Kỹ sư phần mềm nên học ngôn ngữ nào

Chia sẻ kiến thức 03/08/2022

Học lập trình web
Ngôn ngữ Python

Học lập trình web nên học ngôn ngữ nào? là câu hỏi được rất nhiều học viên thắc mắc trên các diễn đàn về học lập trình. Câu trả lời đầu tiên cho vấn đề này chính là ngôn ngữ lập trình Python. 

Python được biết đến là một trong những ngôn ngữ lập trình nhập môn dễ học và được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay. Ngôn ngữ này nổi tiếng về tính linh hoạt trong việc mở rộng các ứng dụng dựa trên web và khả năng chạy trên hầu hết các nền tảng. Nhờ vậy các ứng dụng tạo bằng Python có thể được sử dụng trên tất cả các loại thiết bị được hỗ trợ mà không cần sửa đổi thêm. Đây là những ưu điểm khiến Python luôn đứng đầu danh sách ngôn ngữ lập trình được yêu thích.

Tuy nhiên, Python không phải là không có khuyết điểm, đặc biệt là khi sử dụng trên di động. Nó thực thi chậm hơn các ngôn ngữ khác do là một ngôn ngữ thông dịch [interpreted language], tức là nó hoạt động với trình thông dịch, không phải với trình biên dịch. Tuy nhiên về tổng thể, điểm mạnh của nó vượt trội hơn điểm yếu.

>>> Xem thêm bài viết: Khóa học lập trình Python online uy tín nhất bạn nên biết.

2. JavaScript

Ngôn ngữ Javascript

Người học lập trình web không thể bỏ qua Javascript vì một số lý do như: Tính linh hoạt, triển khai đơn giản, tương đối dễ cho người mới học, cộng đồng hỗ trợ lớn, khả năng tương tác tuyệt vời với các ngôn ngữ lập trình khác và khả năng chạy rất nhanh. Javascript được coi là ngôn ngữ thống trị của web, được sử dụng bởi khoảng 95% các trang web.

Một điểm đáng chú ý khác của JavaScript là tất cả các trình duyệt hiện đại đều có công cụ JavaScript tích hợp cho phép nó xử lý các tập lệnh phía máy khách nhanh hơn nhiều so với phía máy chủ. 

Tuy nhiên JavaScript cũng có các nhược điểm là thường bị các kẻ xấu đe dọa lợi dụng để đưa mã độc vào máy tính. Điều này đã dẫn đến việc nhiều người dùng đã vô hiệu hóa nó trên hệ thống của họ. Ngoài ra, việc thông dịch ngôn ngữ JavaScript đôi khi có chút khác biệt giữa các trình duyệt và có thể thay đổi trải nghiệm người dùng cuối.

>>> Xem thêm bài viết: Javascript là gì? Tìm hiểu lợi ích và cách hoạt động.

3. PHP

PHP được coi là ngôn ngữ lập trình backend, có nghĩa là nó thường tập trung nhiều hơn vào cách xử lý kết nối giữa các máy chủ và xử lý dữ liệu hơn là giao diện tổng thể hoặc GUI [giao diện người dùng]. Với những ai còn băn khoăn học lập trình web nên học ngôn ngữ nào, đây có thể là một lựa chọn hợp lý.  PHP có một số điểm mạnh như tính ổn định, với rất nhiều framework để làm nền tảng cho bất kỳ loại trang web hoặc dịch vụ nào. PHP được hỗ trợ bởi một hệ sinh thái khá lớn gồm các thành viên trong cộng đồng, cung cấp các công cụ thông thường và công cụ tự động để thử nghiệm và triển khai.

Nhược điểm của PHP là đôi khi phát triển chậm hơn so với các ngôn ngữ khác trong danh sách được liệt kê ở bài viết này. Nó cũng không an toàn về mặt thiết kế như các đối thủ cạnh tranh và phụ thuộc nhiều hơn vào các tiện ích mở rộng để thêm hỗ trợ và tính năng.

>>> Xem thêm bài viết: 8 ứng dụng thực tế hàng đầu của ngôn ngữ lập trình PHP.

4. Go

Một đáp án khác cho tìm kiếm “Học lập trình web nên học ngôn ngữ nào” là Go hay Golang, đây là ngôn ngữ lập trình hỗ trợ đa luồng [multi-threading] và rất thích hợp với các hệ thống phân tán [distributed systems] vì tính vượt trội trong việc mở rộng quy mô của nó. 

Go được thiết kế bởi các kỹ sư của Google và có sự hỗ trợ vững chắc từ gã công nghệ khổng lồ, thậm chí còn được triển khai như là cơ sở của chuỗi công cụ biên dịch và WebAssembly của Google. 

Go là một ngôn ngữ dễ học nhờ cú pháp tinh gọn, biên dịch nhanh chóng và được thiết kế an toàn.

Điểm yếu của Go là thiếu tính linh hoạt, vì nó chủ yếu giải quyết các vấn đề nảy sinh khi làm việc với đa lõi, nối mạng và các bộ dữ liệu lớn. Ngoài ra, các ứng dụng phức tạp được viết bằng Go đôi khi có thể kém hiệu quả hơn do nó không có máy ảo.

5. Java

Một lựa chọn khác cho người học khi phân vân không biết “học lập trình web nên học ngôn ngữ nào” là ngôn ngữ Java. Nó không chỉ nằm trong số các ngôn ngữ lập trình “trưởng thành” hơn mà còn là một trong những ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất. Java xuất hiện nhiều nơi, trong các ứng dụng web, đầu phát Blu-Ray [một định dạng lưu trữ đĩa quang kỹ thuật số], ứng dụng doanh nghiệp, điện thoại thông minh,… Một trong những lý do chính cho sự phổ biến này là quy tắc “Viết một lần, áp dụng mọi nơi”. Java có thể thực thi đồng nhất trên toàn bộ các nền tảng, ở bất kỳ thiết bị hay ứng dụng nào. Chính vì thế, bạn chỉ cần viết code một lần và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

Tuy nhiên Java cũng có hạn chế riêng: khả năng quản lý bộ nhớ và hiệu suất chậm hơn mức trung bình, khi so sánh với các ứng dụng đang chạy trên các tài nguyên tương tự.

>>> Xem thêm bài viết: Các tính năng của Java – Tìm hiểu tại sao Java lại quan trọng?

6. Học lập trình web nên học ngôn ngữ nào? – Ruby

Ngôn ngữ lập trình Ruby

Để trả lời cho câu hỏi “Học lập trình web nên học ngôn ngữ nào”, bài viết này tập trung nhiều vào 5 ngôn ngữ chính kể trên. Ngoài ra, FUNiX muốn giới thiệu thêm một ngôn ngữ khác là Ruby, với framework mã nguồn mở phổ biến là Ruby on Rails. Giống như PHP, Ruby thường được coi là một ngôn ngữ lập trình backend, với một cộng động hỗ trợ lớn. Ngoài ra, Ruby có số lượng lớn các thư viện và công cụ để xây dựng các trang web nhiều tính năng và tuân thủ tiêu chuẩn.

Mặc dù không phổ biến như một số ngôn ngữ khác trong danh sách này, nhưng Ruby có lợi thế cạnh tranh trong thương mại điện tử, với bằng chứng là một số trang web được tạo bằng Ruby như AirBNB và Hulu. 

Tuy nhiên Ruby vẫn tồn tại một số hạn chế như sử dụng quá nhiều tài nguyên, dẫn đến hiệu suất kém. Sự phức tạp của loại ngôn ngữ này đôi khi khiến người học phải mất một thời gian để làm quen.

Trên đây là các ngôn ngữ lập trình chính mà người học nên tập trung để chuẩn bị cho các công việc liên quan đến lập trình web. Nếu bạn đọc có thắc mắc nào khác về câu hỏi “học lập trình web nên học ngôn ngữ nào”, hãy bình luận bên dưới để sớm nhận được phản hồi.

Khánh Huyền [Theo TechRepublic]

//www.mooc.org/blog/best-programming-languages-for-web-development

Chào các bạn, chúng ta đều biết rằng, với 4-5 năm học Đại học thì đối với những bạn học về chuyên ngành kỹ thuật nói riêng, thường sẽ có bằng kỹ sư ngay sau khi ra trường.

Nhưng liệu với tấm bằng kỹ sư trong tay, các bạn có dám vỗ ngực khẳng định là mình xứng đáng với hai từ “kỹ sư” hay không? trong khi thực tế thì vốn kiến thức của bạn chỉ được trang bị từ trường lớp.

Cá nhân mình thì nghĩ, để đạt được trình độ của một KỸ SƯ thì bạn phải học nhiều hơn thế rất nhiều !

Vì vậy trong bài viết này mình sẽ cùng các bạn trả lời câu hỏi đó, mà cụ thể hơn là trong ngành công nghệ phần mềm – một ngành học rất phổ biến của các bạn học công nghệ thông tin [IT].

Học công nghệ thông tin nói chung và phần mềm nói riêng thì việc am hiểu về cấu trúc cũng như cách vận hành cơ bản của một chiếc máy tính là điều bắt buộc.

Vậy những kiến thức cơ bản nhất mà các bạn phải biết về máy tính là gì?

Đó là các thiết bị vào ra, bộ nhớ tạm [RAM], ổ cứng, bộ xử lý trung tâm [CPU], hệ điều hành… Bạn đọc bài viết này để hiểu hơn: Cấu tạo của máy tính bao gồm những bộ phận nào?

Đó, ít nhất là phải như vậy !

Bạn không cần phải hiểu một cách chi tiết, cặn kẽ các thành phần/ linh kiện này được cấu tạo từ chất liệu gì, chế tạo ra sao…

Mà bạn chỉ cần hiểu được chúng đóng vai trò gì trong máy tính. Khi chạy một chương trình các thành phần đó được sử dụng như thế nào… Vậy là ổn rồi !

Nói tóm lại là bạn phải nắm được các kiến thức cơ bản về máy tính để biết được phần mềm bạn viết ra và phần cứng của máy tính giao tiếp với nhau ra sao, và làm thế nào có thể tối ưu được chương trình, để tốn ít tài nguyên phần cứng nhất có thể…

#2. Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật gần như là môn học bắt buộc tại các trường Đại học có các chuyên ngành liên quan đến công nghệ thông tin.

Chính vì vậy mình mới có bài viết: Tại sao lập trình viên nên học cấu trúc dữ liệu và giải thuật?

Nói như vậy là bạn cũng đủ hiểu môn học này quan trọng như thế nào ở khía cạnh học thuật rồi đúng không. Và trong thực tế thì kiến thức về cấu trúc dữ liệu và giải thuật cũng quan trọng không kém.

Bản chất của phần mềm là các dòng lệnh, các chương trình… Mà bản chất của chương trình là dữ liệu và các giải thuật trên tập dữ liệu đó.

Một kỹ sư phần mềm phải là một người nắm rất chắc về các cấu trúc dữ liệu. Họ biết chỗ nào trong chương trình cần sử dụng cấu trúc dữ liệu nào, và thuật toán nào là phù hợp nhất với kiểu cấu trúc dữ liệu đó.

Sử dụng một cách đúng, hợp lý cấu trúc dữ liệu và giải thuật sẽ giúp tăng hiệu năng của ứng dụng, chương trình lên rất đáng kể.

Chính vì vậy, CẤU TRÚC DỮ LIỆU VÀ GIẢI THUẬT là một trong những kiến thức có thể nói là cơ sở để bất cứ ai muốn trở thành một kỹ sư phần mềm đều phải nắm được.

#3. Hãy chuyên sâu vào một ngôn ngữ lập trình

Nói đến phần mềm, chúng ta không thể không nhắc đến ngôn ngữ lập trình. Vì ngôn ngữ lập trình gần như là công cụ chính để xây dựng nên một phần mềm và ứng dụng mà.

Vai trò của ngôn ngữ lập trình thì chắc các bạn cũng biết rồi. Hiểu một cách đơn giản thì nó là ngôn ngữ để bạn giao tiếp với máy tính.

Thông qua ngôn ngữ lập trình, bạn sẽ tạo ra các chương trình, ứng dụng có thể hoạt động được trên máy tính, điện thoại, và chúng hoạt động theo ý muốn của bạn.

Vậy tại sao kỹ sư phần mềm cần phải chuyên sâu vào một ngôn ngữ lập trình?

Thực ra ngôn ngữ lập trình nó cũng giống như ngôn ngữ giao tiếp vậy, chẳng mấy ai giỏi một lúc cả 4-5 ngôn ngữ cả.

Bạn là một kỹ sư, bạn phải hiểu sâu để khi gặp các vấn đề khó thì bạn có thể hiểu được gốc rễ của vấn đề, từ đó đưa ra được hướng giải quyết tốt hơn, nhanh hơn.

Vì vậy “Chuyên sâu” là một trong những yếu tố quyết định trình độ của bạn có phải là kỹ sư hay không. Còn tất nhiên, bạn cũng nên học thêm nhiều ngôn ngữ lập trình khác để có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong công việc..

#4. Nắm được các mẫu thiết kế phần mềm [Design Patterns]

Design Patterns có lẽ là cụm từ được nhiều anh senior nhắc đến hoặc chém gió với nhau nhất.

Vậy trong thế giới phần mềm, “Design Patterns” nghĩa là gì?

Vâng, thực ra các bạn có thể hiểu đơn giản là việc làm phần mềm nó cũng giống như xây một ngôi nhà vậy.

Ông kỹ sư nào đã làm/ thiết kế nhiều mẫu nhà rồi thì trong đầu họ sẽ có sẵn nhiều các hình mẫu và ý tưởng. Khi gặp mảnh đất nào thì ông chỉ cần nhìn là biết mẫu nhà phù hợp với mảnh đất đó ngay.

Thì trong ngành công nghệ phần mềm cũng như vậy, Design Patterns – các bạn hiểu đơn giản là các kinh nghiệm trong thiết kế, xây dựng phần mềm được đúc kết lại thành các quy tắc.

Khi bạn tuân theo và áp dụng các quy tắc này một cách hợp lý thì phần mềm bạn làm ra sẽ tốt hơn so với không áp dụng chúng.

#5. Biết phân tích và thiết kế hệ thống

Ngày nay, các ứng dụng phần mềm sẽ không đứng riêng một mình, mà chúng sẽ thuộc vào một hệ thống nào đó.

Có cái nhìn tổng quan về hệ thống là một điểm cộng cho các kỹ sư công nghệ thông tin.

Thực ra thì việc phân tích và thiết kế hệ thống không phải là dễ. Nó cũng giống như kiến trúc sư xây dựng, họ phải hình dung ra được mình sẽ làm gì, xây cái gì, vị trí ra sao cho hợp lý…

Thì ở đây, kỹ sư phần mềm – mà cụ thể hơn là kỹ sư hệ thống cũng có những bước tương tự như vậy. Để xây dựng được một hệ thống hoạt động trơn tru thì đòi hỏi người kỹ sư đó phải có kiến thức tổng hợp và bao quát..

Thông thường thì đây chính là mục tiêu mà các trường Đại học về công nghệ hướng đến cho mỗi sinh viên. Cũng chính là tiêu chí để quyết định trình độ của một kỹ sư.

#6. Kinh nghiệm thực tế

Dù bạn học bất cứ ngành gì thì kinh nghiệm thực tế chưa bao giờ là không cần thiết cả !

Một sinh viên mới ra trường dù giỏi thế nào đi chăng nữa thì cũng rất ít khi được thiết kế một hệ thống từ đầu đến cuối.

Vì thực tế đi làm khác rất nhiều so với khi học, có muôn vàn trường hợp mà chỉ những người đã có kinh nghiệm mới có thể lường trước được.

Chính vì vậy, trên con đường trở thành một kỹ sư phần mềm, bạn nên trang bị cho mình các kiến thức thực tế sớm nhất có thể nhé.

Có thể bạn sẽ thích bài viết này đấy: [Sinh Viên IT] 6 lý do càng đi thực tập sớm càng tốt !

Sự tích lũy đó là những tài sản vô giá mà mình chắc chắn sau này sẽ có lúc bạn phải cảm ơn bản thân vì đã từng trải qua chúng.

#7. Kết luận

Với 6 nội dung mà mình đã đề cập bên trên, có thể với nhiều bạn nó còn chưa đủ – nhưng mình tin đây là những yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất trên con đường trở thành một kỹ sư phần mềm nói riêng và một kỹ sư thực thụ nói chung.

Qua bài viết này thì mình tin là bạn đã nắm được những kiến thức mà một kỹ sư phần mềm cần phải nắm được rồi đúng không nhỉ !

Nếu bạn còn có ý kiến nào khác thì có thể comment ở phần bình luận bên dưới để mọi người cùng tham khảo thêm nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo !

CTV: Nguyễn Đức Cảnh – Blogchiasekienthuc.com

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Video liên quan

Chủ Đề