Khi khám về nội tiết nên chọn bác sĩ nào

Khoa nội tiết chẩn đoán và điều trị những bệnh lý phổ biến như: Tiểu đường, bệnh tuyến giáp, thừa cân béo phì, suy dinh dưỡng, rối loạn mỡ máu…

Khoa nội tiết khám và điều trị bệnh lý tuyến giáp

1. Khoa nội tiết chẩn đoán và điều trị gì?

Hệ thống nội tiết sản xuất và tiết ra các chất sinh hóa hormone giúp điều hòa nội tiết tố, sự trao đổi chất, sự phát triển, sinh sản và tâm trạng của con người. Các tuyến nội tiết chính trong cơ thể là tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến yên, vùng dưới đồi, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục.

Khoa nội tiết chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến sự rối loạn của hệ thống nội tiết. Bao gồm các bệnh lý như:

- Bệnh đái tháo đường [tiểu đường]: loại 1, loại 2, tiểu đường thai kỳ, các biến chứng do tiểu đường;

- Hạ đường huyết;

- Bệnh tuyến giáp: rối loạn tuyến giáp, bướu giáp lan tỏa, bướu giáp đơn nhân, bướu giáp đa nhân, suy giáp, cường giáp, viêm giáp cấp, viêm giáp mạn, viêm giáp tự miễn, tăng tiết calcitonin, ung thư tuyến giáp…;

- Rối loạn tuyến cận giáp: suy cận giáp, giả suy cận giáp, cường cận giáp;

- Rối loạn tuyến yên: cường tuyến yên, suy tuyến yên, đái tháo nhạt, rối loạn chức năng vùng dưới đồi, u tuyến yên…;

- Rối loạn tuyến thượng thận: hội chứng Cushing, hội chứng Nelson, cơn Addison, hội chứng Conn, u tuyến thượng thận…;

- Rối loạn chuyển hóa lipid máu, tăng cholesterol, tăng triglycerin…;

- …

Bất kỳ rối loạn nào của cơ quan nội tiết đều có thể ảnh hưởng đến lượng hormone được sản xuất ra. Hơn nữa, do các cơ quan nội tiết ảnh hưởng lẫn nhau, sự rối loạn chức năng của một tuyến nào đó có thể có gây ra mất cân bằng nội tiết tố.

Nếu bạn đang mắc bệnh nội tiết, bạn nên đi khám định kỳ để theo dõi các chỉ số và đánh giá hiệu quả điều trị. Ngoài ra, bạn nên đi khám nếu có một số triệu chứng có thể liên quan đến bệnh lý nội tiết. Tùy vào từng tuyến khác nhau mà có rất nhiều triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu chung như:

- Khát nước, uống nhiều nước

- Đi tiểu nhiều, đặc biệt là vào ban đêm

- Thay đổi cân nặng như tăng cân, sụt cân bất thường

- Vết thương lâu lành

- Dễ bị táo bón

Bệnh lý đái tháo đường không được kiểm soát có thể gây ra một số triệu chứng như đột nhiên mờ mắt hoặc suy giảm thị lực, ngứa ran bàn tay và bàn chân, đi tiểu nhiều…

Suy giáp có thể dẫn đến một số biểu hiện như: rụng tóc, rụng lông mày, rụng lông nách; sợ lạnh, da khô, tái lạnh; mệt mỏi, giảm gắng sức; nặng mí mắt, lưỡi to dày, nói khàn, khó thở, giả phì đại cơ; dễ bị táo bón; nhịp tim chậm… Suy giáp nặng có thể suy tim, suy nghĩ và vận động chậm chạp, trí nhớ giảm.

Cường giáp có một số biểu hiện như: căng thẳng; đánh trống ngực, tim đập nhanh; run giật; sụt cân hoặc tăng cân; tăng số lần đi cầu, tiêu chảy; khó thở khi gắng sức; rối loạn giấc ngủ; thay đổi thị giác, nhạy cảm với ánh sáng, tăng tiết nước mắt, nhìn đôi, lồi mắt; mệt mỏi, yếu cơ; phù nề chân…

Bệnh tuyến thượng thận ở giai đoạn sớm thường có ít triệu chứng hoặc triệu chứng không điển hình, dễ bị bỏ qua.

Suy tuyến yên có một số biểu hiện như: mệt mỏi, sụt cân; suy giảm ham muốn tình dục; nhạy cảm với lạnh, khó giữ ấm; chán ăn; phù mặt; thiếu máu; rụng tóc, rụng lông; trẻ em chậm phát triển; ở phụ nữ sinh con thì không tiết sữa.

Các bệnh nội tiết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm về tim mạch như suy tim, tai biến mạch máu não; rối loạn mỡ máu; loãng xương; rối loạn tâm thần; ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể như khả năng sinh sản.

3. Các xét nghiệm khi khám chuyên khoa nội tiết

Siêu âm tuyến giáp

Khám lâm sàng kiểm tra các triệu chứng có thể nhìn thấy, nghe thấy được như: đo chiều cao, cân nặng, kiểm tra huyết áp, nghe tim phổi, kiểm tra hạch bạch huyết trên cổ…

Khám lâm sàng giúp bác sĩ có nhận diện ban đầu để đưa ra các hỉ định cận lâm sàng tiếp theo. Một số xét nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh lý nội tiết như:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Tuyến nội tiết là các tuyến quan trọng trong cơ thể con người. Rối loạn các tuyến nội tiết gồm cường hoặc suy chức năng đều gây nguy hiểm cho người bệnh. Với sự phát triển của xã hội hiện đại với lối sống thay đổi, các bệnh lý rối loạn chuyển hoá như béo phì, đái tháo đường, hội chứng chuyển hoá ngày càng gia tăng.

1. Các bệnh lý nội tiết

Các bệnh lý do rối loạn cân bằng glucose máu:

  • Bệnh đái tháo đường
  • Tiểu đường type 1
  • Tiểu đường type 2
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Hạ đường huyết

Bệnh lý tuyến giáp:

  • Bướu nhân, nang tuyến giáp
  • Cường chức năng tuyến giáp và bệnh Basedow
  • Giảm năng tuyến giáp [suy giáp]
  • Viêm tuyến giáp

Bệnh lý tuyến thượng thận:

  • Suy tuyến thượng thận
  • Hội chứng Conn
  • Hội chứng Cushing
  • U tủy thượng thận

Vị trí tuyến thượng thận

Bệnh lý tuyến yên:

  • Suy tuyến yên
  • Đái tháo nhạt
  • Rối loạn mỡ máu

2.1 Thăm khám lâm sàng

Kết quả khám lâm sàng sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ ở bệnh nhân. Ở bước này, bác sĩ sẽ hỏi trực tiếp bệnh nhân để khai thác các vấn đề về bệnh sử bệnh nhân và gia đình; tiến hành kiểm tra chiều cao, cân nặng, vùng âm đạo, chu kỳ kinh nguyệt, số lần mang thai... của người bệnh.

2.2 Tiến hành các xét nghiệm về nội tiết

Với kết quả xét nghiệm các bác sĩ sẽ tìm ra phương pháp điều trị tốt cho bệnh nhân.

  • Xét nghiệm LH

Trong cơ thể người phụ nữ, hormone LH có vai trò kích thích cho các nang trứng phát triển thêm, tăng cường bài tiết estrogen và điều khiển quá trình rụng trứng. Tiến hành xét nghiệm LH khi khám rối loạn nội tiết tố nữ giúp đánh giá khả năng sinh sản ở phụ nữ, khi nồng độ LH quá cao thì sẽ làm cho quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng, tăng khả năng mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Nội tiết LH trong quá trình rụng trứng

  • Xét nghiệm FSH

Hormone FSH ở cơ thể người phụ nữ có khả năng kích thích phát triển các nang trứng và khởi đầu cho việc bài tiết các estrogen của các nang trứng. Vì vậy tiến hành xét nghiệm này giúp kiểm tra khả năng dự trữ và kích thích sản xuất trứng. Người phụ nữ sẽ có nguy cơ mắc bệnh buồng trứng đa nang nếu có nồng độ FSH cao.

  • Xét nghiệm Prolactin

Prolactin là một loại hormon cần thiết cho việc duy trì khả năng sinh sản ở phụ nữ. Do đó, khi khám rối loạn hormone thì cần phải tiến hành xét nghiệm Prolactin để biết được khả năng trưởng thành, phát triển của trứng và kích hoạt trứng rụng. Nếu có nồng độ Prolactin cao thì sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và dễ gây ra bị vô sinh.

  • Xét nghiệm AMH

Xét nghiệm AMH được tiến hành để đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng. Nếu lượng AMH quá thấp thì cơ thể phụ nữ sẽ khó đáp ứng với thuốc khi làm thụ tinh trong ống nghiệm, và ngược lại nếu như lượng AMH quá cao thì cơ thể người phụ nữ lại có thể mắc chứng quá kích buồng trứng và gây vô sinh.

Xét nghiệm AMH đánh giá chức năng buồng trứng

  • Xét nghiệm testosterone

Ở một vị trí nào đó, hormone testosterone cũng tồn tại một lượng nhỏ ở cơ thể người phụ nữ. Khi tiến hành xét nghiệm testosterone, nếu nồng độ testosterone quá cao thì rất có khả năng người phụ nữ đã bị buồng trứng đa nang hoặc một số dạng u hiếm gặp khác. Đây là xét nghiệm cần thiết phải thực hiện khi khám rối loạn nội tiết tố nữ.

  • Xét nghiệm progesterone

Mục đích của xét nghiệm này là để đánh giá xem buồng trứng có sự phóng noãn hay không.

  • Xét nghiệm E2 [Estradiol]

Estradiol là một trong những hormone được sản xuất trong buồng trứng. Nếu nồng độ estradiol quá cao thì người phụ nữ có thể bị thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, nhức đầu, rối loạn cảm xúc, rụng tóc và có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Khám rối loạn nội tiết tố ở đâu an toàn, nhanh chóng và chính xác là vấn đề khiến không ít chị em đau đầu. Trước vô vàn các bệnh viện, phòng khám tư nhân thì cần tìm hiểu và lựa chọn cho mình cơ sở uy tín, có hệ thống trang thiết bị đồng bộ, đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm.

Khi gặp vấn đề về nội tiết, người bệnh nên gặp bác sĩ để được thăm khám

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế không những đáp ứng đủ các yêu cầu này mà còn có ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ, chăm sóc bệnh nhân chuyên nghiệp, tận tâm, luôn nỗ lực vì mục tiêu đem đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng khi thăm khám tại Vinmec.

Quý khách có thể đến trực tiếp hệ thống các bệnh viện, phòng khám Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký khám và tư vấn trực tuyến TẠI ĐÂY.

Chủ Đề