Luật phạt nồng độ cồn 2023

  • Xe
  • Thị trường xe
  • Đánh giá xe
  • Cộng đồng xe
  • Tư vấn

TPO - Uống rượu bia khi lái xe là nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn giao thông thê thảm. Hiện tượng này có xu hướng tăng cao trong các dịp nghỉ lễ. Nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, tài xế sẽ bị xử phạt nặng.

Luật Phòng chống tác hại của rượu bia đã điều chỉnh hủy Khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ, theo đó pháp luật hiện cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong cơ thể có nồng độ cồn. Nếu vẫn vi phạm, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Mức phạt đối với lái xe ôtô

Phạt 6 - 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 10-12 tháng nếu người điều khiển có nồng độ cồn ≤ 50 mg/100 ml máu hoặc ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở; 16 - 18 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 16 - 18 tháng nếu nồng độ cồn > 50 – 80 mg/100 ml máu hoặc ≤ 0,25 – 0,4 mg/1 lít khí thở; nồng độ cồn > 80 mg/100 ml máu hoặc > 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt 30-40 triệu đồng; tước giấy phép lái xe từ 22-24 tháng.

Mức phạt đối với lái xe máy

Phạt 2-3 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 10-12 tháng nếu mức nồng độ cồn ≤ 50 mg/100 ml máu hoặc ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở, 4-5 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 16-18 tháng nếu nồng độ cồn > 50 - 80 mg/100 ml máu hoặc > 0,25 - 0,4 mg/1 lít khí thở; nồng độ cồn > 80 mg/100 ml máu hoặc > 0,4 mg/1 lít khí thở thì mức phạt là 6-8 triệu đồng; tước giấy phép lái xe 22-24 tháng.

Mức phạt đối với người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng [được quy định tại Điều 7, Nghị định 100/20-19/NĐ-CP]

Phạt 3-5 triệu đồng và tước giấy phép lái xe và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] 10-12 tháng nếu mức nồng độ cồn ≤ 50 mg/100 ml máu hoặc ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở, 6-8 triệu đồng và tước giấy phép lái xe, chứng chỉ 16 - 18 tháng nếu nồng độ cồn > 50-80 mg/100 ml máu hoặc > 0,25 - 0,4 mg/1 lít khí thở; nồng độ cồn > 80 mg/100 ml máu hoặc > 0,4 mg/1 lít khí thở thì mức phạt là 16 - 18 triệu đồng; tước giấy phép lái xe và chứng chỉ 22 - 24 tháng.

Mức phạt đối với lái xe đạp

Nồng độ cồn ≤ 50 mg/100 ml máu hoặc ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở thì người đi xe đạp bị phạt 80-100 nghìn đồng; nồng độ cồn > 50 - 80 mg/100 ml máu hoặc > 0,25 - 0,4 mg/1 lít khí thở, tiền phạt 200-300 nghìn đồng; và > 80 mg/100 ml máu> 0,4 mg/1 lít khí thở thì người đi xe đạp chịu phạt 400-600 nghìn đồng.

22/12/2021

22/12/2021

22/12/2021

22/12/2021

21/12/2021

21/12/2021

21/12/2021

21/12/2021

Theo số liệu thống kê của Cục CSGT [Bộ Công an], qua một tháng thực hiện cao điểm về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông [từ ngày 15-4 đến 14-5], lực lượng CSGT cả nước đã phát hiện, lập biên bản 25.712 trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn và sử dụng ma túy. Lực lượng chức năng đã xử phạt hơn 120 tỷ đồng; tước 16.420 giấy phép lái xe; tạm giữ 25.712 phương tiện.

Thực tế cho thấy, mặc dù Nghị định số 100/2019/NĐ-CP và Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ đã tăng nặng mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn, theo đó, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có thể bị phạt cao nhất lên đến 8 triệu đồng, mức phạt cao nhất đối với người điều khiển xe ô tô là 40 triệu đồng; ngoài việc xử phạt tiền, người điều khiển phương tiện còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung khác như tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 đến 24 tháng, tuy nhiên, tình trạng sử dụng rượu, bia rồi điều khiển phương tiện giao thông vẫn diễn ra phức tạp, gây nhiều vụ TNGT thương tâm. Điển hình như ngày 2-6 vừa qua, tại tỉnh Bắc Giang xảy ra vụ TNGT nghiêm trọng khi lái xe Nguyễn Đức Thịnh sau khi sử dụng rượu, bia đã điều khiển ô tô gây TNGT, làm 3 người trong cùng một gia đình thiệt mạng...

Trước tình trạng lái xe sử dụng rượu, bia có chiều hướng gia tăng, thời gian qua, lực lượng CSGT đã thường xuyên ra quân kiểm tra, xử lý những trường hợp vi phạm. Có mặt tại chốt kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn tại nút giao thông Xuân Thủy-Nguyễn Phong Sắc [quận Cầu Giấy, TP Hà Nội] chúng tôi thấy, chỉ chưa đầy 30 phút đã có hàng chục trường hợp người điều khiển xe gắn máy vi phạm nồng độ cồn bị lực lượng chức năng xử lý. Điều đáng nói, nhiều trường hợp khi thấy lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đã quay đầu xe bỏ chạy, bất chấp nguy hiểm cho mình và người khác...

Theo chân cán bộ, chiến sĩ Đội tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 1, Cục CSGT thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm trên tuyến cao tốc Hà Nội-Lào Cai chúng tôi thấy lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra ma túy, nồng độ cồn đối với nhiều lái xe. Anh Nguyễn Văn An, trú tại phường Cốc Lếu, TP Lào Cai [Lào Cai] cho biết: “Là một lái xe chuyên nghiệp, tôi phản đối việc lái xe uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện vì có thể gây hậu quả rất đau lòng. Khi không sử dụng rượu, bia thì người điều khiển phương tiện tỉnh táo, có thể xử lý kịp thời, chính xác các tình huống phát sinh khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, khi có nồng độ cồn trong người thì sẽ không thể kiểm soát tốt hành vi, xử lý đúng khi có tình huống. Để hạn chế TNGT do lái xe sử dụng rượu, bia, các cơ quan chức năng cần phải xử phạt nặng hơn đối với hành vi vi phạm, thậm chí có thể tịch thu phương tiện khi vi phạm ở mức độ cao”. 

Trao đổi với chúng tôi, Thiếu tá Trịnh Trung Sỹ, Phó đội trưởng Đội tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 1 cho biết: “Quá trình thực hiện nhiệm vụ trên tuyến cao tốc Nội Bài-Lào Cai chúng tôi nhận thấy, phần lớn người tham gia giao thông đã nắm rõ hình thức cũng như mức xử phạt khi vi phạm nồng độ cồn, thế nhưng vẫn có không ít trường hợp vi phạm. Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm những trường hợp điều khiển xe mà trong cơ thể có chất ma túy hoặc nồng độ cồn”.

Nhiều ý kiến cho rằng, để hạn chế hành vi vi phạm nồng độ cồn, cần tăng mức xử phạt hành chính cao hơn nữa, thậm chí xử lý hình sự đối với những trường hợp vi phạm. Về vấn đề này, luật sư Phan Kế Hiền, Giám đốc Công ty Luật Bảo Tín [Đoàn Luật sư TP Hà Nội] cho biết: “Câu chuyện xử lý hình sự tài xế tham gia giao thông khi đã uống rượu, bia không phải là mới, nhiều nước trên thế giới đã thực hiện việc này, nhưng mỗi nước có những quy định cụ thể khác nhau. Tại Việt Nam, Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về "Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" nêu rõ, người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây hậu quả làm chết người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo tỷ lệ do điều luật quy định; trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt mức quy định thì có thể đối diện mức hình phạt tù từ 3 năm đến 10 năm”. 

Để hạn chế tình trạng vi phạm nồng độ cồn, luật sư Phan Kế Hiền cho rằng, thời gian tới cần tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người dân khi tham gia giao thông. Đặc biệt, cần nhấn mạnh vào hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra từ hành vi điều khiển phương tiện giao thông khi sử dụng rượu, bia để tạo sự cảnh báo, răn đe. Đồng thời, trong quá trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, lực lượng chức năng cần xử phạt nghiêm minh, kịp thời đối với hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Bài và ảnh: ĐỨC THỊNH - THU THỦY

Chủ Đề