Ngành Quản lý văn hóa học trường gì

Ngành Quản lý văn hóa là gì? Học trường nào? Cơ hội việc làm và mức lương ra sao?,… Nếu như bạn đang thắc mắc về những điều này thì mời bạn đọc ngay bài viết dưới đây, Isinhvien sẽ trình bày chi tiết về ngành Quản lý văn hóa để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này nhé!

  • Ngành đào tạo: QUẢN LÝ VĂN HÓA
  • Tên tiếng Anh: Cultural Management
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Văn hóa nghệ thuật
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Ngành Quản lý văn hóa là ngành chuyên đào tạo cho sinh viên những kiến thức cơ bản về văn hóa, nhằm mục đích quản lý, tổ chức và điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật của nhà nước và ngoài nhà nước, đáp ứng được nhu cầu phát triển nền văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế, quốc tế.

Ngành Quản lý văn hóa là gì?

Được chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.


Chương trình đào tạo ngành Quản lý văn hóa trình độ đại học nhằm giúp cho sinh viên hiểu được những kiến thức cơ bản về Quản lý văn hóa để quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, đáp ứng nhu cầu xây dựng phát triển nền văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

Mục tiêu đào tạo ngành Quản lý văn hóa là trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về chính sách văn hóa, về các mô hình quản lý văn hóa của Việt Nam cũng như các nước trên thế giới; các kỹ năng lập kế họach, muc tiêu, phương án, kỹ năng quản lý, giám sát về hoạt động văn hóa tại các nhà văn hóa, cơ quan văn hóa… Với các môn học cơ bản như: Văn hóa nghệ thuật, Quan hệ công chúng, Quản lý dự án, Quản lý nghệ thuật.

Ngoài ra, sinh viên sẽ có được năng lực quản lý các hoạt động văn hoá, tổ chức văn hoá xã hội tại địa phương, cơ sở, cộng đồng dân cư, có được kiến thức cơ bản về các loại hình văn hóa và nghệ thuật ở nước ta hiện nay. Ngoài ra, sinh viên còn được đào tạo lý thuyết về chiến lược quảng cáo trong kinh doanh thương mại, các kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cần có để tạo ra các sản phẩm độc đáo có ý tưởng mới, sáng tạo.


Ngành Quản lý văn hóa xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00 [Toán, Vật Lý, Hóa học]
  • A01 [Toán, Vật Lý, Tiếng Anh]
  • C00 [Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý]
  • C20 [Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân]
  • D01 [Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh]
  • D15 [Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh]
  • D78 [Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh]
  • N00 [Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2]
  • N05 [Ngữ Văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu]
  • H00 [Ngữ văn, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 1, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật]
  • R00 [Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu báo chí]

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Quản lý văn hóa. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:

  • Có tính sáng tạo, có lập trường, bản lĩnh tự tin;
  • Chịu được áp lực cao trong công việc;
  • Chủ động thích nghi với môi trường làm việc đa dạng;
  • Nhanh nhạy trong việc phát hiện và xử lý vẫn đề;
  • Có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng;
  • Tôn trọng pháp luật, thực hành theo kỷ luật lao động tại cơ quan;
  • Đam mê Văn hóa và muốn tìm hiểu Văn hóa các dân tộc;
  • Cần cù, chịu khó;
  • Có thái độ và trách nhiệm trong việc bảo tồn, gìn giữ di sản văn hóa;
  • Có vốn hiểu biết nhất định về văn hóa;
  • Biết trân trọng các di sản văn hoá của dân tộc và nhân loại;
  • Giao tiếp tốt, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc;

Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về cá trường đào tạo ngành Quản lý văn hóa uy tín hiện nay:


Khu vực miền Bắc:

  • Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương
  • Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
  • Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
  • Trường Đại học Tân Trào
  • Trường Đại học Hạ Long

Khu vực miền Trung:

  • Trường Đại học Vinh
  • Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
  • Trường Đại học Nội Vụ Phân hiệu Quảng Nam

Khu vực miền Nam:

  • Trường Đại học Văn hóa TPHCM
  • Trường Đại học Đồng Tháp

Học ngành Quản lý văn hóa ra trường làm gì? Isinhvien sẽ gợi ý một số công việc liên quan đến ngành này để bạn có thể tham khảo:

  • Cán bộ công tác tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
  • Cán bộ tại trung tâm quản lý văn hóa địa phương
  • Cán bộ quản lý khu di tích
  • Cán bộ quản lý các lễ hội văn hóa
  • Cán bộ thuộc Bộ, ngành về tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật
  • Người quản lý tại các công ty truyền thông, sự kiện, du lịch
  • Giảng viên đào tạo về Quản lý văn hóa tại các trường đại học

Dưới đây là mức thu nhập của ngành Quản lý văn hóa mà Isinhvien đã tổng hợp được:


  • Đối với những cá nhân công tác tại các cơ quan Nhà nước, Viện bảo tàng, Khu di tích lịch sử… sẽ hưởng mức lương theo quy định của Nhà nước dành cho cán bộ bậc đại học.
  • Đối với những cá nhân hoạt động trong lĩnh vực quản lý tại công ty, doanh nghiệp nước ngoài… mức lương cơ bản dao động từ 6 – 9 triệu đồng hoặc có thể cao hơn tùy thuộc vào vị trí việc làm, kinh nghiệm và năng lực bản thân.

Chương trình đào tạo sẽ gốm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.

  1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Phần 1, 2
  2. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
  3. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  4. Anh văn Phần 1, 2
  5. Tiếng Việt thực hành
  6. Xã hội học đại cương
  7. Cơ sở văn hóa Việt Nam
  8. Tâm lý học đại cương
  9. Mỹ học đại cương
  10. Lịch sử văn minh thế giới
  11. Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam
  12. Giáo dục Quốc phòng- An ninh
  13. Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản
  14. Pháp luật đại cương
  15. Giáo dục thể chất Phần 1, 2, 3
  1. Dân tộc học đại cương
  2. Văn hóa các dân tộc Việt Nam
  3. Tín ngưỡng và tôn giáo Việt Nam
  4. Văn hóa dân gian Việt Nam
  5. Làng xã Việt Nam
  6. Khu vực học
  7. Đại cương khoa học quản lý
  8. Văn hóa học đại cương
  9. Tiến trình lịch sử Việt Nam
  10. Xã hội học đại cương
  11. Kỹ thuật soạn thảo văn bản
  12. Quản lý Nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch
  13. Kinh tế học văn hoá
  14. Văn hóa gia đình
  15. Chính sách văn hóa
  16. Các ngành công nghiệp văn hóa
  17. Marketing văn hóa nghệ thuật
  18. Văn hóa công sở
  19. Thực tập giữa chương trình
  20. Quản lý các thiết chế văn hóa
  21. Quản lý di sản văn hóa
  22. Tổ chức sự kiện
  23. Quản lý nguồn nhân lực trong các tổ chức văn hóa nghệ thuật
  24. Quản lý hoạt động thông tin truyền thông
  25. Quản lý hoạt động nghệ thuật [quảng cáo, triển lãm,
  26. Tổ chức quản lý hoạt động văn hóa cơ sở
  27. Xây dựng kế hoạch và dự án văn hóa
  28. Xây dựng văn hóa cộng đồng
  29. Địa chí văn hoá
  30. Dàn dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp
  31. Thực tập cuối khóa

Trên đây, là những thông tin về ngành Quản lý văn hóa, các trường đào tạo, cơ hội việc làm sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành văn hoá nghệ thuật

7 Kết quả.

  • Chương trình
  • Trường

Skip to content

Việt Nam là nước có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc các dân tộc, thế nên ngành Quản lý văn hóa ra đời chủ yếu nhằm giữ gìn, bảo tồn và phát huy nền văn hóa đất nước. Ngành quản lý văn hóa là ngành đào tạo những cử nhân văn hóa, đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực về tổ chức, về quản lý văn hóa. Để hiểu biết thêm về ngành học này, bài viết sau đây sẽ chia sẻ những thông tin quan trọng về ngành quản lý văn hóa.

Ngành quản lý văn hóa là gì?

Quản lý văn hóa được hiểu là ngành học đào tạo những kiến thức về lĩnh vực văn hóa. Đây là ngành học thuộc về lịch sử, nghiên cứu những di sản văn hóa mà ông cha ta để lại. Ngoài ra, ngành còn tập trung chuyên sâu vào lĩnh vực quản lý văn hóa thông qua phân tích, tư duy. Sinh viên theo học ngành này sẽ học được những kiến thức văn hóa cơ bản để việc tiếp thu những kiến thức giáo dục trở nên chuyên nghiệp hơn. Sinh viên sẽ có có kiến thức sâu hơn về khoa học quản lý, về văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch. Bên cạnh đó, họ còn được bồi dưỡng thêm những kỹ năng thực tế như giao tiếp, thuyết trình, nghiên cứu, tranh luận,…

Các khối thi vào ngành quản lý văn hóa là gì?

Để thi vào ngành quản lý văn hóa, các sĩ tử có thể tham khảo các khối xét tuyển sau:

  • A00: Toán, Vật Lý, Hóa học
  • A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh
  • C00: Ngữ văn, Lịch Sử, Địa Lý
  • C20: Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh
  • D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
  • N00: Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2
  • N05: Ngữ văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu
  • H00: Ngữ văn, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 1, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật
  • R00: Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu báo chí

Điểm chuẩn ngành quản lý văn hóa là bao nhiêu?

Mục điểm chuẩn chắc hẳn khá thu hút sự tâm của nhiều thí sinh cũng như quý bậc phụ huynh. Điểm chuẩn ngành quản lý văn hóa năm 2020 dao động từ 14 – 24 điểm áp dụng cho các khối và tổ hợp C và D. Riêng các tổ hợp N00, N05, H00, R00 là 28 điểm.

Các trường nào đào tạo ngành Quản lý văn hoá?

Trong năm 2020 có tổng cộng 10 trường đại học tuyển sinh và đào tạo ngành này. Cụ thể:

  • Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
  • Đại học Nội vụ Hà Nội
  • Đại học văn hóa Hà Nội
  • Đại học Tân Trào
  • Đại học Hạ Long
  • Cao Đẳng văn hóa nghệ thuật & du lịch Nam Định
  • Đại học Vinh
  • Đại học văn hóa, thể thao và du lịch Thanh Hóa
  • Đại học Nội vụ phân hiệu Quảng Nam
  • Đại học văn hóa TP.HCM
  • Đại học Đồng Tháp

Liệu bạn có phù hợp với ngành học?

Mỗi ngành học không chỉ đòi hỏi về trình độ kiến thức mà còn đòi hỏi về tố chất để phù hợp, thích nghi với nó. Để học tập và thành công trong lĩnh vực Quản lý văn hóa đòi hỏi bạn cần có những tố chất sau:

Liệu bạn có phù hợp với chuyên ngành này?
  • Đam mê Văn hóa và muốn tìm hiểu Văn hóa các dân tộc
  • Cần cù, chịu khó
  • Trách nhiệm trong việc bảo tồn, gìn giữ di sản
  • Có vốn hiểu biết nhất định về văn hóa
  • Trân trọng các di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại
  • Giao tiếp tốt, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc
  • Có tính sáng tạo, có lập trường, bản lĩnh tự tin
  • Chịu được áp lực cao trong công việc
  • Chủ động thích nghi với môi trường làm việc đa dạng
  • Nhanh nhẹn, linh hoạt trong việc phát hiện và xử lý vấn đề
  • Tôn trọng pháp luật, tuân thủ quy định nơi công tác

Học ngành quản lý văn hóa cần giỏi môn gì?

Đây có lẽ là câu hỏi gây trăn trở nhất của nhiều thí sinh. Nhìn chung, tất cả các tổ hợp xét tuyển đều có sự góp mặt của môn Ngữ Văn. Cho thấy đây là một thế lực quan trọng góp phần cho sự thành công của bạn khi tham gia học ngành quản lý văn hóa. Khi bạn có kiến thức về môn Ngữ Văn, nó sẽ tạo cho bạn lợi thế khi nghiên cứu, phân tích về văn hóa Việt Nam. Thêm vào đó, giỏi văn còn giúp cho bạn làm tốt hơn những kỹ năng như thuyết trình, phỏng vấn thực tế, tranh luận, viết luận,…

Học Quản lý văn hoá ra làm gì?

Sau khi hoàn thành chương trình học, các bạn có thể đảm nhiệm một trong số các vị trí sau:

Cơ hội việc làm của ngành QLVH như thế nào?
  • Cán bộ Nhà nước công tác tại các Phòng Văn hóa – Thể thao – Du lịch, Trung tâm Văn hóa, Sở, Nhà văn hóa địa phương, quản lý lễ hội văn hóa, di tích lịch sử,…
  • Quản lý tại các công ty chuyên về mảng tổ chức sự kiện, công ty về truyền thông, du lịch, các đơn vị, cơ quan có hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật, hay bộ phận Marketing quảng cáo và quan hệ công chúng của các doanh nghiệp.
  • Giảng dạy chuyên ngành này tại các trường cao đẳng, đại học, trung cấp nghề, trường THPT…
  • Tự mở công ty về triển lãm tranh, du lịch, tổ chức sự kiện về văn hóa, nghệ thuật cho công ty, doanh nghiệp.
  • Sinh viên tốt nghiệp có thể học tiếp chương trình đào tạo Thạc sỹ và Tiến sĩ về ngành QLVH ở nước Anh, Úc, Pháp, Mỹ, Singapore.

Mức lương của ngành quản lý văn hóa là bao nhiêu?

Tùy vào vị trí công tác sẽ có những mức lương phù hợp. Ngành quản lý văn hóa hiện đang là ngành khát nhân lực, chính vì vậy môi trường làm việc cũng vô cùng phong phú. Những cá nhân làm việc tại cơ quan Nhà nước sẽ được hưởng mức lương theo quy định. Đối với những cá nhân công tác tại các cơ quan, doanh nghiệp tư nhân, mức lương cơ bản sẽ nằm trong khoảng 6 – 9 triệu đồng hoặc có thể cao hơn tùy vào vị trí công tác và kinh nghiệm làm việc.

Kết luận

Chắc hẳn bạn đã có thêm cho mình những kiến thức về ngành QLVH. Sắp bước vào kì thi đại học quan trọng và có trong mình niềm đam mê tìm hiểu ngôn ngữ, đảm mê trải nghiệm để hiểu sâu về một văn hóa của một nước thì bạn hãy nhanh chóng chọn trường mình yêu thích. Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin cần thiết về ngành QLVH để các bạn tham khảo.

Video liên quan

Chủ Đề