Khi chúng khoán bị lỗ hạch toán như thế nào năm 2024

Ngày đăng: 22/08/2014 | Chuyên mục: Tài liệu kế toán | Lượt xem: 2053

Tài khoản 121 – đầu tư chứng khoán ngắn hạn dùng để phản ánh tình hình mua, bán và thanh toán chứng khoán [cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu…] có thời hạn thu hồi không quá một năm, hoặc mua vào, bán ra chứng khoán để kiếm lời. Tài khoản này cũng được dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác bao gồm cả khoản cho vay mà thời hạn thu hồi không quá một năm….

\>>> Hướng dẫn hạch toán tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng

\>>> Hướng dẫn hạch toán tài khoản 331 – Phải trả người bán

Chứng khoán đầu tư ngắn hạn bao gồm:

– Cổ phiếu có thể giao dịch trên thị trường chứng khoán;

– Trái phiếu gồm trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ;

– Các loại chứng khoán khác theo quy định của pháp luật.

I – Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn

Bên Nợ: Trị giá thực tế chứng khoán đầu tư ngắn hạn tăng.

Bên Có: Trị giá thực tế chứng khoán đầu tư ngắn hạn giảm.

Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế chứng khoán đầu tư ngắn hạn hiện còn.

II – Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế

1. Khi mua chứng khoán đầu tư ngắn hạn, căn cứ vào chi phí thực mua [Giá mua cộng [+] chi phí môi giới, giao dịch, chi phí thông tin, lệ phí, phí ngân hàng…], ghi:

Nợ TK 121- Đầu tư chứng khoán ngắn hạn.

Có TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 111 – Tiền mặt

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 141 – Tạm ứng

2. Định kỳ, tính lãi và thu lãi tín phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu:

2.1. Trường hợp nhận tiền lãi và sử dụng tiền lãi tiếp tục mua bổ sung trái phiếu, tín phiếu [không mang tiền về doanh nghiệp], ghi:

Nợ TK 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính [Phần tiền lãi của các kỳ doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư đó]. Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư trong công ty cổ phần là dự phòng phần giá trị bị tổn thất có thể xảy ra do giảm giá các loại chứng khoán mà công ty cổ phần đang nắm giữ và dự phòng tổn thất có thể xảy ra do suy giảm giá trị khoản đầu tư khác của công ty cổ phần vào các tổ chức kinh tế nhận vốn góp [không bao gồm các khoản đầu tư ra nước ngoài].

I. Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư chứng khoán của công ty cổ phần

Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư chứng khoán của công ty cổ phần [hay còn gọi là dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh]: Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất có thể xảy ra do giảm giá các loại chứng khoán mà công ty cổ phần đang nắm giữ vì mục đích kinh doanh.

1. Đối tượng lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư chứng khoán của công ty cổ phần

Đối tượng lập dự phòng là các loại chứng khoán của công ty cổ phần đảm bảo các điều kiện sau đây:

- Là chứng khoán do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành theo quy định của pháp luật.

- Là chứng khoán thuộc sở hữu của công ty cổ phần.

- Là chứng khoán đang được niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán trong nước.

- Chứng khoán được tự do mua bán trên thị trường.

- Giá chứng khoán thực tế trên thị trường tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm thấp hơn giá trị của khoản đầu tư chứng khoán đang hạch toán trên sổ kế toán.

- Không là trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương.

Lưu ý: Công ty cổ phần được trích lập dự phòng đối với phần giá trị bị tổn thất có thể xảy ra khi có bằng chứng chắc chắn cho thấy giá trị thị trường của các loại chứng khoán mà công ty cổ phần đang nắm giữ vì mục đích kinh doanh bị giảm so với giá trị ghi sổ.

2. Mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán của công ty cổ phần

Công thức tính mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán của công ty cổ phần như sau:

Mức trích dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán

\=

Giá trị khoản đầu tư chứng khoán đang hạch toán trên sổ kế toán của công ty cổ phần tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm

Số lượng chứng khoán mà công ty cổ phần đang sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm

x

Giá chứng khoán thực tế trên thị trường

Trong đó:

Mức trích lập dự phòng của từng khoản đầu tư chứng khoán của công ty cổ phần được xác định theo công thức này tối đa bằng giá trị đầu tư thực tế đang hạch toán trên sổ kế toán của công ty cổ phần.

Giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định như sau:

- Đối với chứng khoán đã niêm yết [bao gồm cả cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng khoán phái sinh, chứng quyền có bảo đảm đã niêm yết]:

+ Giá chứng khoán thực tế trên thị trường là giá đóng cửa tại ngày gần nhất có giao dịch tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

+ Trường hợp chứng khoán đã niêm yết trên thị trường mà không có giao dịch trong vòng 30 ngày trước ngày trích lập dự phòng thì: mức trích dự phòng cho từng khoản đầu tư chứng khoán thực hiện theo công thức tại mục II.2 bên dưới.

+ Trường hợp tại ngày trích lập dự phòng, chứng khoán bị hủy niêm yết hoặc bị đình chỉ giao dịch hoặc bị ngừng giao dịch thì: mức trích dự phòng cho từng khoản đầu tư chứng khoán thực hiện theo công thức tại mục II.2 bên dưới.

- Đối với cổ phiếu đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết và các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa dưới hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng [Upcom]:

+ Giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá tham chiếu bình quân trong 30 ngày giao dịch liền kề gần nhất trước thời điểm lập báo cáo tài chính năm do Sở Giao dịch chứng khoán công bố.

+ Trường hợp cổ phiếu của công ty cổ phần đã đăng ký giao dịch trên thị trường Upcom mà không có giao dịch trong vòng 30 ngày trước thời điểm lập báo cáo tài chính năm thì: mức trích dự phòng cho từng khoán đầu tư chứng khoán thực hiện theo công thức tại mục II.2 bên dưới.

- Đối với trái phiếu doanh nghiệp đã niêm yết, đăng ký giao dịch:

+ Giá trái phiếu trên thị trường là giá giao dịch gần nhất tại Sở Giao dịch chứng khoán trong vòng 10 ngày tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính.

+ Trường hợp không có giao dịch trong vòng 10 ngày tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính năm thì: không thực hiện trích lập dự phòng đối với khoản đầu tư này. Lưu ý: Đối với chứng khoán chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch thì công ty cổ phần xác định mức trích dự phòng cho từng khoản đầu tư chứng khoán như các khoản đầu tư khác không phải đầu tư chứng khoán [theo mục II.2 bên dưới]. Bởi vì, chứng khoán chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch không thuộc đối tượng được lập dự phòng các khoản đầu tư chứng khoán theo mục I.1 nêu trên.

3. Thực hiện trích lập dự phòng các khoản đầu tư chứng khoán của công ty cổ phần

Tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm nếu giá trị đầu tư thực tế của khoản đầu tư chứng khoán đang hạch toán trên sổ kế toán của công ty cổ phần bị suy giảm so với giá thị trường thì công ty cổ phần phải trích lập dự phòng như sau:

- Đối tượng lập dự phòng theo mục I.1.

- Mức lập dự phòng theo mục I.2.

- Nguyên tắc trích lập:

+ Nếu số dự phòng phải trích lập bằng [=] số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, thì công ty cổ phần không được trích lập bổ sung khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.

+ Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn [>] số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, thì công ty cổ phần trích lập bổ sung số chênh lệch đó và ghi nhận vào chi phí trong kỳ.

+ Nếu số dự phòng phải trích lập kỳ này thấp hơn [] số dư khoản dự phòng các khoản đầu tư vào đơn vị đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, công ty cổ phần trích lập bổ sung số chênh lệch đó và ghi nhận vào chi phí trong kỳ.

+ Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn [

Chủ Đề