Khu tưởng niệm Thủ tướng Võ Văn Kiệt được xây dựng ở đâu

Trong chuyến công tác tại Vĩnh Long, chúng tôi có dịp thăm Khu tưởng niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Tại ngã ba Vũng Liêm, cách thành phố Vĩnh Long khoảng 40km, khu tưởng niệm cố Thủ tướng tọa lạc tại ấp Phong Thới, thị trấn Vũng Liêm, với diện tích 1,7 ha, là một công trình kiến trúc hiện đại. Nhìn từ xa đã thấy sừng sững tượng đài Đốc binh Lê Cẩn - Nguyễn Giao với chiến công diệt tên chủ quận ác ôn tên Thực và Chánh tham biện người Pháp Alix Salicetty cùng bọn tay chân vào năm 1872. Cạnh đó, trên gò cao là tấm bia Nam Kỳ Khởi Nghĩa năm 1940 bằng cẩm thạch khổng lồ. Khu tưởng niệm gồm những hạng mục: Nhà trưng bày, nhà làm việc, khu thờ, sân vườn, kết hợp hài hòa giữa tính chất trang trọng, sâu lắng, thân thiện của một công trình văn hóa, lịch sử. Kiến trúc nhắm đến không gian hoài niệm, một nơi đến thân thiện và là nơi trở về ấm áp. Sự thoáng đãng, giản dị như một khu vườn Nam bộ với các khối nhà mái thấp cùng các tuyến đường dạo, ao cá, thảm cỏ, cây xanh, nhưng không làm mất đi sự hài hòa, nét độc đáo của công trình. Trong nhà trưng bày, khu nhà nghỉ, nhà tưởng niệm... có rất nhiều tư liệu, hiện vật, hình ảnh tái hiện một cách sống động quá trình hoạt động cách mạng của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cũng như công cuộc kiến quốc sau này.

Khu tưởng niệm Thủ tướng Võ Văn Kiệt được xây dựng ở đâu
Đoàn công tác Hội Nhà báo tỉnh Bình Phước chụp hình lưu niệm trong phòng trưng bày chân dung cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt do Tỉnh ủy Đồng Nai tặng

Anh Nguyễn Hữu Khánh, Phó tổng biên tập Báo Vĩnh Long, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Vĩnh Long chia sẻ: Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là nhà lãnh đạo có tầm nhìn sâu rộng, thông tuệ mà không xa cách. Ông luôn lắng nghe, sẻ chia nhưng cũng rất quyết đoán. Trước khi ra đi, ông đã định hình nơi đây sẽ là nơi giáo dục truyền thống đầy ý nghĩa. Do đó, ông mong thế hệ sau xây dựng nơi đây thành khu lưu niệm với không gian mở để mọi người đều có thể bước vào bất cứ lúc nào mà không cảm thấy xa cách. Đồng thời tạo điểm nhấn làm thay đổi diện mạo khu vực trung tâm của huyện còn nhiều khó khăn này.

Nhìn tổng thể, công trình kết hợp hài hòa giữa sự trang trọng, thành kính nhưng cũng mang tính thân thiện và là nơi sinh hoạt văn hóa, rất phù hợp với ý nguyện của cố Thủ tướng khi còn sống. Chị Nguyễn Hạnh Phúc, hướng dẫn viên khu tưởng niệm cho biết: Sinh thời, ông từng nói với kiến trúc sư Nguyễn Văn Tất - người tham gia kiến trúc khu tưởng niệm: “Nếu mai này tôi mất đi, mấy chú làm khu tưởng niệm cho tôi lớn quá, uy nghi quá thì tôi không vô đâu”. Vì vậy, vật liệu và các chi tiết kiến trúc chú trọng vào sự chăm chút hơn là hào nhoáng, mộc mạc hơn là bóng bẩy.

Ở đây, du khách còn được chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Ấn tượng nhất là bức chân dung cố Thủ tướng được ghép từ 15.000 bức ảnh nhỏ còn lưu lại trong suốt cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của ông. Chị Nguyễn Hạnh Phúc cho hay: Người thực hiện bức ảnh này là họa sĩ Nguyễn Minh, dựa trên ý tưởng của Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Trần Đình Thành. Họa sĩ đã mất 8 tháng sưu tầm các ảnh nhỏ và 4 tháng thiết kế thành bức ảnh lớn có chiều cao 1,9m, rộng 1,5m phác họa chân dung cố Thủ tướng với nụ cười rạng ngời ẩn trên nền là những công trình mang đậm dấu ấn của ông. Điển hình là thủy điện Trị An, đường dây truyền tải điện 500kV Bắc - Nam, Khu công nghiệp nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi)... Bức ảnh là món quà của Tỉnh ủy Đồng Nai tặng khu tưởng niệm trong tháng 4-2013 để ghi nhớ công lao to lớn của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đối với đất nước.

“Trong chương trình “Mỗi người một giọt đồng đúc tượng danh nhân” do Tạp chí Xưa và Nay của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam chủ trương, năm 2008, chương trình đã tặng tượng đồng cố Thủ tướng cho khu tưởng niệm. Tượng cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt do nhà điêu khắc Lâm Quang Nới phác thảo và các nghệ nhân đúc đồng Huế thực hiện. Bức tượng đặt trang trọng trên bàn thờ tại nhà thờ trong khu lưu niệm để mọi người đến thắp hương tưởng nhớ về ông. Bộ bàn ghế làm việc và bàn ghế tiếp khách mà cố Thủ tướng Chính phủ sử dụng tại trụ sở Văn phòng Chính phủ (Hà Nội) trong thời gian ông đảm nhiệm chức vụ cao nhất của Chính phủ cũng được đưa về đây để ông sử dụng trong những năm tháng cuối đời và hiện được trưng bày tại khu nhà nghỉ” - chị Hạnh Phúc cho biết thêm.

Được đến khu tưởng niệm nghe giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của cố Thủ tướng, được thắp nén hương tri ân và tưởng nhớ vị cố Thủ tướng hết mình vì nước, vì dân, trong tôi dâng trào nhiều cảm xúc. Mong sao nơi đây không chỉ là “địa chỉ đỏ” về giáo dục truyền thống, mà còn là nơi giúp địa phương phát huy thế mạnh du lịch về nguồn để thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Vũng Liêm.

Như Thảo

Khu lưu niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt khánh thành năm 2012 nhằm tri ân những đóng góp to lớn của cố Thủ tướng đối với quê hương, đất nước.

Khu tưởng niệm Thủ tướng Võ Văn Kiệt được xây dựng ở đâu

Khu lưu niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt được xếp hạng di tích Quốc gia. Ảnh: CTV

Công trình là một điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng và là một "địa chỉ đỏ" giáo dục truyền thống cách mạng cho các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh Vĩnh Long.

Theo UBND tỉnh Vĩnh Long, di tích đình Bình Phụng là một trong những nơi gắn bó với cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong những ngày đầu tham gia cách mạng. 

Đây cũng là nơi được chính quyền cách mạng tổ chức hội họp, tập hợp lực lượng kháng chiến chống Pháp. Đình Bình Phụng mang nhiều giá trị lịch sử với nhiều sự kiện cách mạng diễn ra tại huyện Vũng Liêm và rất đáng được ghi nhận để bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Cũng trong ngày 17/11, UBND tỉnh Vĩnh Long khánh thành và đưa vào hoạt động "Vườn ông Sáu Dân" tại Khu lưu niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. 

Khu tưởng niệm Thủ tướng Võ Văn Kiệt được xây dựng ở đâu

UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức khánh thành và đưa vào hoạt động "Vườn ông Sáu Dân" tại Khu lưu niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ảnh: CTV

Đây là công trình mà thân nhân, gia đình cố Thủ tướng cùng những chuyên gia hàng đầu về bảo tàng học Việt Nam, các kiến trúc sư, họa sĩ… đã dành nhiều tâm huyết, công sức và kinh phí thực hiện trong khoảng thời gian ngắn. 

Công trình "Vườn ông Sáu Dân" sẽ tạo không gian đối thoại về lịch sử, truyền thống cách mạng, con người, khơi nguồn cảm hứng yêu đời và có lý tưởng cho lớp trẻ.

Đây là một trong những hoạt động trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (23/11/1922 - 23/11/2022).

Đến dự có đồng chí Bùi Văn Nghiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long; đồng chí Lữ Quang Ngời, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh qua các nhiệm kỳ; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo các sở ban ngành, đoàn thể tỉnh; thân nhân gia đình Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt đến dự lễ.

Tại buổi lễ, đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long đã công bố Quyết định của Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia: Di tích lịch sử các địa điểm lưu niệm đồng chí Võ Văn Kiệt, gồm: Khu lưu niệm đồng chí Võ Văn Kiệt thị trấn Vũng Liêm; đình Bình Phụng, xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

Khu tưởng niệm Thủ tướng Võ Văn Kiệt được xây dựng ở đâu

Lễ cắt băng khánh thành Nhà trưng bày “Vườn ông Sáu Dân”. (Ảnh: BÁ DŨNG)

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời nhấn mạnh, tỉnh Vĩnh Long rất vinh dự đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia đối với Khu lưu niệm đồng chí Võ Văn Kiệt và đình Bình Phụng. Đây vừa là niềm tự hào, vừa là trách nhiệm của tỉnh Vĩnh Long đối với công tác quản lý Nhà nước về di sản văn hóa trên địa bàn nhằm phát huy giá trị các di tích được xếp hạng, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

Khu lưu niệm Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã được Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Long xây dựng năm 2010, khánh thành năm 2012 để tri ân những đóng góp to lớn của Thủ tướng đối với quê hương, đất nước. Với kiến trúc không gian mở, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, Khu lưu niệm Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã tạo nên nét riêng, dung hòa giữa tính chất trang trọng, thành kính, sâu lắng và tính chất thân thiện, gần gũi của một điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Và khu lưu niệm Thủ tướng Võ Văn Kiệt thời gian qua đã thực sự là “địa chỉ đỏ”, là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh.

Cùng với đó, di tích đình Bình Phụng, huyện Vũng Liêm là một trong những nơi gắn bó với cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong những ngày đầu tham gia cách mạng. Trong kháng chiến chống Pháp, đình Bình Phụng là một trong những nơi được chính quyền cách mạng tổ chức hội họp và tập hợp lực lượng kháng chiến. Đình Bình Phụng mang nhiều giá trị lịch sử với nhiều sự kiện cách mạng diễn ra tại ngôi đình rất đáng được ghi nhận để bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Ngay sau buổi lễ, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long, huyện Vũng Liêm và thân nhân gia đình Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt đã cắt băng khánh thành và cùng tham quan Nhà trưng bày “Vườn ông Sáu Dân”. Nhà trưng bày sẽ mang lại diện mạo mới cho khu lưu niệm, tạo nên sự kết nối và không gian đối thoại về lịch sử, cảm xúc, truyền thống cách mạng, con người, khơi nguồn cảm hứng yêu đời và có lý tưởng cho thế hệ trẻ.

Nhà trưng bày “Vườn ông Sáu Dân” được nhóm nghiên cứu gồm những chuyên gia hàng đầu về bảo tàng học Việt Nam, các kiến trúc sư, họa sĩ… đã dành nhiều tâm huyết, đầu tư thời gian, công sức và kinh phí cùng với tỉnh thực hiện. Bằng phương pháp tiếp cận hiện đại, lấy con người làm trung tâm, quan tâm đến những câu chuyện, dòng chảy tư duy và hành động; sử dụng giọng nói của chủ thể là chính kết hợp với câu chuyện của những người trong cuộc để tạo chiều sâu cho trưng bày, kết nối câu chuyện ở nhiều chiều; đánh thức giác quan của người xem. Nhà trưng bày sẽ thu hút khách du lịch trong và ngoài địa phương đến tham quan, học tập và nghiên cứu.