Mỗi chu kỳ có bao nhiêu nguyên tố

Câu hỏi : Bảng tuần hoàn gồm mấy chu kì? Số nguyên tố trong mỗi chu kì

Trả lời :

Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì .

Chu kì 1: gồm 2 nguyên tố, Chu kì 2: gồm 8 nguyên tố,

Chu kì 3: gồm 8 nguyên tố , Chu kì 4: gồm 18 nguyên tố, Chu kì 5: gồm 18 nguyên tố,

Chu kì 6: gồm 32 nguyên tố, Chu kì 7: là một chu kì chưa hoàn thành .

Nội dung câu hỏi này nằm trong phần kiến thức về Bảng tuần hoàn hóa học, hãy cũng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn nhé!

I. Chu kì là gì?

- Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

II Số nguyên tố trong mỗi chu kì

Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì được đánh số từ1đến7. Số thứ tự của chu kì trùng với số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó :

Chu kì1: Gồm 2 nguyên tố làH[Z=1] vàHe[Z=2]. Nguyên tử của chúng có một lớp electron[n=1]và các electron được phân bố vào phân lớp s như sau :H[1s1] vàHe[1s2]

Chu kì 2 : Gồm 8 nguyên tố, từ Li[Z=3] đến Ne[Z=10]. Nguyên tử của chúng có 2 lớp electron [n=2] và các electron được phân bố vào các lớp như sau : Li[1s22s1] cho đến Ne[1s22s22p6]

Chu kì 3 : Gồm 8 nguyên tố, từ Na[Z=11] đến Ar[Z=18]. Nguyên tử của chúng có 3 lớp electron [n=3] và các electron được phân bố vào các lớp như sau : Na[1s22s22p63s1] cho đến Ar[1s22s22p63s23p6]

Chu kì4 : Gồm 18 nguyên tố từ K[Z=19 đến Kr[Z=36]. Nguyên tử của chúng có 4 lớp electron [n=4]. Việc phân bố electron ở chu kì này có đặc điểm là chưa phân bố vào phân lớp 3d mà phân bố vào lớp 4s cho đủ 2 electron ở nguyên tử kim loại kiềm K[Z=19]:1s22s22p63s23p64s1 và kim loại kiềm thổ Ca[Z=20]:1s22s22p63s23p64s2, sau đó mới phân bố electron tiếp tục vào phân lớp 3d từ 1 đến 10 electron cho các nguyên tử của 10 nguyên tố kim loại chuyển tiếp [từ Sc[Z=21] đến Zn[Z=30]]. Tiếp theo là sự phân bố electron vào phân lớp 4p của các nguyên tử 6 nguyên tố từ Ga[Z=31] cho đến Kr[Z=36].

Chu kì 5 : Gồm 18 nguyên tố, từ Rb[Z=37] đến Xe[Z=54], sự phân bố electron cũng diễn ra tương tự chu kì 4

Chu kì 6 : Gồm 32 nguyên tố, từ Cs[Z=55] đến Rn[Z=86], sự phân bố electron diển ra phức tạp hơn.

Chu kì 7 : Bắt đầu từ nguyên tố Fr đến nguyên tố có số thứ tự 110[Z=110]. Đây là một chu kì chưa hoàn thành.

II.Tính chất chu kỳ

Trong bảng tuần hoàn hóa học, các nguyên tố cùng một một chu kỳ sẽ có số lớp electron bằng nhau và bằng số thứ tự chu kỳ.

Một chu kỳ sẽ bắt đầu từ một kim loại kiềm và kết thúc bằng một nguyên tố khí hiếm.

Hai hàng cuối của bảng tuần hoàn hóa học là hai họ nguyên tố có cấu hình e đặc biệt là : họ Latan gồm 14 nguyên tố thuộc chu kỳ 6 và họ Actini gồm 14nguyên tố thuộc chu kỳ 7.

⇒ Nhận xét:

- Các nguyên tố trong cùng chu kì có số lớp electron bằng nhau và bằng số thứ tự của chu kì.

- Mở đầu chu kì là kim loại kiềm, gần cuối chu kì là halogen [trừ chu kì 1]; cuối chu kì là khí hiếm.

- 2 hàng cuối bảng là 2 họ nguyên tố có cấu hình electron đặc biệt: Lantan và Actini.

+ Họ Lantan: gồm 14 nguyên tố đứng sau La[Z=57] thuộc chu kì 6.

+ Họ Actini: gồm 14 nguyên tố sau Ac[Z=89] thuộc chu kì 7.

III. Các nhóm trong bảng tuần hoàn

Nhóm mớiIUPAC

Tên gọi

Nhóm chính/phụ

Nhóm cũ

1

Nhóm nguyên tố 1[nhóm kim loại kiềm]

chính

IA

2

Nhóm nguyên tố 2[nhóm kim loại kiềm thổ]

chính

IIA

3

Nhóm nguyên tố 3[nhóm scandi]

phụ

IIIB

4

Nhóm nguyên tố 4[nhóm titan]

phụ

IVB

5

Nhóm nguyên tố 5[nhóm vanadi]

phụ

VB

6

Nhóm nguyên tố 6[nhóm crôm]

phụ

VIB

7

Nhóm nguyên tố 7[nhóm mangan]

phụ

VIIB

8

Nhóm nguyên tố 8[nhóm sắt]

phụ

VIIIB

9

Nhóm nguyên tố 9[nhóm coban]

phụ

VIIIB

10

Nhóm nguyên tố 10[nhóm niken]

phụ

VIIIB

11

Nhóm nguyên tố 11[nhóm đồng]

phụ

IB

12

Nhóm nguyên tố 12[nhóm kẽm]

phụ

IIB

13

Nhóm nguyên tố 13[nhóm bo]

chính

IIIA

14

Nhóm nguyên tố 14[nhóm cacbon silic]

chính

IVA

15

Nhóm nguyên tố 15[nhóm nitơ phosphor]

chính

VA

16

Nhóm nguyên tố 16[nhóm oxy]

chính

VIA

17

Nhóm nguyên tố 17[nhóm halogen]

chính

VIIA

18

Nhóm nguyên tố 18[nhóm khí hiếm]

chính

VIIIA

Ngoài ra còn có cácnhóm Actinivànhóm Lanthangồm các kim loại có tính chất hóa học giống nhau. Các nguyên tố chưa được tìm thấy có số thứ tự từ 121 đến 138 được xếp vào nhóm siêu Actini, chúng là những kim loại không bền và cótính phóng xạ.

I. NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN

- Nguyên tắc 1: Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

- Nguyên tắc 2: Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.

- Nguyên tắc 3: Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được sắp xếp thành một cột.

+ Electron hóa trị là những electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học [electron lớp ngoài cùng hoặc phân lớp kế ngoài cùng chưa bão hòa].

II. CẤU TẠO CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

1. Ô nguyên tố

- Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô của bảng gọi là ô nguyên tố.

- Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.


2. Chu kì

a] Định nghĩa

- Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

b] Giới thiệu các chu kì

- Chu kì 1: gồm 2 nguyên tố $H\,[Z=1]$ đến $He\,[Z=2]$.

- Chu kì 2: gồm 8 nguyên tố $Li\,[Z=3]$ đến $Ne\,[Z=10]$.

- Chu kì 3: gồm 8 nguyên tố $Na\,[Z=11]$ đến $Ar\,[Z=18]$.

- Chu kì 4: gồm 18 nguyên tố $K\,[Z=19]$ đến $Kr\,[Z=36]$.

- Chu kì 5: gồm 18 nguyên tố $Rb\,[Z=37]$ đến $Xe\,[Z=54]$.

- Chu kì 6: gồm 32 nguyên tố $Cs\,[Z=55]$ đến $Rn\,[Z=86]$.

- Chu kì 7: Bắt đầu từ nguyên tố $Fr\,[Z=87]$ đến nguyên tố có $Z=110$, đây là một chu kì chưa hoàn thành.

c] Phân loại chu kì

- Chu kì $1,\, 2,\, 3$ là các chu kì nhỏ.

- Chu kì $4,\, 5,\, 6,\, 7$ là các chu kì lớn.

$ \Rightarrow$ Nhận xét:

- Các nguyên tố trong cùng chu kì có số lớp electron bằng nhau và bằng số thứ tự của chu kì.

- Mở đầu chu kì là kim loại kiềm, gần cuối chu kì là halogen [trừ chu kì 1]; cuối chu kì là khí hiếm.

- 2 hàng cuối bảng là 2 họ nguyên tố có cấu hình electron đặc biệt: Lantan và Actini.

+ Họ Lantan: gồm 14 nguyên tố đứng sau $La\,[Z=57]$ thuộc chu kì 6.

+ Họ Actini: gồm 14 nguyên tố sau $Ac\,[Z=89]$ thuộc chu kì 7.

3. Nhóm nguyên tố

a] Định nghĩa

- Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được sắp xếp thành một cột.

b] Phân loại

- Bảng tuần hoàn chia thành 8 nhóm A [đánh số từ IA đến VIIIA] và 8 nhóm B [đánh số từ IB đến VIIIB]. Mỗi nhóm là một cột, riêng nhóm VIIIB gồm 3 cột.

- Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm [trừ hai cột cuối của nhóm VIIIB].

* Nhóm A:

- Nhóm A gồm 8 nhóm từ IA đến VIIIA.

- Các nguyên tố nhóm A gồm nguyên tố $s$ và nguyên tố $p$:

+ Nguyên tố $s$: Nhóm IA [nhóm kim loại kiềm, trừ $H$] và nhóm IIA [kim loại kiềm thổ].

+ Nguyên tố $p$: Nhóm IIIA đến VIIIA [trừ $He$].

- STT nhóm = Số $e$ lớp ngoài cùng = Số $e$ hóa trị

+ Cấu hình electron hóa trị tổng quát của nhóm A:

$ \longrightarrow n{s^a}\,\,n{p^b}$

$ \longrightarrow ĐK: 1 \le a \le 2 ;\,\, 0 \le b \le 6$

+ Số thứ tự của nhóm $A = a + b$

$ \longrightarrow$ Nếu $a+b \le 3$ $\Rightarrow$ Kim loại

$ \longrightarrow$ Nếu $5 \le {a+b} \le 7$ $\Rightarrow$ Phi kim

$ \longrightarrow$ Nếu $a+b = 8$ $\Rightarrow$ Khí hiếm

+ Ví dụ:

$ \longrightarrow Na\,[Z=11]: 1{s^2}\,\,2{s^2}\,\,2{p^6}\,\,3{s^1} \,\Rightarrow \,IA$

$ \longrightarrow O\,[Z=8]: 1{s^2}\,\,2{s^2}\,\,2{p^4} \,\Rightarrow \,VIA$

* Nhóm B:

- Nhóm B gồm 8 nhóm được đánh số từ IIIB đến VIIIB, rồi IB và IIB theo chiều từ trái sang phải trong bảng tuần hoàn.

- Nhóm B chỉ gồm các nguyên tố của các chu kỳ lớn.

- Nhóm B gồm các nguyên tố $d$ và nguyên tố $f$ [thuộc 2 hàng cuối bảng].

- STT nhóm = Số $e$ lớp ngoài cùng = Số $e$ hóa trị [Ngoại lệ: Số $e$ hóa trị = 9, 10 thuộc nhóm VIIIB]

+ Cấu hình electron hóa trị của nguyên tố $d$:

$ \longrightarrow [n-1]{d^a}\,\,n{s^b}$

$ \longrightarrow ĐK: b=2;\,\, 1 \le a \le 10$

$ \longrightarrow$ Nếu $a+b10$ $\Rightarrow$ STT nhóm $= [a+b]-10$

Page 2

SureLRN

Video liên quan

Chủ Đề