Nên mua sách thần thoại hy lạp nào năm 2024

Thần thoại Hy Lạp, một di sản văn hóa của nhân dân Hy Lạp, từ lâu đã trở thành một giá trị phổ biến vô cùng quý báu của gia tài văn hóa nhân loại. Thật vậy, hiếm có thần thoại của dân tộc nào trên thế giới lại luôn luôn được tái sinh như thần thoại Hy Lạp, lại luôn luôn có mặt trong đời sống hằng ngày như thần thoại Hy Lạp.

Cuốn sách trọn bộ "Thần thoại Hy Lạp" này là một kho tàng văn hóa Hy Lạp thu nhỏ mang đến cho bạn những giá trị tinh thần quý báu, rất đáng lưu giữ và trân trọng. Đó là miền đất văn hóa của tâm linh, của khát vọng, của ước mơ hoài bão chân chính, nơi sức mạnh mang ý nghĩa nhân bản sẽ chiến thắng bạo tàn, nơi cái đẹp được tôn vinh và khẳng định.

Nói như người biên soạn Nguyễn Văn Khỏa trong lời giới thiệu sách: "...Dường như Thần thoại Hy Lạp vẫn đang hàng ngày hàng giờ, nhắn nhủ loài người chúng ta: "Hãy sống nhân ái và cao thượng hơn nữa! Hãy sống tốt đẹp hơn nữa, yêu công lý và trọng danh dự hơn nữa! Hãy lập chiến công vì dân vì nước nhiều hơn nữa! Hãy sống trung thực dũng cảm và hiểu biết hơn nữa!". Bởi vì thần thoại là nhân loại của tuổi thơ hồn nhiên và trong sáng, ngây thơ vụng dại song tràn đầy tin yêu; hiểu biết chưa nhiều, giản đơn song thông minh một cách ngộ nghĩnh và tràn đầy ước mơ đẹp đẽ, tràn đầy khát vọng táo bạo."

Chính những điều đó đã làm nên sức sống kỳ diệu, vượt mọi không gian, thời gian để Thần thoại Hy Lạp luôn trường tồn cùng nhân loại.

Thần thoại Hy Lạp là những truyện thần thoại của người Hy Lạp, bao gồm các truyền thuyết về các vị nam thần, nữ thần và các vị anh hùng của người Hy Lạp. Ban đầu, thần thoại Hy Lạp là những câu chuyện thơ truyền khẩu qua nhiều thế hệ. Các câu chuyện đó tồn tại đến ngày nay là nhờ các ghi chép về các câu chuyện truyền miệng nói trên, đôi khi chúng được bổ sung thêm các lời giải thích về các ý nghĩa biểu tượng hoặc các hàm ý khác có thể là hiện đại hoặc cổ điển. Nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu là tìm ra những ý nghĩa ban đầu được ẩn dấu trên các hình vẽ trên các bình gốm sứ, các bức họa,... hoặc đằng sau những nghi lễ tôn giáo còn tồn tại đến ngày nay.

Trong các truyền thuyết, câu chuyện và trường ca, tất cả các vị thần của Hy Lạp cổ đại đều được miêu tả giống như hình dáng của con người, ngoại trừ một số sinh vật nửa người nửa thú như các nhân sư, số còn lại đều có nguồn gốc từ vùng Cận Đông và vùng Thổ Nhĩ Kỳ. Các vị thần Hy Lạp có thể sinh con nhưng trẻ mãi không già, không bị thương tổn, không ốm đau, có thể trở nên tàng hình, có thể di chuyển rất nhanh và có thể dùng người là phương tiện truyền đạt ý tưởng của họ mà người đó có thể biết hoặc không biết. Mỗi vị thần có một hình dáng, một nguồn gốc, một sở thích, một cá tính và một lĩnh vực chuyên môn mà họ quản lý; tuy nhiên, việc miêu tả các thần thường xuất phát từ các dị bản khác nhau nên không phải lúc nào cũng ăn khớp với nhau. Khi các vị thần được vinh danh trong thơ ca hoặc khi cầu nguyện thì họ được coi như là một ý nghĩa tổng hợp gồm tên và trách nhiệm của các vị để phân biệt với các hình ảnh khác của các thần. Trách nhiệm của một vị thần có thể phản ánh một khía cạnh đặc biệt về vai trò của vị thần đó, ví dụ, Apollo, vị thần thơ ca là tên dành cho thần Apollo, được coi là người bảo trợ cho nghệ thuật: thơ, ca, nhạc, họa; người cầm đầu các tiên nữ thơ ca muse. Nhưng trách nhiệm của một vị thần cũng có thể dùng để phân biệt một khía cạnh đặc biệt nào đó của một vị thần.

Trong các truyện thần thoại Hy Lạp, các vị thần được miêu tả là những người thuộc cùng một gia đình đa thế hệ. Vị thần già nhất tạo ra thế giới, nhưng các vị thần trẻ hơn đã thay thế các vị thần già. Mười hai vị thần trên đỉnh Olympus là các vị thần quen thuộc nhất với tôn giáo Hy Lạp và nghệ thuật Hy Lạp và được miêu tả trong các sử thi có hình dáng của con người trong "Thời đại của các anh hùng". Đó là các bài học mà tổ tiên người Hy Lạp phải học để có được các kỹ năng cần thiết, lòng kính sợ thần thánh, đề cao đức hạnh và trừng phạt tội lỗi. Các vị thần nửa người, nửa thần được gọi là các "anh hùng" và cho đến khi thiết lập được thể chế dân chủ, các hậu duệ người Hy Lạp xây dựng trên cơ sở của tổ tiên.

Tin hay không, một vài thể loại sách yêu thích của tôi là những cuốn được biến tấu từ những câu chuyện tôi đã biết. Dù đó là những câu chuyện cổ tích chuyển thể, những tác phẩm văn học cổ điển được viết lại, truyện ngụ ngôn phiên bản mới hay thần thoại Hy

10 phiên bản hiện đại của Thần thoại Hy Lạp mà bạn phải đọc ngay

Tin hay không, một vài thể loại sách yêu thích của tôi là những cuốn được biến tấu từ những câu chuyện tôi đã biết. Dù đó là những câu chuyện cổ tích chuyển thể, những tác phẩm văn học cổ điển được viết lại, truyện ngụ ngôn phiên bản mới hay thần thoại Hy Lạp hiện đại, tôi luôn là người say mê những câu chuyện được kể lại theo những cách mới mẻ và hấp dẫn.

  • 14 Tiểu thuyết Đam mỹ phải đọc cho mùa yêu 2017
  • 11 Lý do Vì sao Các tác giả người Anh lại viết truyện thiếu nhi tuyệt vời đến thế
  • 14 tiểu thuyết ngôn tình phải đọc cho mùa yêu 2017
  • Thư viện nhận lại cuốn sách bị mượn quá hạn 100 năm
  • Tiểu thuyết Kiếm hiệp - Võ hiệp Trung Hoa

Tin hay không, một vài thể loại sách yêu thích của tôi là những cuốn được biến tấu từ những câu chuyện tôi đã biết. Dù đó là những câu chuyện cổ tích chuyển thể, những tác phẩm văn học cổ điển được viết lại, truyện ngụ ngôn phiên bản mới hay thần thoại Hy Lạp hiện đại, tôi luôn là người say mê những câu chuyện được kể lại theo những cách mới mẻ và hấp dẫn.

Từ khi bắt đầu học về Thần thoại Hy Lạp ở trường tiểu học, tôi đã bị mê hoặc bởi thế giới của đỉnh núi Olympus và xa hơn nữa. Ý tưởng về những vị thần và nữ thần đầy quyền lực canh giữ những nơi riêng biệt của thế giới đã làm tôi say mê, viễn cảnh về thế giới phép thuật và những sinh vật huyền bí đe dọa tôi, và cả lời hứa về sự bất tử, quyền năng tối thượng đầy cám dỗ.

Từ quyển sách kinh điển của NXB Edith Hamilton: Mythology: Timeless Tales of Gods [tạm dịch: Thần thoại: Những câu chuyện vô tận của các vị thần và các vị anh hùng] cho đến bộ phim về dũng sĩ Hercules của Disney, phim Xena: Nữ hoàng chiến binh, tôi đã xem qua hết các phiên bản thần thoại Hy Lạp, và khi nghĩ rằng mình không còn gì để xem, tôi khám phá ra những câu chuyện được viết lại theo hơi hướng hiện đại của thần thoại Hy Lạp.

Như những bản kể lại và bản viết lại khác, những cuốn sách lấy cảm hứng từ thần thoại Hy Lạp đã sử dụng câu chuyện cũ và thân thuộc để nâng cấp thành một phiên bản mới, hấp dẫn, và chưa từng thấy trước đây. Bạn có thể hỏi tại sao lại phải viết lại một thứ gì đó đã được viết? Vì trong sự sáng tạo lại một câu chuyện quen thuộc, bạn khám phá ra những chi tiết không ngờ tới, từ đó thay đổi toàn bộ câu chuyện. Hơn nữa, giống như tất cả những cuốn sách, điều đó thật sự rất hài hước.

Bạn đã sẵn sàng để thử? Đây là 10 bản thần thoại Hy Lạp được viết lại sẽ thay đổi cái nhìn của bạn với Zeus, Persephone, và những vị thần và nữ thần Hy Lạp khác, những người bạn nghĩ mình đã biết rất rõ.

1. Summerlong [tạm dịch: Câu chuyện mùa hè] – Peter S. Beagle

Một phiên bản hiện đại của thần thoại về bà hoàng Âm Phủ Persephone và Hades, tiểu thuyết được chờ đợi của Peter S. Beagle tràn đầy phép thuật, thần kì và sôi nổi như phiên bản gốc.

Khi Lioness trẻ đẹp và quyến rũ đến Puget Sound, cuộc sống của đôi bạn lâu năm Abe và Joanna bị thay đổi mãi mãi. Cô gái trẻ bí ẩn đã đánh thức một điều gì đó bên trong họ, nhưng không lâu hơn một mùa hè, quá khứ đen tối của riêng Lioness bắt đầu làm đảo lộn thế giới xung quanh họ. Đầy sáng tạo, quyến rũ và trữ tình, Summerlong sẽ làm bạn yêu ngay những câu chuyện thần thoại một lần nữa.

2. The Penelopiad: The Myth of Penelope and Odysseus [tạm dịch: Penelopiad: Thần thoại về Penelope và Odysseus] – Margaret Atwood

Trong phiên bản mới của Margaret Atwood cho trường ca The Odyssey của Homer, người đọc sẽ tìm đến một khía cạnh hoàn toàn mới của Penelope, người vợ trung thành của anh hùng Odysseus, và [sau cùng] là 12 người hầu gái bị treo cổ của nàng. Một bản mô tả 20 năm ở nhà chờ chồng của Penelope, hai thập kỉ chiến đấu với những người theo đuổi nàng, cai quản đất đai, quản lý một ngôi nhà, và nuôi con, The Penelopiad là một phiên bản độc nhất, mang tính giải trí, kích thích tư duy về một thần thoại mà bạn nghĩ mình đã hiểu tường tận về nó.

3. Gods Behaving Badly [tạm dịch: Những vị thần xấu xa] – Marie Phillips

Trong quyển sách cực kì hài hước Gods Behaving Badly của Marie Phillips, các vị thần và nữ thần Hy Lạp mà bạn biết và yêu thích sẽ được nâng cấp lên phiên bản “xấu xa” của thế kỉ 21. Trong câu chuyện này, Aphrodite là một nhà điều hành điện thoại tình dục, Apollo là một nhà ngoại cảm TV, Artemis là người đồng tính, và những quyền năng huyền thoại của họ bắt đầu phai mờ. Khi hai con người gặp nhau trong một cuộc chiến giữa hai trong số những vị thần quyền lực nhất, số phận của thế giới còn lại trên đôi vai họ, cầu xin câu hỏi, sau tất cả, ai là người hùng thực sự của chúng ta?

4. Abandon [tạm dịch: Chối bỏ] – Meg Cabot

Như thể thần thoại Hy Lạp không thề nào quyến rũ hơn, Meg Cabot đã biến nó thành một câu chuyện hư cấu huyền bí dành cho người trẻ trong series sách Abandon của cô.

Trong Abandon, Pierce- Persephone hiện đại của chúng ta, chết, nhưng chỉ trong một vài khoảnh khắc. Trong khoảng thời gian trái tim cô ấy ngừng đập, cô đã gặp John đen tối và bí ẩn, người giữ trách nhiệm đưa người chết vào địa ngục. Dù cô biết rõ tình cảm của mình dành cho anh ta là thật ngay từ đầu, liệu Pierce có thật sự mạo hiểm sự sống để đến địa ngục cùng anh ta? Cô ấy biết mình đang gặp nguy hiểm, nhưng cô chỉ có thể sẵn sàng hiến dâng tất cả cho John.

5. Oh My Gods: A Modern Retelling of Greek and Roman Myths [tạm dịch: Oh My Gods: Câu chuyện hiện đại về thần thoại Hy Lạp và La Mã] – Philip Freeman

Dù những câu chuyện kể lại theo hướng hiện đại của Philip Freeman không nhất thiết phải thêm vào một ý nghĩa nào đó cho phiên bản cũ, nó vẫn được cập nhật một cách hài hước và lôi cuốn, thích hợp cho mọi đối tượng. Oh My Gods là một tuyển tập phải có cho bất cứ người hâm mộ nào của thần thoại Hy Lạp, những người muốn biết thêm về Zeus, Hera, Athena và những vị thần cai trị khác trên đỉnh núi Olympus.

6. The Lightning Thief [Kẻ cắp tia chớp] – Rick Riordan

Ngày nay, bạn không thể nhắc đến những phiên bản mới của thần thoại Hy Lạp mà không nhắc đến bộ tiểu thuyết phiêu lưu kỳ ảo của Rick Riordan dành cho trẻ em, Percy Jackson and the Olympians [Percy Jackson và các vị thần trên đỉnh Olympus].

Trong The Lightening Thief, Percy Jackson đã tìm ra rằng cậu thật sự là một á thần khi mẹ gửi cậu đến Trại Con Lai, một nơi huấn luyện dành cho các á thần như cậu. Từ đây, cuộc sống của Percy không còn như trước nữa khi cậu tham gia một chuyến phiêu lưu xuống địa ngục, sau khi những người khác đang cố gắng cứu lấy thế giới mà cậu luôn luôn biết rõ, và thế giới mà cậu chỉ mới bắt đầu yêu.

7. The Trials of Apollo [Những Thử Thách Của Apollo] – Rick Riordan

Tiếp theo thành công của Series Percy Jackson, Rick Riordan còn cho ra mắt hàng loạt các series được viết dựa trên Thần thoại Hy Lạp như The Heroes of Olympus. Đây có thể nói là phần tiếp nối series Percy Jackson. Ngoài ra, series The Trials of Apollo là một câu chuyện khác viết về thần mặt trời Apollo.

Sau khi khiến cho cha mình – thần Zeus nổi giận, Apollo bị tống cổ khỏi đỉnh Olympus. Yếu ớt và mất phương hướng, thần giáng xuống thành phố New York trong bộ dạng một cậu thiếu niên tầm thường. Giờ đây, thiếu những quyền năng thần thánh, vị thần bốn ngàn năm tuổi phải học cách sống sót trong thế giới hiện đại cho tới khi tìm được cách nào đó lấy lòng Zeus trở lại.

Nhưng Apollo có quá nhiều kẻ thù là các vị thần, lũ quái vật và cả những kẻ phàm trần. Tất cả đều ao ước được thấy cựu thần Olympus bị tiêu diệt mãi mãi. Apollo cần được giúp đỡ, và thần chỉ biết có duy nhất một nơi để tìm đến một vùng đất của các á thần hiện đại có tên gọi Trại Con Lai.

8. Mortal Gods [tạm dịch: Những vị thần chết] – Kendare Blake

Trong quyền sách thứ hai của bộ sách Goddess War [tạm dịch: Nữ thần Chiến tranh], tác giả Kendare Blake dệt nên một câu chuyện kịch tính về cuộc chiến giữa thần và các nữ thần Ares, Athena và Cassandra Weaver, vũ khí của con người sẽ vạch rõ tất cả số phận của họ. Phần tiếp theo tuyệt vời của câu chuyện gốc đầy sáng tạo, Mortal Gods sẽ khiến bạn nhìn vào Aphrodite, Athena và những vị thần còn lại qua một khía cạnh tối hơn, đáng sợ hơn, quyến rũ hơn, và chưa bao giờ thấy trước đó.

9. About a Girl [tạm dịch: Về một cô gái] – Sarah McCarry

Quyển sách thứ ba của bộ truyện lấy cảm hứng thần thoại Metamorphoses [tạm dịch: Biến hình] của tác giả Sarah McCarry, About a Girl sử dụng lại rất nhiều yếu tố từ những câu chuyện Hy Lạp cổ điển, biến nó thành một câu chuyện đẹp nhưng buồn về đồng tính nữ dành cho người trẻ.

Khi Tally, người có tất cả mọi thứ trong cuộc sống kể cả những thứ nhỏ nhặt nhất, bỗng phát hiện một bí mật về bản thân mình, cô quyết định đi tìm câu trả lời. Trên hành trình đó, cô gặp Maddy, một cô gái xinh đẹp đã làm khơi gợi trong Mally những cảm xúc cô chưa từng có trước đây, và cuộc sống Mally bắt đầu thay đổi mãi mãi. Một câu chuyện ngọt ngào đầy phép màu và sự lãng mạn, About A Girl là một lựa chọn hoàn hảo cho fan của thần thoại cổ điển.

10. Goddess [tạm dịch: Nữ thần] – Josephine Angelini

Một bộ truyện lấy cảm hứng thần thoại khác, bộ sách Starcrossed [tạm dịch: Băng qua những vì sao] của Josephine Angelini đánh dấu nhân vật Helen of Troy – người trở thành một nữ anh hùng không thể nào quên của bộ tiểu thuyết hài hước và lãng mạn này.

Trong Goddess, Helen phải đối mặt với những vị thần mà cô tình cờ giải phóng từ đỉnh Olympus khi đang khám phá vùng đất của Kẻ bạo chúa. Một câu chuyện nhẹ nhàng mà thú vị với nhiều hành động, những chuyến phiêu lưu, và cả tình yêu, Goddess là một sự thay đổi hấp dẫn từ câu chuyện Hy Lạp truyền thống.

Chủ Đề