đầu tư - Phát triển Tâm Sinh Nghãi chưa đáp ứng được khối lượng tối thiểu theo yêu cầu của Sở và lượng chất thải tồn lưu tại các nhà máy của 2 công ty không giảm hoặc giảm không đáng kể so với trước đây.

Vì vậy, Sở TN&MT TP.HCM yêu cầu Công ty CP Vietstar và Công ty CP Đầu tư - Phát triển Tâm Sinh Nghĩa nhanh chóng có biện pháp xử lý triệt để toàn bộ khối lượng chất thải tồn lưu tại nhà máy, tiến tới chất dứt hoàn toàn việc lưu chứa chất thải tồn lưu theo cam kết của 2 công ty với Sở TN&MT. Đồng thời, Sở TN&MT yêu cầu 2 công ty này đảm bảo công tác khắc phục hành vi lưu giữ chất thải tại nhà máy mà không che phủ kín như đã cam kết theo đúng thời hạn mà Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Tổng cục Môi trường đã đề nghị.

Trước mắt, để rút ngắn thời gian và giải tỏa nhanh toàn bộ khối lượng rác thải tồn lưu đáp ứng chỉ đạo của Bộ TN&MT, Sở TN&MT TP.HCM đề nghị Công ty CP Vietstar và Công ty CP Đầu tư - Phát triển Tâm Sinh Nghĩa khẩn trương huy động nguồn lực để tăng cường chuyển trả chất thải tồn lưu và đồng thời chuyển trả toàn bộ chất thải trơ từ quy trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày về Bãi chôn lấp số 3 nhằm đảm bảo trong thời gian ngắn nhất giảm tối thiểu 20% khối lượng chất thải tồn lưu tại các nhà máy.

Được biết, từ cuối năm 2019, thực hiện chủ trương chuyển đổi công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của TP.HCM, Công ty CP Vietstar và Công ty CP Đầu tư - Phát triển Tâm Sinh Nghĩa đã khởi công nhà máy đốt rác phát điện cùng công suất 2.000 tấn/ngày tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc.

  • Nhà máy xử lý rác thải ở tphcm

    TP.HCM: Khởi công xây dựng Nhà máy đốt rác phát điện 2.000 tấn/ngày

    (TN&MT) -  Sáng 28/8, tại Khu liên hợp xử lý rác Tây Bắc Củ Chi, Công ty CP Vietstar đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng Nhà máy đốt rác phát điện có công suất 2.000 tấn/ngày. Tham buổi lễ có ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM; ông Trần Phong, Cục trưởng Cục Bảo vệ Môi trường Miền Nam (Tổng cục Môi trường); ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM.

Thành phố Hồ Chí Minh sắp có thêm nhà máy xử lý rác hơn nửa tỷ USD

Một nhà đầu tư Australia sẽ xây dựng nhà máy đốt rác trị giá hơn 520 triệu USD tại khu liên hợp xử lý rác thải Phước Hiệp với công suất tiêu hủy 1.000 tấn rác thải rắn mỗi ngày.
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM, vừa chấp thuận chủ trương xây dựng Nhà máy khí hóa chất thải bằng công nghệ plasma của nhà đầu tư Trisun Green Energy Corporation (Australia) với diện tích khoảng 13 ha tại khu Liên hợp xử lý chất thải Phước Hiệp (huyện Củ Chi).
Được biết, công nghệ được cung cấp cho nhà máy được nhập từ một tập đoàn Canada. Hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài.

Nhà máy xử lý rác thải ở tphcm

Hiện tại rác thải của TP.HCM chủ yếu xử lý bằng phương pháp chôn lấp ở bãi rác Đa Phước. Ảnh: Tiến Tuấn.

Theo đó, nhà máy dùng hệ thống đèn đốt plasma, đưa nhiệt độ lên cao từ 3.000 - 7.000 độ trong điều kiện thiếu ôxy để tạo năng lượng sét tiêu hủy các loại chất thải.
Theo nhà đầu tư, công nghệ đốt rác này được xem là hiện đại nhất hiện nay.
Thành phố sẽ chi trả toàn bộ chi phí xử lý rác với các loại chất thải rắn sinh hoạt (đơn giá 20,628 USD/tấn). Đối với chất thải công nghiệp, nguy hại, y tế do nhà đầu tư trực tiếp đàm phán ký hợp đồng với các chủ nguồn thải theo quy định.
Ngoài xử lý rác, nhà máy được cho sử dụng nhiệt năng chuyển hóa thành điện năng tái sử dụng vận hành cho nhà máy, phần dư sẽ được bán cho Tập đoàn điện lực Việt Nam với giá 10,05 cent/Kwh.
Dự kiến thời gian xây dựng hoàn thành nhà máy trong 33 tháng và thời gian vận hành 50 năm.
Hàng ngày, TP.HCM có hơn 7.000 tấn rác và phần lớn lượng rác được xử lý bằng phương pháp chôn lấp ở bãi rác Đa Phước (huyện Bình Chánh).