Mục tiêu 90 90 90 vào năm 2023

Speeches Shim

Với hỗ trợ từ USAID, Việt Nam đã triển khai cung cấp dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm HIV [PrEP] trên toàn quốc.

USAID/PATH Healthy Markets

Trong mấy thập kỷ vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã đạt những bước tiến đáng kể trong việc cải thiện sức khỏe của người dân. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc cần giải quyết liên quan đến các lĩnh vực HIV, lao và an ninh y tế toàn cầu. Hệ thống y tế công cộng rời rạc và phân cấp có thể sẽ rơi vào tình trạng quan liêu và kém hiệu quả. Chương trình quốc gia về phòng chống HIV thường không ưu tiên các nhóm nguy cơ cao như nam quan hệ tình dục đồng giới hoặc người chuyển giới. USAID hợp tác với Chính phủ Việt Nam nhằm xây dựng các hệ thống y tế toàn diện và bao trùm, giải quyết các mối đe dọa bệnh truyền nhiễm đã xuất hiện từ lâu và mới nổi; lập kế hoạch, cung cấp tài chính và thực hiện những giải pháp khắc phục các khó khăn về y tế công cộng nhằm đảm bảo sức khỏe tốt hơn cho người dân Việt Nam và thúc đẩy một thế giới an toàn và bảo đảm thông qua ngăn chặn từ gốc những mối đe dọa.

Trong khuôn khổ Chương trình Cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về Phòng chống HIV/AIDS [PEPFAR], USAID phối hợp với Chính phủ Việt Nam và một khu vực xã hội dân sự năng động để mở rộng và cải thiện các dịch vụ dự phòng và điều trị HIV. USAID hợp tác với Chương trình Chống lao Quốc gia của Việt Nam nhằm cải thiện phát hiện các ca nhiễm lao và tăng cường hệ thống chẩn đoán và điều trị lao quốc gia. Đối với công tác phòng chống HIV và lao, USAID hỗ trợ xây dựng các hệ thống y tế nền tảng nhằm tăng cường sự làm chủ và chỉ đạo của Việt Nam trong các chương trình dự phòng và điều trị hai căn bệnh này. Chính phủ Việt Nam đã tăng đáng kể nguồn lực trong nước cho chương trình phòng, chống HIV trong những năm qua, cụ thể là hỗ trợ chi trả phí điều trị HIV thông qua Bảo hiểm y tế và sẽ đấu thầu mua thuốc HIV cho tỷ lệ bệnh nhân đang ngày tăng lên - lên đến 70% kể từ cuối năm 2021. Các hoạt động trong chương trình An ninh Y tế Toàn cầu của USAID có mục đích tăng tính hiệu quả của Việt Nam trong công tác dự phòng, phát hiện và ứng phó trước các mối đe dọa sức khỏe toàn cầu ưu tiên do các bệnh truyền nhiễm gây ra. Các đối tác của USAID áp dụng cách tiếp cận “Một Sức khỏe” trong việc giải quyết sự xuất hiện của các mầm bệnh tiềm ẩn và sự lây lan qua các điểm tiếp xúc giữa động vật, con người và hệ sinh thái.

PHÒNG CHỐNG COVID-19

Đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn năm triệu người trên khắp thế giới và tiếp tục gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế toàn cầu, làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng nhân đạo và đảo ngược những năm thành tựu về sức khỏe và phát triển toàn cầu. Năm 2020, USAID đã cung cấp hơn 12 triệu đô la hỗ trợ quản lý ứng phó và giảm nhẹ COVID-19 cho Việt Nam. Khoản tài trợ này bao gồm 4,7 triệu đô la để trang bị hệ thống phòng thí nghiệm, hỗ trợ các chuyên gia kỹ thuật trong công tác chuẩn bị và ứng phó, ngăn ngừa nhiễm khuẩn tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe, tăng cường sự tham gia của cộng đồng và cung cấp dịch vụ sàng lọc sức khỏe cộng đồng tại các điểm nhập cảnh. Khoản tài trợ cũng bao gồm cả việc trao tặng 100 máy thở do Mỹ sản xuất. USAID cũng đã tài trợ 5 triệu đô la để giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế Việt Nam, hỗ trợ gần 2.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua những lỗ hổng trong chuỗi cung ứng và các thách thức khác do COVID gây ra.

Năm 2021, USAID đã công bố hỗ trợ 8 triệu đô la cho Việt Nam thông qua Đạo luật Kế hoạch Giải cứu của Mỹ [ARPA] nhằm thúc đẩy tiếp cận công bằng với vắc xin phòng COVID-19 và cung cấp vắc xin an toàn và hiệu quả, đồng thời củng cố hệ thống y tế của Việt Nam để ứng phó với COVID-19. Cụ thể, USAID đang hỗ trợ Chính phủ Việt Nam triển khai tiêm vắc-xin COVID-19 tại 5-7 tỉnh khó khăn với các nhóm dân cư dễ bị tổn thương như các dân tộc thiểu số sống ở miền núi. Ngoài ra, USAID sẽ hỗ trợ củng cố các hệ thống ứng phó COVID-19 quốc gia thông qua các hoạt động: tăng cường công tác phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện; đào tạo về chăm sóc tích cực tại các bệnh viện COVID-19 và lắp đặt hệ thống oxy phù hợp tại các cơ sở y tế. USAID cũng đang mua sắm các vật tư cấp cứu như máy theo dõi bệnh nhân và thiết bị bảo hộ cá nhân để hỗ trợ ứng phó với các đợt bùng phát COVID-19.

CÁC DỰ ÁN VỀ HIV

  • Dự án Hoàn thành Mục tiêu và Duy trì Kiểm soát Dịch HIV/AIDS [EpiC]: tăng cường và cung cấp các cải tiến sáng tạo trong các dịch vụ HIV và hỗ trợ chuyển giao chương trình phòng chống HIV/AIDS sang cho Việt Nam làm chủ thông qua hỗ trợ kỹ thuật có mục tiêu ở 6 tỉnh nhằm hoàn thành mục tiêu “90-90-90” đầy tham vọng của Việt Nam. [2020-2024; kinh phí ước tính: 16 triệu đô la]
  • Hỗ trợ địa phương nhằm phát triển và tăng tính xuất sắc, chống chịu và bền vững tại Việt Nam [LADDERS] xác định nhóm người nhiễm HIV nguy cơ cao và khó tiếp cận, kết nối họ với các dịch vụ xét nghiệm và điều trị HIV và hướng đến tăng cường bền vững tính sẵn có và khả năng tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ y tế chất lượng cao trong cộng đồng. [2021-2026; 15 triệu đô la]
  • USAID hỗ trợ hướng đến Xuất sắc kỹ thuật và Bền vững khu vực tư nhân tại Việt Nam [STEPS] có mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng thị trường cho hàng hóa và dịch vụ liên quan đến HIV của khu vực tư nhân bằng cách tăng cường bền vững tính sẵn có và khả năng tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ y tế chất lượng cao thông qua các cách tiếp cận khu vực tư nhân và quan hệ đối tác với các tổ chức thương mại và vì lợi nhuận.  [2021-2026;15 triệu đô la]
  • Phát triển hệ thống y tế bền vững [LHSS]: phối hợp với Chính phủ Việt Nam để gia tăng nguồn tài chính trong nước cho lĩnh vực y tế và tăng cường tính bền vững của các cơ chế tài chính trong nước để Việt Nam có thể tự chủ hơn về tài chính, quản trị và kỹ thuật đối với chương trình phòng chống HIV và lao của quốc gia. [2020-2024; 12,3 triệu đô la]
  • Số hóa thông tin y tế: củng cố nền tảng hệ thống thông tin y tế [HIS] nhằm thúc đẩy tính hiệu quả và tăng cường việc sử dụng dữ liệu cho việc ra quyết định tại các tỉnh được chương trình PEPFAR hỗ trợ. [2020-2022; 3 triệu đô la]

CÁC DỰ ÁN VỀ LAO

  • Giám sát và Phát hiện bệnh truyền nhiễm [IDDS]: cung cấp hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cho Chương trình Chống Lao Quốc gia của Việt Nam để chẩn đoán lao và lao kháng đa thuốc kịp thời và chính xác. [2018-2023; 6,9 triệu đô la]
  • Thỏa thuận khung về phòng, chống lao [TIFA]: Dự án sẽ cung cấp nguồn lực bổ sung nhằm hỗ trợ Chương trình Chống Lao Quốc gia của Việt Nam cải thiện năng lực tập huấn và giám sát giúp đảm bảo cung cấp dịch vụ chẩn đoán và điều trị bệnh lao chất lượng và vận động Chính phủ Việt Nam cam kết chính trị và tài chính để đạt được mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030 tại Việt Nam. [2019-2024; 2,2 triệu đô la]
  • Phát triển nguồn lực phân tích và kỹ thuật bền vững [STAR]: hỗ trợ cung cấp các chuyên gia kỹ thuật biệt phái nhằm nâng cao năng lực của Chương trình Chống Lao Quốc gia trong việc quản lý hệ thống giám sát và quản lý chuỗi cung ứng. [2018-2023; 1,1 triệu đô la]
  • Xóa bỏ bệnh Lao: tăng cường chẩn đoán và tiếp cận dịch vụ chăm sóc bệnh lao; nâng cao năng lực của các tổ chức địa phương và các cơ sở cung cấp dịch vụ tư nhân để có thể tham gia vào công tác phòng chống lao, đẩy nhanh việc giảm tỷ lệ mắc mới bệnh lao tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. [2020-2023; 2 triệu đô la]
  • USAID hỗ trợ xóa bỏ bệnh lao: nâng cao năng lực ở tất cả các tuyến trong Chương trình Chống Lao Quốc gia [CTCLQG] nhằm cải thiện hoạt động lập kế hoạch và triển khai các can thiệp quan trọng để đạt được mục tiêu chấm dứt bệnh lao. Dự án cũng hỗ trợ cung cấp thông tin và hướng dẫn kỹ thuật cho CTCLQG về các sáng kiến mới trên toàn cầu và các thực hành chuẩn về chẩn đoán và điều trị lao, lao kháng đa thuốc và lao tiềm ẩn. [2020-2025; 15 triệu đô la]

CÁC DỰ ÁN VỀ AN NINH Y TẾ TOÀN CẦU

  • Giảm thiểu rủi ro và Quản lý các mối đe dọa sức khỏe con người song hành với quản lý nguồn lây từ động vật: thông qua đối tác thực hiện của USAID là tổ chức FAO, dự án hỗ trợ an ninh sinh học tại các trang trại chăn nuôi gia súc và động vật hoang dã, giám sát và báo cáo về các mối đe dọa sức khỏe động vật và tập trung vào chấm dứt buôn bán và tiêu thụ các loài chim hoang dã và động vật có vú hoang dã. [2020-2024; 10 triệu đô la]
  • Đội ngũ y tế- Một Sức khỏe thế hệ mới [OHW-NG]: cung cấp đào tạo cho thế hệ các nhân viên y tế mới về những quy tắc và thực hành Một Sức khỏe. [2020-2024; 2,4 triệu đô la]
  • Nỗ lực hướng tới An ninh Y tế Công cộng toàn cầu [WHO]: tăng cường năng lực của Việt Nam về phòng ngừa, phát hiện, đánh giá và ứng phó trước các tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng. Dự án chủ yếu tập trung vào hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến COVID-19 cho Bộ Y tế trong bối cảnh đại dịch đang diễn ra và sẽ tiếp tục hỗ trợ rộng rãi cho hầu hết các lĩnh vực về y tế công cộng tại Việt Nam. [2020; 700.000 đô la]
  • Giám sát và Phát hiện các Bệnh truyền nhiễm [IDDS] – An ninh Y tế Toàn cầu: nâng cao năng lực ở cấp tỉnh và cấp huyện về giám sát, thu thập và vận chuyển mẫu bệnh, về giám sát dựa trên sự kiện xảy ra và báo cáo trên cả hai lĩnh vực sức khỏe con người và động vật. [2020-2024; 1,7 triệu đô la]
  • Chiến lược ngăn chặn sự lây lan [STOP Spillover] tăng cường sự hiểu biết và giảm nguy cơ lây lan và phát tán vi-rút thông qua hoạt động theo dõi và xác định đặc tính của nguy cơ lây lan từ động vật sang người và bằng cách xây dựng và thực hiện những can thiệp nhằm giảm nguy cơ lây lan các bệnh có nguồn gốc động vật và giảm thiểu lây truyền trong cộng đồng người. [dự án mới]
  • Các chiến lược chuyển đổi để giảm thiểu nguy cơ sản phẩm nuôi trồng [TRANSFORM]: nhằm hỗ trợ cho các nỗ lực của USAID về giảm các tác động kinh tế và y tế công cộng có liên quan đến các dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi có nguồn gốc từ động vật lây truyền sang con người và tình trạng kháng kháng sinh có nguồn gốc từ ngành chăn nuôi. [dự án mới]

Last updated: September 30, 2022

Share This Page

Chủ Đề