Mỹ thuật trang phục là gì

Ngày đăng: 09:18 - 02/04/2018 Lượt xem: 2.112

 

Tên sách: Giáo trình Mỹ thuật trang phục.
Tác giả: TS. Trần Thủy Bình.
Thông tin xuất bản: Hà Nội, NXB Giáo dục ViệtNam, 2009.-179tr; 16x24cm.

Nội dung:
Giáo trình Mỹ thuật trang phục của TS. Trần Thủy Bình được cấu tạo từ 2 mảng kiến thức:
- Phần A "Lịch sử Thời trang", giới thiệu khái quát về thói quen, thị hiếu thẩm mỹ, tập quán mặc trong quá khứ của các dân tộc trên thế giới và của người ViệtNam. Với thời lượng khoảng 30 tiết, giáo trình cung cấp không chỉ những nội dung cơ bản, cô động nhất về lịch sử trang phục mà cả những kiến thức về thời trang và mốt.
- Phần B: "Mỹ thuật trang phục", được trình bày thành 3 chương, trong khuôn khổ của thời lượng 45 tiết. Chương 1 bàn về màu sắc. Chương 2 nêu các yếu tố khác của mỹ thuật trang phục. Chương 3 nghiên cứu bố cục và các thủ pháp xây dựng bố cục cùng hiệu quả thẩm mỹ do các bố cục đem lại.


Giáo trình không chỉ cung cấp những nội dung cơ bản, cô đọng nhất về lịch sử trang phục , mà cả kiến thức về thời trang và mốt. Giáo trình gồm 2 phần: phần lịch sử thời trang giới thiệu khái quát về thói quen, thị hiếu thẩm mỹ, tập quán mặc trong quá khứ của dân tộc trên thế giới và Việt Nam. Phần thứ hai bàn về màu sắc, các yếu tố khác của mỹ thuật trang phục, bố cục và các thủ pháp xây dựng bố cục, hiệu quả mà các bố cục đem lại.

Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf from RealTEQ Club

CHƢƠNG 1: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TRANG PHỤC
1.1. Khái niệm, chức năng và phân loại trang phục
1.1.1. Khái niệm
Trang phục là tất cả những gì con người mang, khoác, đeo hay đội trên người. Ví dụ:
những đồ để mặc như quần, áo, váy... để đội như mũ, nón, khăn... và để đi như giầy, dép,
ủng... Ngoài ra, trang phục còn có thể thêm thắt lưng, găng tay, đồng hồ, trang sức…
Trang phục là tấm gương phản chiếu của đời sống xã hội, phản ánh tập quán ăn mặc
của cộng đồng trong một thời kỳ lịch sử. Có nhà nghiên cứu đã nói “một cái nhìn thoáng
qua quần áo cũng có thể giúp chúng ta khám phá ra được cái mà nhà sử học gọi là niên đại
tương đối”.
1.1.2. Chức năng của trang phục:
Xuất phát từ nhu cầu bảo vệ cơ thể, con người đã biết sáng tạo ra trang phục. Và ban
đầu họ mặc trang phục chỉ với mục đích đơn thuần là chống chọi với sự khắc nghiệt của
thiên nhiên. Nhưng càng về sau thì chức năng của trang phục càng được nâng cao hơn.
Trang phục không chỉ có riêng chức năng là bảo vệ cơ thể, chúng ta mặc trang phục vì rất
nhiều lý do.
Phân tích các nhu cầu của con người, nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow
[1908- 1970] đã đưa ra tháp nhu cầu của con người được sắp xếp theo mức độ cấp tiến từ
thấp đến cao - Hình 1.1.

H×nh 1.1 – Th¸p nhu cÇu cña Abraham Maslow
- Ở cấp độ 1 [nhu cầu tồn tại]: Ăn, mặc luôn là nhu cầu cần được đáp ứng trước tiên.
Cấp độ này chiếm diện tích lớn nhất trong tháp nhu cầu, phạm vi nhu cầu trải trên một diện

Page 1

rộng. Tất cả mọi người đều cần mặc trang phục và chúng ta mặc trang phục đơn thuần chỉ
với mục đích để bảo vệ cơ thể.
- Ở cấp độ 2 [nhu cầu an toàn]: Trang phục giúp chúng ta bảo vệ cơ thể tránh khỏi các
tác động trong môi trường làm việc, học tập, đi lại, du lịch,… cấp độ này nhu cầu của con


người đối với trang phục là cao hơn so với cấp độ 1 nhưng phạm vi sử dụng lại thu hẹp hơn.
Tùy thuộc vào từng công việc, hoàn cảnh khác nhau mà người ta sử dụng các loại trang
phục bảo vệ cơ thể khác nhau.
+ Trong các điều kiện khí hậu bất lợi, ta cần áo để che mưa, mũ- nón để che nắng.
+ Khi xuất hiện các nguy cơ từ môi trường, ví dụ: các trang phục bảo hộ lao động cho
thợ hàn xì, công nhân môi trường, thợ mỏ, áo chống đạn, lính cứu hỏa,...
+ Tránh thương tích, ví dụ: mũ bảo hiểm, kính, giầy, ủng, các miếng vá che khuỷu tay và
đầu gối...
-

Khi các nhu cầu ở cấp độ 1 và 2 được thỏa mãn thì con người nảy sinh nhu cầu ở cấp

độ cao hơn [cấp độ 3]: nhu cầu giao tiếp xã hội. Trang phục giúp chúng ta đáp ứng nhu cầu
tâm lý trong quá trình giao tiếp xã hội như:
+ Trang phục phù hợp với lứa tuổi;
+ Trang phục phù hợp với giới tính: làm tăng thêm sự hấp dẫn, lôi cuốn với người khác
giới;
+ Trang phục phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp [đám cưới, hội nghị, lễ hội, nghi lễ, tôn
giáo]
+ Trang phục là kênh chuyển tải thông tin về người mặc.
Người khác thường đánh giá bạn dựa trên quần áo bạn mặc. Ngạn ngữ Việt Nam có câu
”Hơn nhau tấm áo manh quần”. Ấn tượng tâm lý đầu tiên cho trang phục của bạn tác động
tới người giao tiếp, ví dụ trong một buổi phỏng vấn xin việc trang phục bạn mặc có thể giúp
giám đốc nhân sự phán đoán xem bạn có phải là người thích hợp với công việc không..
Ngoài ra, bất cứ lúc nào bạn mặc, trang phục của bạn cũng nói lên vài điều về bản thân bạnbạn đang giao tiếp.
-

Trong quá trình giao tiếp nảy sinh nhu cầu được kính trọng [cấp độ 4]. Con người

đều muốn mặc để được chấp nhận, được đánh giá, được tôn trọng bởi vì:

+ Trang phục giúp người mặc khẳng định mình thuộc nhóm người nào, cộng đồng nào
trong xã hội.
+ Trang phục thể hiện được địa vị trong xã hội.

Page 2

Trang phục chính là phương tiện hữu hiệu điễn đạt thân phận của mỗi người trong xã
hội, phong tục tập quán, tôn giáo, điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội [một diễn viê n sẽ
thay rất nhiều trang phục khác nhau thể hiện khi làm một vị vua, khi làm hiệp sĩ hay là một
nhà buôn...]
-

Cấp độ 5, đây là cấp độ cao nhất trong tháp nhu cầu. Nhưng phạm vi của nhu cầu chỉ

thu hẹp hơn, người ta mặc với mục đích tự thể hiện bản thân. Thông qua nhu cầu này thể
hiện được chất lượng cuộc sống của con người. Khi điều kiện sống cao sẽ phản ánh rõ nét
qua trang phục. Đồng nghĩa với việc những bộ trang phục được quan tâm đặc biệt về chất
lượng và thẩm mỹ.
+ Trang phục để tô điểm làm đẹp cho con người.
+ Trang phục thể hiện khiếu thẩm mỹ riêng của người mặc.
+ Trang phục thể hiện tiềm năng kinh tế, cá tính, nhân cách, năng lực và trình độ văn
hóa.
+ Trang phục biểu lộ sự đồng tình tán thưởng hay sự phản bác một tư tưởng, một lối
sống nào đó trong xã hội.
Qua tháp nhu cầu trên ta thấy, trang phục có vai trò đặc biệt quan trọng và nhu cầu của
con người đối với trang phục là rất lớn. Càng lên bậc thang cao của tháp nhu cầu thì nhu
cầu của con người đối với trang phục càng nâng cao. Họ đòi hỏi các sản phẩm may mặc có
tính thời trang cao hơn. Vì vậy để đáp ứng được nhu cầu về mặc của con người thì các sản
phẩm thời trang sẽ phải ngày một thêm phong phú và đa dạng hơn. Điều này ảnh hưởng rất

lớn tới sự phát triển của thời trang.
Chính nhu cầu của con người đã tạo ra những bước đột phá về ý tưởng tạo ra các sản
phẩm thời trang.
1.1.3. Phân loại trang phục:
a. Phân loại theo giới tính và lứa tuổi:
- Phân loại theo giới tính: Trang phục cho nam và trang phục cho nữ.
- Phân loại theo lứa tuổi: Trang phục cho trẻ em, thanh niên, trung niên và người già.
b. Phân loại theo mùa và khí hậu:
- Phân loại trang phục theo 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Trang phục giao mùa: xuân - hè,
thu - đông, đông - xuân.
c. Phân loại theo chức năng sử dụng: Gồm 3 loại:
- Quần áo lót: Mặc trong và mặc sát cơ thể. Chúng thường được làm từ loại vải mềm, tỷ
lệ % Cotton cao, có độ chun, co dãn, ôm khít cơ thể và đảm bảo vệ sinh.
Page 3

- Quần áo mặc ngoài: Là những trang phục mặc ngoài quần áo lót như: Áo sơ mi, quần
Jeans,...
- Quần áo khoác: Là những trang phục làm ấm cơ thể hoặc tăng vẻ đẹp bên ngoài như:
Veston, Jacket,...
d. Phân loại theo mục đích sử dụng:
- Trang phục mặc thường ngày: Là những trang phục dùng thường xuyên trong sinh
hoạt, lao động sản xuất hàng ngày.
- Trang phục lễ hội: So với quần áo mặc thường ngày, quần áo lễ hội có nhiều màu sắc
hơn được may từ những chất liệu đắt tiền hơn. Kiểu cách may cầu kỳ hơn.
- Trang phục lao động sản xuất: Thường là các bộ trang phục bảo hộ lao động hoặc
đồng phục nghề, được thiết kế phù hợp với điều kiện làm việc, đặc điểm nghề chuyên môn.
- Trang phục thể thao: Tùy thuộc vào từng môn thể thao mà được thiết kế theo các kiểu
cách khác nhau. Tuy nhiên phần lớn loại trang phục này được thiết kế ôm gọn, giúp thuận
tiện và thoải mái trong quá trình vận động.

- Trang phục biểu diễn nghệ thuật: Là những bộ trang phục đặc biệt dành cho nghệ sỹ
biểu diễn. Chúng thường được thiết kế phù hợp với từng loại hình nghệ thuật như: Cải
lương, chèo, ca nhạc nhẹ, kịch nói, xiếc, múa,…
- Đồng phục như: Đồng phục học sinh, sinh viên,…
- Quốc phục như: Quốc phục Việt Nam - áo dài, Hàn Quốc - Hanbok,…
- Quân phục, sắc phục.
Việc lựa chọn quần áo phù hợp không những tạo cảm giác dễ chịu thoải mái mà còn
chứng tỏ người mặc có hiểu biết, có văn hóa và biết giữ gìn sức khỏe. Vì vậy, tùy vào từng
lứa tuổi, hoàn cảnh,… mà chúng ta cần biết lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân mình.
1.2. Sơ lƣợc về lịch sử trang phục thế giới
1.2.1. Trang phục cổ đại:
1.2.1.1. Trang phục Ai Cập cổ đại:
a. Đặc điểm tự nhiên - xã hội:
Nền văn minh Ai Cập cổ đại đã trải qua hơn 3000 năm hình thành và phát triển được trị
vì bởi 31 triều đại các vua Pharaoh và chia làm 5 giai đoạn:
-

Thời kỳ Tảo vương quốc [khoảng 3200 - 3000 TCN].

-

Thời kỳ Cổ vương quốc [khoảng 3000 - 2200 TCN].

-

Thời kỳ Trung vương quốc [khoảng 2200 - 1570 TCN].

-

Thời kỳ Tân vương quốc [khoảng 1570 - 1100 TCN].

Page 4

-

Ai Cập từ thế kỷ X - I TCN.

Có thể nói rằng 31 triều đại vua Pharaoh là 31 triều đại phát triển rực rỡ. Trong 3000
năm hình thành và tồn tại, xã hội Ai Cập luôn có được sự ổn định và ít biến động. Do đó,
nền văn hóa và phong tục của triều đại này cũng mang những nét chung nhất xuyên suốt cả
triều đại.
Nằm trên lưu vực con sông Nin phì nhiêu, màu mỡ nền văn minh Ai Cập sớm được định
hình trong một nền văn minh nông nghiệp.
Lao động chính của người Ai Cập cổ là nghề nông và nghề thủ công như: Gốm, làm đồ
trang sức, dệt vải và sản xuất kính.
Xã hội chia làm hai giai cấp rõ rệt: Giai cấp trị vì [Pharaon và hoàng tộc], giai cấp nô lệ,
thường dân.
Đẳng cấp xã hội gồm các ông chủ nô lệ, thị dân, nông dân tự do và nô lệ.
Cơ chế chính trị của quốc gia là một chỉnh thể quân chủ độc tài do nhà độc tài Pharaon
và giai cấp quý tộc cai trị. Trong suy nghĩ của người Ai Cập cổ thì nhà độc tài Pharaon là
viên toàn quyền thay mặt đấng tối cao trị vì trên trần gian.
Người dân Ai Cập cổ tin vào thần linh, thờ phụng vật linh. Họ thờ những vật linh thiêng
như mặt trời, mặt trăng và coi đó là đấng tối cao. Họ tín ngưỡng hoa sen coi đó là biểu đạt
cho sự phì nhiêu, màu mỡ. Họ tôn thờ loài rắn và chim diều hâu bởi đối với họ đó là quyền
lực.
Tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong nghệ thuật cũng như trong thẩm mỹ của người
dân Ai Cập.
b. Quan điểm thẩm mỹ về vẻ đẹp của con người:
Xuất phát từ quan niệm sống, quan niệm thẩm mỹ của người Ai
Cập cổ cũng mang những giá trị rất đặc biệt. Vẻ đẹp của một con

người lí tưởng phải là một vẻ đẹp hoàn thiện cả về thể chất và tâm
hồn. Đó là cơ thể với vóc dáng cao lớn, vai rộng, eo và hông hẹp,
các nét trên khuôn mặt phải to và thoáng - hình 1.2. Đồng thời phải
luôn mang tâm hồn cao thượng, tin và trung thành vào đấng tối
cao.

Hình 1.2. Con người Ai Cập cổ đại:

Vẻ đẹp lí tưởng của người phụ nữ cần phải đạt được là: các tỉ lệ phải cân đối, cao, nét
trên khuôn mặt phải ngay ngắn, mảnh mai, khuôn mắt hình hạnh nhân. Điều này tương đồng
với một số tiêu chuẩn về vẻ đẹp trong xã hội ngày nay.

Page 5

c. Vi v mu sc:
Nn vn minh sụng Nin hỡnh thnh ó mang li cho ngi Ai Cp c nhng iu kin
sng nht nh. Trong ú, ngnh th cụng sn xut vi lanh [vi phớp] c hỡnh thnh sm
v tr thnh mt trong nhng c quyn ca ngi Ai Cp c i.
Ngh thut sn xut vi phớp rt phỏt trin, h cú th cho ra i nhng tm vi phớp
mng khú cú th phõn bit bng mt thng, nú gn ging vi t tm hin i. H trng cõy
lanh ti mựa thu hoch thỡ búc ngay trờn ng v em v se v dt si. c im ca vi
phớp cho ngi mc cm giỏc thoi mỏi trong mi hon cnh.

Hình 1.3 - Xơ lanh và khung cửi dệt vải của ng-ời Ai Cập cổ đại
V ngoi ca vi c trang trớ rt c bit sang trng v xa x, nht l vo thi k Tõn
vng quc c thờu bng nhng ng ch vng, ht cm lúng lỏnh,
Mụ tớp trang trớ kiu hỡnh hc tri trờn ton mt vi hay dim vin xung quanh.
Vi nhum bng cõy c cỏc mu: , xanh da tri, xanh lỏ cõy. Mun hn xut hin
mu vng, nõu, xanh lam cỏc sc .

Ngoi vi phớp h cũn dt vi bụng, may trang phc t da v lụng thỳ.
d. Trang phc:
Trang phục nam: lỳc u n ụng trn phn trờn, phn di
qun vi quanh hụng, mang chc nng tp d t vi phớp hay da thỳ,
ớnh li tht lng gi l Skhenti - hỡnh 1.4.

Hỡnh 1.4. Trang phc nam Ai Cp c
i
- Trang phc ca gii quý tc: n ụng quý tc trang trớ thờm mt ming vi xp np
tỳm li thnh nhng np gp, cú tht lng khỏc mu, biu th s khỏc bit vi dõn thng.

Page 6

Trang phục nam của giới quí tộc gồm 5 kiểu chính - hình 1.5:

Loin cloth

Kilt

Corselet

Shendot

Robe

Hình 1.5 – Trang phục nam giới quý tộc Ai Cập
Thời trung cổ, hình dáng quần áo nam phức tạp hơn do cùng một lúc mặc một vài lớp.
Kiểu dáng rộng dần về phía dưới tạo thành hình tam giác và có nhiều nếp gấp được sử dụng
rộng rãi. Đàn ông mặc cùng một lúc vài Skhenti chồng lên nhau. Váy cuốn trang trí bằng

các họa tiết hình học, màu trắng của nó tương phản với màu nâu đỏ của làn da đàn ông.
Khác với đàn ông, đàn bà và nô lệ có làn da màu vàng.
 Trang phục nữ:
Trang phục nữ thời kì này hoàn toàn
mang tính chức năng, loại váy này được
gọi là Futliar, được làm bằng vải Phíp, bó
sát cơ thể gồm hai phần váy và Dilê.
 Váy là một miếng vải được quấn từ
ngực đến chân, quấn sát cơ thể, phác họa
hình tượng của người phụ nữ gấu váy rất
hẹp không cho phép bước đi dài, như vậy
dáng điệu bước đi đã được quy định.
 Dilê gồm hải dải băng dài và rộng
như hai cái quai để giữ váy khỏi tuột đính

H×nh 1.6 – Trang phôc n÷ Ai CËp cæ ®¹i

ở vai, ngực để trần - hình 1.6.

Page 7

Ở giai đoạn Tân vương quốc có sự
thay đổi mạnh mẽ: sự hoành tráng trong
trang phục, lộng lẫy, màu sắc sang trọng
và đa dạng hơn. Giờ đây sự duyên dáng,
hấp dẫn, sự khả ái trở thành cần thiết và
là nguyên tắc quy định cho một người
đàn bà đẹp. Chiếc áo khoác ngoài giống
như chiếc khăn xếp nếp mềm, mang tính

thẩm mỹ cao mà thời kì trước chưa có,
được khoác ra ngoài, bên trong là chiếc
áo Dilê qua hai vai tạo thành hai tay
ngắn. Thể thức kết cấu mới là hình tam

H×nh 1.7 –Trang phôc n÷ giai ®o¹n T©n
v-¬ng quèc

giác, đó là tay áo và đằng trước áo là cái
hình chuông - hình 1.7.
-

Trang phục của người giàu: Đàn ông và phụ nữ thường mặc áo choàng xuyên qua và

thường được xếp nếp. Khá hơn một chút thì mặc quần áo rộng và có màu trắng. Những
người giàu thường đeo nhiều trang sức hoặc quần áo sang trọng để cho mọi người thấy được
sự giàu có của họ. Trang sức được làm bằng vàng và những loại đá trong suốt nhất - hình
1.8.
-

Trang phục của người lao động: đơn giản hơn rất nhiều. Thường chỉ là một miếng vải

được quấn quanh thân buộc lại ở ngang bụng - hình 1.9.

H×nh 1.8 - Trang phôc ng-êi giµu

H×nh 1.9 - Trang phôc ng-êi lao
®éng
Page 8

Các chi tiết của trang phục Ai Cập rất lộng lẫy. Trang phục của cả nam và nữ đều được
giải quyết theo cách thức đơn giản về cả màu sắc và cả chất liệu.
Trang phục của cả nam và nữ trên cơ thể để trần nổi lên những dải dây màu lục thành hình
những chiếc cổ áo tròn, trang trí rất sang trọng được đính bởi những hạt thủy tinh và những
viên đá quý.
Trên những bộ trang phục kiều diễm đó được trang điểm bằng những viên đá quý. Khi
nói đến Ai Cập là nói đến vẻ đẹp thẩm mỹ của đá. Kĩ nghệ đồ trang sức của Ai Cập đặt nền
tảng cho nghệ thuật đồ trang sức của thời đại chúng ta.
 Đồ phụ trang:

Thời kì này có
mũ của vua là biểu
tượng của quyền lực.
Chiếc mũ tráng men
gắn hình con diều
hâu hoặc con rắn và
chiếc khăn chùm từ
vải sọc màu xanh và
chỉ vàng.

H×nh 1.10 - Mò vua Ai CËp

Tóc, mũ: Họ đội
tóc giả hằng ngày [cả
đàn ông và phụ nữ].
Tóc giả được làm từ
tóc thật, tơ thực vật
hoặc

lông cừu và

chúng thường được
làm xoăn vào những
dịp đặc biệt.

H×nh 1.11 - Tãc, mò ng-êi Ai CËp cæ ®¹i

Page 9

Dép: Người dân Ai Cập
thường đi đất, chỉ Pharaon
và người trong hoàng tộc
mới đi dép. Dép thường
được làm từ cây cọ và dần
được chế từ da có mu, mũi,
không bịt gót và được thắt
dây trên mu bàn chân và
ngày càng được trang trí đẹp
và vừa vặn hơn - hình 1.12.

Trang

sức:

được

H×nh 1.12 - DÐp Ai CËp cæ ®¹i

làm

bằng vàng hoặc những loại
đá trong suốt. Chỉ người giàu
mới có điều kiện đeo trang
sức. Họ thường đeo nhẫn,
vòng cổ, khuyên tai - hình
1.13.
H×nh 1.13 - Trang søc Ai C¹p cæ ®¹i

1.2.1.2. Trang phục Hy Lạp cổ đại:
a. Điều kiện tự nhiên – xã hội:
Đất nước Hy Lạp cổ đại được bao quanh bởi biển
AEGENT.
Mỗi thành phố của Ai Cập là một chế độ với người
cai trị riêng, chính phủ riêng, quân đội riêng, thậm chí là
có chúa cổ của riêng mình.
Hình 1.14 - Bản đồ đất nước Hy Lạp
Chỉ những lần có tai họa đe dọa [như khi bị Nam Tư tấn công] thì các thành phố đó mới
hợp lại cùng nhau. Nhưng khi tai họa qua đi họ lại trở lại sự độc lập, tách biệt nhau như ban
đầu.

Page 10

Nền văn minh đầu tiên của Hy Lạp được tìm thấy trên hòn đảo của Crete. Đây là nền văn
hóa Minoan - sự tôn sùng con bò. Họ rất tôn kính con bò và thường thờ bò trong miếu của
họ - hình 1.15.

Hình 1.15 - Sự tôn sùng con bò của người Minoan

Minoan nằm ở phía nam đất liền của Hy Lạp, ở giữa lục địa, là hòn đảo của Crete.
Người đứng đầu cai trị là Minos. Thủ đô là Knossos.
Năm 1550 TCN, Knoss - thủ đô của Minoan đã bị phá hủy do một cuộc động đất lớn.
Văn minh Minoan bị phá hủy và chưa bao giờ được mọc lại lên một lần nữa. Những người
Mycenaen đã xâm chiếm Crete vào năm 1400 TCN và thiết lập văn minh của riêng mình.
Đến khoảng thế kỷ VII - I TCN, tại miền nam bán đảo Bal - Căng đã phát triển rực rỡ
nền văn hóa Hy Lạp cổ.
Bộ máy cai trị của người Hy Lạp dựa trên nền tảng chế độ dân chủ và chế độ nô lệ, rất
khác các chính thể chuyên chế phương Đông của thế giới cổ đại.
Cuộc sống và nghề nghiệp người Hy Lạp cổ phát triển ổn định nhờ khí hậu thuận lợi, ấm
áp của biển cả, đồng bằng phì nhiêu, núi phủ đầy cỏ, đất đai giầu khoáng sản.
Văn hóa Hy Lạp đặt nền móng cho văn hóa phương Tây.
Nghệ thuật Hy Lạp mang tính hiện thực. Đặc điểm cơ bản của nó là sự ý thức về giá trị
và về cái đẹp của mỗi bản thể con người, niềm tin vào khả năng sáng tạo vô bờ bến của con
người, sự đơn giản và rõ ràng trong ngôn ngữ nghệ thuật, sự miêu tả trung thực thực tế. Lối
sống của người Hy Lạp mang tính cộng đồng xã hội.
Page 11

b. Quan niệm thẩm mỹ về vẻ đẹp của con ngƣời:
Cũng như nghệ thuật Hy Lạp, quan niệm về hình
tượng một người đẹp của người Hy Lạp cổ cho đến ngày
nay hầu như vẫn là mẫu mực. Lần đầu tiên trong lịch sử
loài người, nền tảng quan điểm thẩm mỹ về cái đẹp con
người là sự hòa đồng giữa tâm hồn [tri thức, đạo đức] và
thể xác [một cơ thể rắn chắc với tỉ lệ cân đối hài hòa].
Mặc dù chế độ hạn chế quyền lợi của người phụ nữ
trong xã hội, nhưng hình tượng người phụ nữ trong nghệ
thuật phản ánh sự phát triển toàn diện về sức khỏe giá trị
bản thể. Tượng nữ thần tình yêu Aphrôđit, vẻ đẹp khuôn

mặt nữ thần thể hiện các đường nét ngay ngắn, thẳng thắn
của cái mũi, cái cằm và vầng trán cao được đóng khung
bằng những búp tóc xoăn ngắn và ngôi thẳng, mắt to và
lồi, đôi lông mày cong - hình 1.16. Về màu sắc người Hy
Lạp cổ ưa các màu sáng: mắt xanh, da mầu sáng.
Hình 1.16
Tượng nữ thần tình yêu Aphrôđit
c. Vải và màu sắc:
Người Hy Lạp cổ sử dụng chủ yếu là vải Phíp và len đàn hồi có khổ rộng tới 2 mét, có
khả năng tạo nếp rủ để may quần áo, họ không biết tới vải bông.
Sự quan tâm của người Hy Lạp không ở kết cấu quần áo mà là tính thẩm mỹ, mềm mại
của trang phục.
Các kiểu mô típ trang trí đặc trưng trên trang phục
Hy Lạp [hình 1.17]
- Dạng các hình chìa khóa của người Hy Lạp .
- Lá và quả màu ô - liu.
- Sóng Aegean.
- Dạng hình chìa khóa và ly xếp.
- Lá Corinthian.
Hình 1.17. Mô típ trang trí trên trang phục của người
Hy Lạp:

Page 12

Vào thế kỷ V - IV TCN, loại vải có hình vẽ phổ biến đã bị thay thế bởi các tấm vải trơn
mầu xanh nước biển, đỏ, đỏ thắm, lục, vàng, nâu, đặc biệt là vải trắng, trên đó có thêu các họa
tiết hoặc bằng cách nhuộm mầu. Các họa tiết hình học đặc trưng của họ gắn liền với thiên
nhiên, cây cỏ.
d. Trang phục:

Nền văn minh đầu tiên của Hy Lạp là văn minh Minoan. Trước tiên ta xét về trang phục
của nền văn minh này.
 Trang phục của Ngƣời Minoan:
Trang phục nữ: Phụ nữ Minoan mặc
váy có kiểu dáng thẳng từ hông xuống
tới gấu, gấu váy rộng. Loại váy này có
thể được thiết kế có khung đỡ tròn tạo
độ phồng và gồm nhiều tầng. Nó như
một kiểu váy ở hiện đại nhưng ngực để
trần. [Hình 1.18]

Hình 1.18 - Trang phục nữ Minoan

Trang phục nam: Đàn ông Minioan để trần phần
trên, phần dưới được quấn quanh hông bằng một
miếng vải và được buộc chặt lại ở phần thắt lưng
và có thêm một miếng trang trí bằng da ở phía
trước được gọi là Loin - hình 1.19.

H×nh 1.19 – Trang phục nam Minoan
 Trang phục thế kỉ VII - I TCN:
Đặc trưng của Hy Lạp cổ là kiểu xếp nếp tựa rèm che thể hiện sự đơn giản, tư thế chuẩn
mực cao thượng, hình dáng khỏe khoắn, tỷ lệ cơ thể hài hòa, tính năng động và thoải mái, tự
do trong chuyển động. Nhịp điệu, sự phân bố và hình thái các sóng gấp rủ quán triệt hình

Page 13

thái kiến trúc của thời đại. Đó là các cột lớn, các nếp rủ làm mềm đi, làm sống cái chất liệu
chết của vải.

Hình ảnh con người được xem như một tấm gương phản ánh sự thống nhất và hoàn thiện
của thế giới nói chung và thế giới của con người nói riêng, thể hiện qua 5 đặc thù cơ bản:
Tính quy luật, tính tổ chức, tính tỷ lệ, tính đăng đối và tính hợp lý. Điểm nổi bật của trang
phục Hy Lạp cổ đại cũng chính là 5 đặc tính này:
- Tính quy luật: được quy định bởi chiều rộng của khung dệt vải may trang phục. Vật liệu
may không cắt mà cũng không khâu, chúng được gom xếp thành những ly dọc giống như
những chiếc cột của Hy - Lạp cổ đại.
- Tính tổ chức: thể hiện sự tuân thủ một mặt vật liệu may trong trang phục, mặt khác là kiểu
trang phục của giai đoạn này. Theo quy định quần áo giai đoạn này không được cắt.
- Tính tỷ lệ: Thể hiện ở sự hài hòa trong trang phục, mọi thứ đều phải có chừng mực, không
thể phá vỡ tỷ lệ và sự hài hòa trong trang phục.
- Tính đăng đối: Thể hiện ở sự tuân thủ các đường nét và tôn vinh vẻ đẹp của con người.
- Tính hợp lý: Được thể hiện rõ nhất trong trang phục Hy Lạp. Sự sắp đặt, lựa chọn y phục
và giày dép rất hợp lý và phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Người Hy Lạp có áo mặc trong
- Chiton. Đây loại áo chính của
người Hy Lạp, là miếng vải hình
chữ nhật làm từ vải lanh, mặc
trực tiếp trên cơ thể, buộc túm
lại ở vai và thắt lại nơi eo - hình
1.20.
Một phụ kiện người Hy Lạp
thường sử dụng trong trang phục

Hình 1.20 - áo Chiton

Hình 1.21 - Fibula

có tên là Fibula. Nó là tên gọi
của một loại móc và có vai trò

như là chốt an toàn - hình 2.20.

Page 14

Loại áo Chiton được túm lại
ở hai bên vai bằng Fibula được
gọi

là Doric Chiton. Doric

Chiton là loại áo gồm nhiều lớp
xếp chồng từ phần eo trở xuống
- hình 1.22.
Hình 1.22 - Doric Chiton

Khi sử dụng cùng một lúc
nhiều Fibula để đính phần vai áo
lại thì loại áo này được gọi là
Ionic Chiton - hình 1.23.

Hình 1.23 - Ionic Chiton
Loại áo này giành cho công nhân, các chiến binh và giới trẻ, cũng kiểu áo như vậy
nhưng dài hơn thì dành cho phụ nữ, người già, các viên chức nhà nước và các nhà quý tộc hình 1.24.

H×nh 1.24 - Ionic Chiton giµnh cho chiÕn binh

Page 15

Trong trang phục họ thường sử dụng những dải đai quấn quanh vòng eo. Có thể dùng
một hay nhiều dải đai đó trên cùng một sản phẩm. Khi mà có một dây đai thì được gọi là
PEPLOS GIRDLE - hình 1.25a, còn nhiều dây đai gọi là KOLPOS GIRDLE - hình 1.25b.

H×nh 1.25a - Peplos Girdle

H×nh 1.25b - Kolpos Girdle

Màu trắng ấn định cho tầng lớp quý tộc, màu lục, ghi, thường là màu của nông dân.
Người quý tộc Hy Lạp cổ mặc ra ngoài áo khoác Khiton là chiếc áo khoác chảy Faros từ vải
phíp Ai Cập - hình 1.26a. Vào thời gian muộn hơn chiếc áo Faros được kéo dài ra hơn và
gọi áo Himation là loại áo khoác dài với rất nhiều sóng gấp - hình 1.26b.

Hình 1.26a - Faros

Hình 1.26b - Himation

Page 16

Người già và người cao tuổi khoác Himation che cổ và vai, thanh niên mặc Himation
ngắn hơn và thường chỉ vắt qua một bên vai, đàn bà khi nắng thì trùm lên đầu. Thị dân và
nô lệ thường chỉ mặc áo Chiton bên dưới bằng vải len thô hay chỉ có chiếc khố cuốn quanh.
phụ nữ nghèo cũng mặc quần áo theo giới quý tộc nhưng nhỏ gọn hơn từ loại vải rẻ tiền và
không có trang sức, nữ nô lệ mặc quần áo của dân tộc mình.
Cấu trúc áo đặc trưng của người Hy Lạp cổ là kiểu áo được túm hai điểm trên vai tạo
thành những nếp rủ đổ xuống ngực. Đây là một trong những ý tưởng cho chiếc áo cổ đổ
ngày nay.
 Phụ trang :
Mũ: Người Hy Lạp thường dùng mũ

Petasos hay mũ Pilos - loại mũ phớt tròn
vành, chỏm mũ thấp. Ngoài ra còn một
số loại mũ bảo vệ khác nữa như: Attic,
Corinthian, Inonic, Doric.
Phụ nữ ít khi đội mũ, họ thường để
đầu trần, vào lúc thời tiết xấu họ kéo lên
đầu viền trên của áo khoác để che.

Hình 1.27 - Các kiểu mũ Hy Lạp

Tóc: Từ thế kỷ V TCN phần lớn đàn
ông Hy Lạp để tóc ngắn, râu cằm và ria
miệng tròn. Phụ nữ Hy Lạp mang những
kiểu tóc rất nữ tính, thông thường họ để
tóc xoăn, cuộn lại trên đầu bằng dây ruy
băng, lưới trùm đan bằng dây vàng. Tóc
màu sáng được coi là đẹp nhất.- hình
1.28.

Hình 1.28 - Các kiểu tóc Hy Lạp

Page 17

Giày, dép:

Người

dân Hy Lạp

thường đi chân đất hoặc dùng những dải
băng quấn quanh bắp chân, bàn chân gọi
là PATTIS. Loại dép đầu tiên là sandal
có tên gọi là SOLEA - hình 1.29.
Chỉ nam nữ quý tộc mới mang sandal
theo hình bàn chân [SOLEA], làm từ da
màu sáng chói, điểm trang bằng kim loại

Hình 1.29 – PATTIS Hình 1.30 - SOLEA

vàng bạc và đính ngọc trai - hình 1.30.
Ngoài ra còn có loại ủng cao đến giữa
bắp chân được gọi là BUSKIN BOOT hình 1.31.
Sandal quân đội của người Hy Lạp rất
cường tráng với tên gọi là KREPIS – Hình 1.31-Buskin boot Hình 1.32 - Krepis
hình 1.32.
Trang sức: Hy Lạp cổ phát triển nghệ
thuật làm đồ trang sức. Giới quý tộc dùng
những đồ dùng và những đồ trang sức rất
đẹp. Thị hiếu thẩm mỹ tinh tế và trình độ

Hình 1.33 - Trang sức Hy Lạp cổ

kỹ thuật rất phát triển của thời kỳ này.
1.2.1.3. Trang phục La Mã cổ đại:
a. Điều kiện tự nhiên - xã hội:
Một chính thể quân sự và dựa trên chế độ nô lệ đã biến quốc gia La Mã thành một cường
quốc hùng mạnh trong vài thế kỷ. Nằm dưới quyền lực của quốc gia này gồm Châu Âu ngày
nay, Tiểu Á và Ai Cập.
Nền nghệ thuật La Mã có thể chia làm 2 giai đoạn liên quan đến chế độ chính trị và

chính quyền nhà nước La Mã cổ:
- Nghệ thuật giai đoạn Cộng hòa La Mã [Thế kỷ IV - I TCN].
- Nghệ thuật giai đoạn Đế quốc La Mã [Thế kỷ I - V SCN].

Page 18

La Mã đã chinh phục Hy Lạp vào thế kỷ II TCN và từ giai đoạn này nền văn hóa và
nghệ thuật La Mã chịu ảnh hưởng của nền văn hóa và nghệ thuật Hy Lạp.
b. Quan niệm thẩm mỹ về vẻ đẹp của con ngƣời:
Khác với người Hy Lạp, người La Mã chú trọng vào tính nghiêm khắc, cứng rắn, dũng
cảm chiến đấu, sự thích nghi với mọi điều kiện, sự nghiêm túc và đơn giản.
Vào thời Đế quốc La Mã quan niệm về vẻ đẹp hình thể người phụ nữ đã thay đổi, dáng
hình nảy nở, cân đối được thay thế bằng hình dáng dẹt.
Trong tư tưởng của người La Mã thể hiện sự vĩ đại, trì trệ và một sự tĩnh tại nào đó. ở
đây người đàn ông được hưởng nhiều quyền lực và sự kính trọng hơn nhiều so với phụ nữ.
c. Vải và màu sắc:
Màu sắc lý tưởng thời kỳ này là màu sáng.
Trang phục La Mã cũng chịu ảnh hưởng của truyền thống Hy Lạp, thể hiện ở các nhịp
điệu trong y phục. Họ mặc cùng một lúc 2 - 3 lớp quần áo từ cùng một loại vải cùng một
màu. Tuy nhiên vào giai đoạn đế quốc La Mã trang phục cũng khác nhiều với Hy Lạp. La
Mã cũng dùng vải dệt thủ công từ len cừu và vải phíp.
Trong giai đoạn Đế quốc La Mã, những loại vải lụa tơ tằm mỏng, nhẹ trong suốt quý giá
và đẹp đẽ được đưa đến từ các nước phương đông. Ngoài ra còn loại vải dạ, dày và nặng
cũng mỗi năm một thêm thịnh hành.
d. Trang phục:
Đặc điểm của trang phục La Mã cổ là giữ lại được những nguyên tắc trong y phục Hy
Lạp [5 quy tắc], đồng thời tạo nên dáng vẻ nhẹ nhàng yểu điệu, kiều diễm trong y phục nữ
và sự sang trọng trong y phục nam.
Cả đàn ông và đàn bà mặc áo Tunica intima

biến thể từ chiếc Chiton của Hy Lạp. Khác với áo
cuốn rủ quanh người, áo Tunica là loại áo mặc
chui đầu qua lỗ, thân và tay áo rộng hẹp khác
nhau, thân hẹp thì tay cũng hẹp và ngược lại.
Hình 1.34 - Tunica intama
Áo Tunica có chức năng như chiếc sơ mi dài mặc nhà hay mặc lót bên trong với màu sắc
thể hiện tâm trạng và tính cách của chủ nhân. Tầng lớp càng cao, càng giầu thì áo của họ
trang trí càng nhiều và trang trí còn biểu thị nghề nghiệp, vị thế xã hội của chủ nhân. Áo
Tunica của các ngài thượng nghị sĩ thì có thêm những sọc rộng màu đỏ thẫm trên ngực và
Page 19

lưng. áo của các kỵ sĩ khác nhau về số lượng và độ rộng của sọc, sọc trang trí trên áo kỵ sĩ
hẹp hơn.
 Trang phục nam:
Đàn ông khoác ra ngoài áo Tunica là áo Toga nặng nề tiếp tục cải biến từ áo Himation
của Hy Lạp đưa lại một ấn tượng thật trang trọng - hình 1.35.
Khác với Himation của Hy Lạp thoải mái tự do vắt qua vai tạo các nếp sóng mềm mại
khi chuyển động, Toga của người La Mã cho một hình tượng khác hẳn do hình dáng phức
tạp, kích cỡ lớn với các nếp rủ phức tạp [theo một quy luật nhất định] hình vòng cung từ
sườn xuống gối rồi qua vai. Toga trở thành chiếc áo truyền thống của người La Mã. Nó
không những mang công năng sử dụng mà còn mang tính biểu tượng sâu sắc, biểu thị cho
sự thành đạt của con người cũng như sự phụ thuộc của chủ nhân vào đế chế La Mã. Kẻ nô
lệ, người ngoại lai, kẻ bị trục xuất không được quyền mặc Toga. Toga được may từ mảnh
vải hình elip hay hình bán nguyệt có diện tích khoảng gần 10m 2 .

Hình 1.35 - áo Toga La Mã
Giai đoạn sau, thay thế những chiếc Toga nặng nề bằng những chiếc áo khoác nhẹ
nhàng từ loại vải quý dệt đan xen chỉ vàng bạc. Áo khoác Pallium dành cho hoàng đế và
giới quý tộc, mặc choàng qua lưng và gài bên vai phải. Toga và tunica tồn tại mãi tới tận

thời gian phục hưng.

Page 20

 Trang phục nữ:
Nếp gấp rủ vẫn là điểm chủ
đạo cho đến thế kỷ thứ III - IV,
lụa mỏng mềm của Hy Lạp và
của Atxyri chưa bị thay thế bởi
những tấm vải phương Đông.
Cấu trúc Tunica nữ không khác
gì của nam giới, may từ vải len
và có tay dài rộng khác nhau -

Hình 1.36 - Trang phục nữ La Mã

hình 1.36.

Phụ nữ danh giá khoác
thêm Stola ra ngoài chiếc
Tunica. Stola giống như áo
Chiton của Hy Lạp may từ vải
Phíp - hình 1.37.

Hình 1.37 - áo Stola
Người tự do được

phép

mặc chiếc áo Palla là áo khoác
giống như áo Toga của đàn
ông. Trong những

nghi lễ

trọng thể phụ nữ kéo áo Palla
che đầu hoặc kẹp gài lại nơi

Hình 1.38 - áo Palla

thắt lưng - hình 1.38.
Phụ nữ Hy Lạp mặc áo trong vải mỏng áo ngoài vải dày, thì phụ nữ La Mã mặc áo trong
vải dày áo ngoài vải mỏng trong suốt, nếu áo trong có tay thì áo ngoài không có tay và
ngược lại.
Page 21

 Phụ trang:

Tóc: Kiểu tóc của phụ nữ giai đoạn
này cũng rất phức tạp, cầu kỳ. Kiểu tóc
điển hình của phụ nữ là tóc quăn thành
từng búp nhỏ trước trán. Sau này dưới
sự ảnh hưởng của Cơ đốc giáo kiểu tóc
mới trở lại sự đơn giản và tự nhiên.
Đàn ông thì thì để tóc ngắn và
thẳng đơn giản, cạo ria và dâu cằm Hình 1.39 - Kiểu tóc nam và nữ La Mã

hình 1.39.

- Giày, dép: Nếu như ở Hy Lạp cả người giầu và người nghèo đều chấp nhận đi chân đất
thì ở La Mã qua giầy dép người ta biết được vị thế xã hội của chủ nhân. Sandal bịt gót, giày
lửng buộc dây nơi mắt cá, giày cao cổ là dấu hiệu phân chia địa vị trong xã hội. Điển hình là
giày cao cổ cuốn dây của các chiến binh La Mã.

Pedila, Carbatina & Krepis

Solea

Caliga

Campagus

Crepidav & Calceus

Cothurnus & Pero

Giày nữ

Hình 1.40 – Các kiểu giày, dép nam và nữ La Mã
Page 22

- Trang sức: Hầu như cả nam nữ đều mang dây chuyền, thắt lưng, vòng tay, nhẫn.

Hình 1.41 - Trang sức La Mã
1.2.1.4. Trang phục Ả Rập phƣơng Đông:
a. Điều kiện tự nhiên – xã hội:
Ả Rập là một bán đảo lớn nhất thế giới, nằm ở bán đảo Tây Á với diện tích lớn hơn cả

Châu Âu. Tuy vậy, trên cả bán đảo chỉ có vùng Yemen ở phía Tây Nam có nguồn nước
phong phú, đất đai có thể trồng trọt được. Là con đường buôn bán giữa Tây Á và Bắc Phi
nên Yemen có điều kiện phát triển về thương nghiệp. Vì vậy vào thế kỉ X - VI TCN, ở đây
thành lập nhiều nhà nước cổ đại.
Ngoài Yêmen, vùng Hegiadơ [Hejaz] nằm dọc bên bờ biển Đỏ ở phía Tây bán đảo cũng
tương đối phát triển. Vùng này vốn từ xưa là cái cầu nối giữa Địa Trung Hải và Phương
Đông.
Nhà nước Ai Cập mãi đến thế kỷ thứ VII mới thành lập lấy tên là Mekk. Nằm dưới
quyền lực của Ả Rập bao gồm: Ai Cập, Siri, Palestin, Su - đăng, Ma - rốc, Tây Ban Nha,
Thổ Nhĩ Kì. Quá trình nhà nước Ả Rập gắn liền với quá trình thành lập đạo hồi do Môhamet
[Muhamet] truyền bá. Môhamet xuất thân từ bộ lạc có quyền thế ở Mecca, phương thức hồi
giáo tồn tại như vậy đến khoảng thế kỉ IX - X.
Ở giai đoạn này nền văn hóa của vương quốc phát triển rực rỡ thâu tóm được ưu việt của
các quốc gia thành phần.
Trong các loại hình nghệ thuật phải kể đến các loại hình phát triển nhất đó là kiến trúc và
các ngành thủ công vũ nghệ như: nghề gốm, chạm khắc gỗ, dệt và sản xuất vải vóc.
b. Quan niệm thẩm mỹ về vẻ đẹp của con ngƣời:

Page 23

Vào thời cổ xưa hình ảnh con người được miêu tả trên các tranh chạm nổi ở Ai Cập Atxiry.
Do ảnh hưởng của giáo lý đạo Hồi, hình ảnh con người cấm đưa vào các tranh và các tác
phẩm nghệ thuật. Câu chuyện “Nghìn lẻ một đêm” nó đã trở thành từ điển thẩm mỹ hiện đại
của người Ả Rập. Thể hiện người phụ nữ với dáng vẻ yểu điệu, duyên dáng khuôn mặt trắng
trẻo, mịn màng [như trăng đêm 14], được tô điểm nốt ruồi trên má, đôi mắt đen lung linh,
dưới đôi lông mày đen mịn dài.
c. Vải và màu sắc:
Thời cổ đại, thảm thực vật của vùng bán đảo Ả Rập thật nghèo nàn vì vậy họ may quần
áo chủ yếu từ chất liệu nguồn gốc động vật như: Da, lông, len chế từ lông con cừu và lạc đà.

Chỉ vùng ven biển miền Nam mới có thể trồng bông, người dân mới dệt vải từ bông thực
vật.
Thời trung cổ, công nghệ sản xuất vải rất phát triển. Các loại lụa cao cấp, len, phíp, vải
bông được sử dụng rộng rãi. Sự độc đáo và đặc sắc của thủ công Ả Rập đã trở nên nổi tiếng
nhờ giữ vững nghệ thuật cổ xưa của mình.
Vào thời kỳ đầu, trên vải thường thể hiện họa tiết hình tượng chim muông, động vật. Sau
đó ảnh hưởng của tôn giáo các họa tiết trang trí thay đổi dần, xuất hiện các họa tiết hình học,
hoa lá tinh tế ở các sọc hẹp trang trí cùng với kiểu chữ Ả Rập. Loại vải trơn cũng phong phú
màu sắc như: Đỏ, ánh vàng, xanh da trời, xanh lá cây, xanh lam, đen, trắng.
d. Trang phục:
 Trang phục nam: Thời cổ đại áo lót của người Ả Rập du mục là chiếc áo rộng, dài
đến bụng chân hoặc đến mắt cá, có hoặc không có tay, đó là chiếc áo khâu từ hai mảnh theo
đường vai để mở hai bên sườn, thắt lưng bằng dây gai, dây thừng hay dây vải. áo khoác
ngoài Abbas của họ làm từ len cừu thô, len lạc đà thô, thường có sọc màu đen - vàng hay
vàng - xanh da trời.
Theo cấu trúc của áo Abbas là một cái túi rộng rỗng đáy, mở phía trước, có lỗ để chui
tay. Đàn ông và đàn bà ả rập từ xa xưa đều mang khăn trùm - một mảnh vải hình chữ nhật
mầu trắng hay mầu xanh có dây băng cuốn quanh và giữ lại trên trán, rủ dài che phủ lưng và
vai, khi cần thiết kéo khăn che phủ toàn thân.
Có điểm chung duy nhất cho mọi người dân Ả Rập ở Châu Á và ở Ai Cập là chiếc quần.
Họ mặc chiếc quần với áo có tay dài rộng mầu trắng từ vải phíp, lụa hay vải bông. Người Ả
Rập có chiếc áo dài cổ kín “Kaftan” rất nổi tiếng. Áo Kaftan có tay dài rộng, trang trí hoa

Page 24

văn, thắt lưng bằng dải khăn nhiều mầu. Áo khoác ngoài xòe rộng dưới đáy, vạt khép, thắt
eo bằng dải vải.
 Trang phục nữ: Gồm áo sơ mi lót dài rộng, khăn đội kiểu vành tròn, áo khoác
ngoài, thắt lưng tròn, trang điểm thật phong phú.

Y phục nữ Ả Rập đẹp như một bức họa. Những nếp lụa hay vải bông thật mỏng với các
màu trắng, vàng, xanh... Áo sơ mi trong dài đến gối, bên ngoài mặc Kaftan kín cổ, xòe rộng,
bó sát eo và ngực, mở bên sườn, eo thắt khăn. Áo khoác ngoài của nữ cũng giống như của
nam. Khăn choàng của nữ rất đẹp đủ các mầu: hồng, đen trang trí bằng các hình thêu chỉ
vàng lóng lánh chói chang. Tóc tết thành nhiều bím buộc dây lụa.
Thời nay, trang phục dân tộc Ả Rập phương Đông còn giữ lại rất nhiều sắc thái trang
phục lịch sử.
 Phụ trang: Đàn ông Ả Rập thường đội mũ hình nón cụt từ vành khăn xếp và mang
một lúc từ 2 - 3 đôi giầy da dê thuộc các mầu đỏ, vàng v.v... với phần mũi giầy nhọn và
cong lên. Họ đeo các loại trang sức như: khuyên mũi, khuyên tai, vòng tay và vòng chân.
Người giàu mang đồ trang sức có khảm cẩn, vũ khí nhỏ như dao có khảm khắc.
Khăn choàng của nữ rất đẹp đủ các màu: Hồng, đen trang trí bằng các hình thêu chỉ vàng
lóng lánh chói chang. Tóc tết thành nhiều bím buộc dây lụa.

Hình 1.42 - Một số bộ trang phục Ả Rập phương Đông tiêu biểu

Page 25

Chủ Đề