Mộc hương nhu có tốt không

Mộc hương là cây thảo sống lâu năm, rễ mập. Thân hình trụ rỗng, cao 1,5 - 2m. Vỏ ngoài màu nâu nhạt. Lá mọc so le, phiến chia thùy không đều ở cuống, dài 12 - 30cm, mép khía răng, có lông ở cả hai mặt nhất là ở mặt dưới; cuống lá dài 20 - 30cm. Các lá ở trên thân nhỏ dần và cuống cũng ngắn dần, lá trên ngọn hầu như không cuống; hầu như ôm lấy thân. Cụm hoa hình đầu, màu lam tím. Quả bế hơi dẹt, màu nâu nhạt lẫn những đốm màu tím.

Cây được nhập trồng và thích nghi với một số vùng cao của nước ta như Sapa, Tam Đảo, Đà Lạt và vùng phụ cận. Trồng một năm thì thu hoạch, có thể qua năm vào tháng 1, 2 khi cây bắt đầu tàn lá, thân khô và lụi dần. Đào bằng cuốc để tránh gãy nát, cắt bỏ phần mấu thân, lấy củ rửa sạch, phơi hay sấy khô.

Mộc hương có vị cay, đắng, tính ấm; có tác dụng hành khí chỉ thống, kiện tỳ tiêu tích; nói chung nó có tác dụng làm tan ứ trệ, hòa tỳ vị, đuổi phong tả, tả khí hỏa, phát hãn, giải cơ biểu. Còn có tác dụng lý khí, dùng để hành khí giảm đau, kiện tỳ, chỉ tả. Loại nướng có tác dụng hòa hoãn hành khí, trợ sức cho đại tràng, chỉ tả lỵ.

Thường dùng trị mọi chứng đau, trúng khí độc bất tỉnh, tiểu tiện bế tắc, đau bụng, khó tiêu, trướng đầy, gây trung tiện, ngừng nôn mửa, tiết tả đi lỵ.

Những bài thuốc đã được ứng dụng:

- Chữa đi lỵ mạn tính: Mộc hương, hoàng liên bằng nhau, tán bột làm viên, mỗi lần uống 0,2 - 0,5g, uống ngày 2 - 3 lần.

- Chữa tiêu chảy trẻ em do tích trệ thức ăn: Mộc hương, bạch truật, mạch nha, chỉ thực, hoàng liên, sơn tra, trần bì, thần khúc, mỗi vị 12g; liên kiều, sa nhân, la bạc tử mỗi vị 8g. Tán nhỏ làm viên. Ngày uống 4 - 8g.

-Chữa lỵ cấp tính: Mộc hương 8g, hoàng liên 20g, khổ sâm, bạch thược mỗi vị 12g, chỉ xác 8g, cam thảo 4g. Tán bột làm viên hoàn. Ngày uống 10 - 20g;

- Chữa viêm đại tràng mạn tính thể co thắt, rối loạn tiêu hóa kéo dài: Mộc hương 6g, bạch truật, hoài sơn, ý dĩ, phòng đẳng sâm mỗi vị 12g, phụ tử chế 8g, can khương, chỉ thực, thương truật mỗi vị 6g, xuyên tiêu, nhục quế mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Sau 5 thang cần khám lại.

- Chữa viêm đại tràng mạn tính do amip co cơ tái phát cấp diễn: Mộc hương, bạch truật, phòng đẳng sâm, Ý dĩ mỗi vị 12g, hoàng bá, hoàng liên, uất kim, xuyên khung mỗi vị 8g, chỉ thực 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Liệu trình 5 - 10 thang.

- Chữa viêm loét dạ dày tá tràng: Mộc hương 6g, đương quy, bạch thược, phục linh, kỷ tử, đại táo mỗi vị 12g; xuyên khung 10g; a giao, táo nhân mỗi vị 8g; ngũ vị tử, trần bì mỗi vị 6g, gừng 2g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 5- 10 thang.

Các bài thuốc trên khi sử dụng cần được bắt mạch kê đơn tại các cơ sở khám chữa bệnh  bằng y học cổ truyền có giấy phép hành nghề. Tùy theo thực trạng của bệnh nhân mà thầy thuốc cho liệu trình điều trị.  

Hương nhu là tên của nhiều vị dược liệu khác nhau. Ở Việt Nam, có 2 cây mang tên hương nhu: hương nhu trắng và hương nhu tía.

Hương nhu tía [Ocimum sanctum L. Họ Labiatae] còn có tên là é rừng, é tía...

Hương nhu trắng [Ocimum gratissimum L. Họ Labiatae] còn gọi là é lớn lá, húng giổi tía,...

Để làm thuốc chữa bệnh, người ta thu hái phần trên mặt đất, chủ yếu là cành có hoa, phơi ở nơi ít ánh nắng nhưng thoáng gió, có nhiệt độ 30-400C [phơi âm can]. Y dược học hiện đại thu hái cất lấy tinh dầu, tách eugenol. Eugenol là chất rất cần thiết trong nha khoa và tổng hợp vanilin.

Về thành phần hóa học, tinh dầu hương nhu có eugenol [45-70 %], methyl eugenol [12-20 %], cacvacrol, beta carryophyllen... Tỷ lệ tinh dầu: 0,2-0,3% ở cây tươi và 0,5% ở cây khô.

Theo Đông y, hương nhu có vị cay, tính hơi ôn, vào kinh phế và vị. Tác dụng phát hãn, thanh thử, tán thấp, hành thủy. Chữa cảm nắng, cảm hàn, sốt nóng, sợ rét, nhức đầu, đau bụng đi ngoài, thổ tả chuột rút, thủy thũng. Phát tán khí lạnh trong nắng nóng [âm thử] có giá trị nhất. Liều dùng: 4-12g. Nước sắc hương nhu nên uống nguội, nếu uống nóng dễ gây nôn mửa.

Hương nhu có tác dụng phát hãn, thanh thử, tán thấp, hành thủy. Chữa cảm nắng, cảm hàn, sốt nóng, sợ rét, nhức đầu,...

Một số cách dùng hương nhu làm thuốc:

Phát biểu giải thử:

Bài 1 - Nước hương nhu: hương nhu 8g, hậu phác 8g, bạch biển đậu 12g. Sắc uống trong ngày và uống khi nước thuốc đã nguội. Dùng cho người bị cảm mạo thương thử [ngày hè đi hóng mát hoặc uống nhiều nước lạnh] gây phát sốt, ớn rét, nặng đầu, tức ngực mà khô mồ hôi.

Ở các trạm xá, bệnh xá nên dùng bài thuốc trên theo dạng thuốc tán: hương nhu 500g, bạch biển đậu [sao qua] 200g,  hậu phác [tẩm gừng nướng hay sao qua] 200g. Tán nhỏ 3 vị thuốc trên, trộn đều và đóng túi, mỗi túi 10g. Khi dùng hãm 1 túi với 150-200ml nước sôi, uống khi nước thuốc đã nguội. Có thể dùng 20g cho 1 lần hoặc dùng 2 lần trong ngày khi bị cảm nặng.

Bài 2: hương nhu 12g, cát căn 12g, giấp cá 12g, nọc sởi 12g, thạch xương bồ 8g, mộc hương 4g. Sắc uống. Chữa cảm mùa hè với các triệu chứng: đau đầu, ớn rét, phát sốt, miệng nôn, tiêu chảy, tim hồi hộp, miệng khát và tiểu tiện vàng đỏ.

Lợi niệu, tiêu thũng:

Bài 1: hương nhu 12g, bạch truật 12g. Sắc uống. Trị phù nước, khô mồ hôi, rêu lưỡi dày, ăn ít.

Bài 2: hương nhu 12g, bạch mao căn 40g, ích mẫu 16g. Sắc uống. Trị phù nước, khô mồ hôi, tiểu tiện ít và đỏ.

Tiêu thấp, kiện vị:

Bài 1: hương nhu 12g, tía tô 12g, mộc qua 12g. Sắc uống. Dùng khi ăn nhiều thứ lạnh trong mùa hè sinh ra đau bụng, thổ tả.

Bài 2 - Hương nhu tán: hương nhu [hoa] 45g, hậu phác [cạo vỏ] 60g, hoàng liên [sao với gừng] 120g. Tất cả tán bột. Mỗi lần dùng 12g, thêm 150ml nước và 75ml rượu sắc còn 150ml, bỏ bã cho uống lạnh. Trị cảm mạo mùa gây ăn uống không tiêu, tỳ vị không thăng giáng được, hoắc loạn, bụng đầy, gân cơ co rút.

Chủ Đề