Nêu các cách trình bày nội dung đoạn văn



CÁC CÁCH THỨC TRÌNH BÀY ĐOẠN VĂN
I. Các cách trình bày

1.Đoạn văn diễn dịch

Là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát, đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý của của câu chủ đề, bổ sung làm rõ cho câu chủ đề. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, có thể kèm theo nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nhận của người viết.



2.Đoạn văn quy nạp

Là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát, từ ý luận cứ cụ thể, đến ý kết luận bao trùm. Theo cách trình bày này câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn. Ở vị trí này câu chủ đề không làm nhiệm vụ định hướng nội dung triển khai cho toàn đoạn mà lại làm nhiệm vụ khép lại nội dung cho đoạn ấy. Các câu trên dược trình bày bằng các thao tác lập luận, minh họa, cảm nhận và rút ra nhận xét đánh giá chung.



3. Đoạn tổng - phân - hợp

Là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đầu đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo triển khai cụ thể ý khái quát. Câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu triển khai ý được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích,bình luận, nhận xét đánh giá hoặc nêu suy nghĩ từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp, khẳng định, nâng cao vấn đề.



4.Đoạn văn song hành

Là đoạn văn có các câu triển khai nội dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn làm rõ cho nội dung đoạn văn.



5.Đoạn văn móc xích

Là đoạn văn mà các ý gối đầu đan xen nhau và thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại một vài từ ngữ đã có ở câu trước vào câu sau. Đoạn móc xích có thể có hoặc không có câu chủ đề.



II. Hình thành kĩ năng dựng đoạn

1.Những kiến thức cần huy động

a.Làm văn

* Phương thức biểu đạt, vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt.[miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận]

* Các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ; sự kết hợp các thao tác lập luận.

* Bố cục đoạn văn nghị luận [mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn]

* Diễn đạt trong văn nghị luận:

- Cách dùng từ ngữ:

+ Lựa chọn từ ngữ chính xác phù hợp với vấn đề nghị luận, tránh dùng từ lạc phong cách hoặc từ ngữ sáo rỗng, cầu kì.

+ Kết hợp sử dụng các phép tu từ và một số từ ngữ mang tính biểu cảm.

- Cách kết hợp các kiểu câu:

+ Kết hợp một số kiểu câu để tạo nên giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc

+ Sử dụng các phép tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu nhấn mạnh cảm xúc.

b. Tiếng Việt

- Các kiểu câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp, theo mục đích nói.

- Các phương tiện, các phép liên kết câu

- Phong cách ngôn ngữ, các biện pháp tu từ



c. Kiến thức Văn học và kiến thức trong đời sống.

2.Các bước tiến hành viết đoạn văn [tổng phân hợp]

Bước 1: Xác định cách thức triển khai đoạn văn: Diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, tổng- phân hợp

Bước 2: Xác định chủ đề của đoạn văn và xây dựng kết cấu đoạn văn

* Xác định chủ đề của đoạn văn

- Căn cứ vào gợi ý từ câu hỏi

- Căn cứ vào nội dung đoạn trích phần đọc hiểu

*Xây dựng kết cấu đoạn văn

- Phần mở đoạn: Khái quát nội dung, nêu được chủ đề.

- Phần thân đoạn: Triển khai làm rõ chủ đề

+ Giải thích

+ Bàn luận

+ Mở rộng

+ Bài học nhận thức và hành động

- Phần kết đoạn: Đánh giá về vấn đề



Bước 3: Viết đoạn văn.

Bước 4 : Đọc lại và sửa chữa.

III. Xác định các TTLL được sử dụng trong các đoạn văn bản.


Ví dụ 1:

Sự trong sáng của ngôn ngữ là kết quả của một cuộc phấn đấu. Trong và sáng dính liền nhau. Tuy nhiên, cũng có thể phân tích ra để cho được rõ nghĩa hơn nữa. Theo tôi nghĩ, sáng là sáng sủa, dễ hiểu, khái niệm được rõ ràng; thường thường khái niệm, nhận thức, suy nghĩ được rõ ràng thì lời diễn đạt ra cũng được minh bạch. Tuy nhiên, nhất là trong thơ, có rất nhiều trường hợp ý nghĩa sáng rồi, dễ hiểu rồi, nhưng lời diễn đạt còn thô, chưa được trong, chưa được gọn, chưa được chuốt. Do đó tôi muốn hiểu chữ sáng là nặng về nói nội dung, nói tư duy, và chữ trong là nặng nói về hình thức, nói diễn đạt [và cố nhiên là nội dung và hình thức gắn liền]. Cho nên phải phấn đấu cho được sáng nghĩa, đồng thời lại phải phấn đấu cho được trong lời, đặng cho câu thơ, câu văn trong sáng...



[Xuân Diệu]

- Giải thích

- Phân tích

- Bình luận



Ví dụ 2:

Nghị luận về tư tưởng đạo lí và nghị luận về hiện tượng đời sống là hai dạng đề cụ thể của nghị luận xã hội. Nghĩa là, bàn bạc để hiểu một cách thấu đáo cũng như vận dụng vấn đề nghị luận vào đời sống và bản thân.

Vấn đề đạo lí có tính chất truyền thống nhằm rèn luyện đạo đức nhân cách. Vấn đề hiện tượng đời sống mang tính thời sự nóng hổi nhằm mục đich rèn luyện ý thức công dân.

Đối tượng nghị luận có khác nhau nhưng cách làm bài giống nhau.


- Giải thích

- So sánh



Ví dụ 3:

Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

[Tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh]

- Giải thích

- Bình luận

- Chứng minh



Ví dụ 4:

Sức sống là khả năng tồn tại và phát triển một cách mạnh mẽ, là khả năng chịu đựng, sức vươn lên trỗi dậy, phản ứng lại hoàn cảnh đang dập vùi mình để giành quyền sống. Sức sống con người thường biểu hiện ở hai phương diện: thể chất và tinh thần; trong đó kỳ diệu và đẹp đẽ nhất chính là sức sống tinh thần. Sức sống tiềm tàng là sức sống ẩn giấu sâu kín trong tâm hồn con người đến mức người ngoài khó nhận ra. Thậm chí, nhìn từ bên ngoài họ có vẻ mệt mỏi, chán nản, cạn kiệt niềm ham sống song từ bên trong vẫn là những mầm sống xanh tươi và những mầm sống ấy sẽ vươn lên mạnh mẽ khi có điều kiện thích hợp.


- Giải thích

- Phân tích

- Bình luận



Ví dụ 5:

Là một người Việt Nam, những điều tôi chia sẻ trên đây đều là những trải nghiệm thấm đẫm mồ hôi và xương máu. Chỉ mấy mươi năm trước, hai tiếng Việt Nam gắn liền với chiến tranh và phân ly, với máu lửa và nước mắt. Một đất nước xa xôi với tên gọi Việt Nam đã phải hứng chịu hơn 15 triệu tấn bom đạn, nghĩa là gấp 4 lần tổng số bom đạn đã sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Mỗi người Việt Nam chúng tôi đã phải hứng chịu một lượng bom đạn gấp gần 10 lần trọng lượng cơ thể mình. Đó là chưa kể hàng trăm triệu lít hóa chất có chứa chất dioxin một sát thủ thầm lặng ghê gớm đối với sức khỏe và nòi giống con người.



[Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại LHP năm 2013]

- Bình luận

- Chứng minh


Ví dụ 6:

Việt Nam đã chịu nhiều đau thương mất mát từ các cuộc chiến tranh xâm lược. Vì thế, chúng tôi luôn tha thiết có hòa bình, hữu nghị để xây dựng và phát triển đất nước. Chúng tôi không bao giờ đơn phương sử dụng biện pháp quân sự, không bao giờ khơi mào một cuộc đối đầu quân sự, trừ khi chúng tôi bị bắt buộc phải tự vệ

Chúng tôi đã hết sức chân thành, thực tâm, thiện chí và kiềm chế, nhưng câu trả lời hiện nay là Trung Quốc ngày càng gia tăng sức mạnh, các hành động uy hiếp và xâm phạm, rồi liên tục vu khống và đổ lỗi cho Việt Nam. Những gì mà Trung Quốc đang làm khác rất xa những gì mà Trung Quốc nói.

Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.

Có lẽ như tất cả các nước, Việt Nam chúng tôi đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế.

[Trích lời TT Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn tại Phi-lip-pin về vấn đề Biển Đông]



- Phân tích

- Bình luận


Ví dụ 7:

Ra đời và phát triển trong không khí cao trào cách mạng và cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại chống Thực dân Pháp, đế quốc Mĩ ác liệt, kéo dài, văn học Việt Nam 1945 1975 trước hết là 1 nền văn học của chủ nghĩa yêu nước. Đó không phải văn học của những số phận cá nhân mà là tiếng nói của cả 1 cộng đồng dân tộc trước thử thách quyết liệt: Tổ quốc còn hay mất; độc lập, tự do hay nô lệ, ngục tù! Đây là văn học của những sự kiện lịch sử, của số phận toàn dân, của chủ nghĩa anh hung. Nhân vật trung tâm của nó phải là những con người gắn bó số phận mình với số phận đất nước và kết tinh những phẩm chất cao quý của cộng đồng trước hết, đại diện cho giai cấp, cho dân tộc và thời đại, chứ không phải cho cá nhân mình. Và người cầm bút cũng vậy: nhân danh cộng đồng mà ngưỡng mộ, ngợi ca người anh hung với những chiến công chói lọi.



[Khái quát văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX sgk Ngữ văn lớp 12, chương trình Nâng cao]

- Phân tích

- Chứng minh

- Bình luận



Ví dụ 8:

Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.



[Một thời đại trong thi ca Hoài Thanh]

- Bình luận

- Chứng minh


Ví dụ 9:

Mùa thu nǎm 1940, phát xít Nhật đến xâm lǎng Đông Dương để mở thêm cǎn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối nǎm ngoái sang đầu nǎm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.

Ngày 9 tháng 3 nǎm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không "bảo hộ" được ta, trái lại, trong 5 nǎm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật.

Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa.

Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.

Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thuỳ, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.

Sự thật là từ mùa thu nǎm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.

[Tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh]

- Chứng minh

- Bình luận

- Bác bỏ


Ví dụ 10:

Trước bi kịch của Vũ Như Tô, lời đề từ là những băn khoăn của tác giả về Vũ Như Tô và khát vọng lớn lao của ông: Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm.

Lời đề từ ấy chứa đựng tư tưởng tác giả, chứa đựng cái băn khoăn của Nguyễn Huy Tưởng khi viết và sống với Vũ Như Tô, là băn khoăn về khát vọng sáng tạo, cũng là về bi kịch cuộc đời của người nghệ sĩ.

Như Tô phải, vì ông là người nghệ sĩ yêu nghệ thuật, có khát vọng cao quý. Xây Cửu Trùng đài, ông muốn đem lại cho đất nước 1 công trình kì vĩ, lớn lao, độc nhất vô nhị, bền vững bất diệt, vượt những kỳ quan sau trước, tranh tinh xảo với Hóa công. Cái khát vọng sáng tạo đẹp đẽ ấy là dòng máu chảy trong huyết quản nghệ sĩ, là khát vọng mang đến cái Đẹp cho cuộc đời. Khát vọng ấy không có tội.

Nhưng khi quan tâm đến nghệ thuật, Như Tô đã quên trách nhiệm đối với nhân dân. Nghệ thuật không thể là nguyên nhân của lầm than, không thể được xây dựng bởi máu và nước mắt của người lao động. Cửu Trùng đài khát vọng cả đời của Vũ Như Tô là cái Đẹp xa xỉ và vô ích, đi ngược lại với quyền lợi của đất nước, của nhân dân. Nó tất yếu bị đốt phá, kẻ xây nó tất yếu bị lên án, bị phỉ nhổ.

Trân trọng, thương cảm cho bi kịch của người nghệ sĩ có tài, có đam mê nghệ thuật, khao khát sáng tạo, sẵn sàng hy sinh tất cả cho cái đẹp, nhưng Nguyễn Huy Tưởng cũng chỉ rõ tội ác của Vũ Như Tô và sự trả giá đau đớn bằng sinh mệnh và cả công trình nghệ thuật, niềm đam mê của mình.



- Phân tích

- Chứng minh

- Bình luận




KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VÀ DỰNG ĐOẠN VĂN THEO NHỮNG YÊU CẦU KHÁC NHAU
Đề 1:

Phần I. ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau:



TỰ SỰ

Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy

Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh

Dù người phàm tục hay kẻ tu hành

Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?

Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm

Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng

Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

Chắc gì ta đã nhận ra ta

Ai trong đời cũng có thể tiến xa

Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.

Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy

Đâu chỉ dành cho một riêng ai.

[Lưu Quang Vũ]



Câu 1[0,5 điểm]:Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2[0,5 điểm]:Anh/chị hiểu thế nào về ý nghĩa 2 câu thơ sau:

"Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm

Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng".

Câu 3 [1 điểm]:Theo anh/chị, vì sao tác giả nói rằng:

"Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

Chắc gì ta đã nhận ra ta"

Câu 4 [1 điểm]:Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

II. LÀM VĂN [7,0 điểm]

Câu 1 [2,0 điểm]:

Hãy viết 01 đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2 câu thơtrong văn bản ở phần Đọc hiểu:



"Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm"


Hướng dẫn chấm và biểu điểm

Đề 1:


Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

Đọc hiểu




1

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là: biểu cảm

0,5

2

Ý nghĩa 2 câu thơ:

"Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm

Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng"

- "Đất" - nguồn sống, nguồn dinh dưỡng cho hạt nảy mầm. Cũng như cuộc sống trong cõi đời này không dành riêng cho một ai mà cho tất cả chúng ta.

- Hạnh phúc ở quanh ta nhưng không tự nhiên đến. Nếu muốn có cuộc sống tốt đẹp, muốn có hạnh phúc, tự mỗi người phải có suy nghĩ và hành động tích cực.


0,5

3

Tác giả cho rằng:

"Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

Chắc gì ta đã nhận ra ta"

- Bởi vì: "Đường đời trơn láng" tức là cuộc sống quá bằng phẳng, yên ổn, không có trở ngại, khó khăn

- Con người không được đặt vào hoàn cảnh có vấn đề, có thách thức thì không đến được đích.

- Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn.



1,0

4

Học sinh có thể chọn một trong những thông điệp sau và trình bày suy nghĩ thấm thía của bản thân về thông điệp ấy:

- Dù là ai, làm gì, có địa vị xã hội thế nào cũng phải sống từ những điều rất nhỏ; biết nâng niu, trân trọng những cái nhỏ bé trong cuộc sống.

- Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn.


1,0

II

Làm văn Nghị luận xã hội



1


Viết 01 đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2 câu thơtrong văn bản ở phần Đọc hiểu:

"Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm"




a. Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận: thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: giá trị của con người trong cuộc sống

0,25

c. Triển khai vấn nghị luận: thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận theo nhiều cách nhưng có thể theo hướng sau:



Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

1. Giải thích.

- Cuộc đời: là xã hội, là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, cuộc đời là cái khách quan là hệ quả do con người tạo ra\

-Tâm: là cái vô hình ẩn nấp trong con người, cái khẳng định giá trị con người, cái chủ quan do con người quyết định.

- Cuộc đời méo mó: cuộc đời không bằng phẳng, chứa đựng nhiều điều không như con người mong muốn.\

-Tròn tự trong tâm: cái nhìn, thái độ, suy nghĩ đúng đắn của con người cần tích cực, lạc quan trước cuộc đời cho dù hoàn cảnh như thế nào.

=> Cuộc đời thường hay méo, nên con người cần tròn ngay từ trong tâm, tránh chỉ chê bai, oán trách.



2. Bàn luận:

- Bản chất cuộc đời là không đơn giản, không bao giờ hoàn toàn là những điều tốt đẹp, thậm chí có vô vàn những điều méo mó [HS nêu dẫn chứng từ đời sống và lý giải để thấy được bản chất thật của cuộc đời]

-Thái độ tròn tự trong tâm là thái độ tích cực, chủ động trước hoàn cảnh. Đây là thái độ sống đúng, làm đúng, không gục ngã trước khó khăn, trước phi lý bất công. Thái độ tròn tự trong tâm sẽ giúp ích nhiều cho cá nhân và xã hội [HS nêu dẫn chứng từ đời sống và lý giải để thấy được khi thái độ, suy nghĩ con người tích cực thì đem lại những giá trị gì? ]
-Trong thực tế xã hội có những cá nhân có thái độ tiêu cực trước cuộc sống:

- Ta hay chê Đây là thái độ cần phê phán [HS nêu dẫn chứng từ đời sống và lý giải ]



3. Bài học nhận thức và hành động

- Con người hoàn toàn có thể thay đổi đời sống chỉ cần mỗi cá nhân chủ động, tích cực từ trong tâm.

- Câu thơ như một lời nhắc nhở, nêu lên một phương châm sống cho mỗi người trước cuộc đời

0,25


0,5

0,25








d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Không sai Chính tả, dùng từ, đặt câu [Hoặc có 1 vài lỗi nhỏ, không đáng kể]

0,25







e. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo [thể hiện được dấu ấn cá nhân, quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc], thể hiện ý phản biện nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.Chính tả dùng từ, đặt câu

0,25


Đề 2:

PHẦN I. ĐỌC- HIỂU [ 3,0 điểm]

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau:

Bần thần hương huệ thơm đêm

Khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn

Chân nhang lấm láp tro tàn

Xăm xăm bóng mẹ trần gian thưở nào?
Mẹ ta không có yếm đào

Nón mê thay nón quai thao đội đầu

Rối ren tay bí tay bầu

Váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
Cái cò...sung chát đào chua

Câu ca mẹ hát gió đưa về trời

Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết nhữnglời mẹ ru
Bao giờ cho tới mùa thu

Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm

Bao giờ cho tới tháng năm

Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

[Ngyễn Duy; Thơ Nguyễn Duy -Trần Đăng Khoa tuyển chọn, NXB Giáo dục, 1998]


Câu 1 [0, 5 điểm] Hình ảnh người mẹ được gợi lên qua những chi tiết nào?

Câu 2 [1.0 điểm] Anh/ chị hiểu như thế nào về nghĩa của từ đi trong câu thơ sau: Ta đi trọn kiếp con người/ Cũng không đi hết những lời mẹ ru ?

Câu 3 [1,0 điểm] Chỉ ra và nêu hiệu quả của phép tu từ trong đoạn thơ sau:

Bao giờ cho tới mùa thu



Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm

Bao giờ cho tới tháng năm

Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao

Каталог: Uploads -> NewsData -> Files
Uploads -> []
Uploads -> TrưỜng cao đẲng sư phạm tw
Uploads -> Ubnd tØnh H¶i d¬¬­¬ng
Uploads -> Hàn quốc: Hàn quốc
Uploads -> Trần thế phi ẩn dụ Ý niệm cảm xúc trong thành ngữ tiếng việT
Files -> TrưỜng thpt thăng long tổ: toáN tin đỀ kiểm tra 45p chưƠng I
Files -> Trường: thpt nguyễn bỉnh khiêM

tải về 1.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Video liên quan

Chủ Đề