Khẩu độ và tốc độ màn trập là gì

"]. Khẩu độ thông thường trên ống kính có các nấc sau: 1.0 - 1.4 - 2 - 2.8 - 4 - 5.6 - 8 - 11 - 16 - 22 - 32. Số càng nhỏ thì độ mở của khẩu độ càng lớn. Mỗi nấc thường được gọi là 1 khẩu. Xoay vòng từ 5.6 -> 8 gọi là khép 1 khẩu và lượng sáng giảm 1/2, xoay từ 5.6 -> 4 gọi là mở 1 khẩu và lượng sáng tăng gấp đôi. Khẩu độ lớn [f nhỏ] thì ánh sáng đi qua nhiều, và ngược lại khép nhỏ khẩu độ [f lớn] thì ánh sáng đi qua ít.

Một vấn đề quan trọng nữa liên quan đến khấu độ là hiệu ứng DOF [depth of field - độ sâu trường anh]. DOF quyết định diện tích vùng ảnh rõ. Khẩu độ khép càng nhỏ [f càng lớn] thì vùng ảnh rõ càng sâu; khẩu độ mở càng lớn [fcàng nhỏ] thì vùng ảnh rõ càng cạn.

2. TỐC ĐỘ MÀN TRẬP

Tốc độ điều khiển thời gian cảm biến máy ảnh hứng [phơi] ánh sáng đi vào. Với một tốc độ nhanh sẽ hứng được ít ánh sáng, còn khi tốc độ chụp chậm cho nhiều ánh sáng đi qua. Các chỉ số chỉ tốc độ màn trập là con số tỷ lệ so với 1 giây, như 500 nghĩa là 1/500 giây. Các chỉ số thông thường chỉ tốc độ màn trập: 30s - 15s - 8s - 4s - 2s - 1s - 2 - 4 - 8 - 15 - 30 - 60 - 125 - 250 - 500 - 1000 - 2000 - 4000 - 8000 ...

Tốc độ chụp cũng là thời gian chủ thể chuyển động, khi chụp ở tốc độ 1/1000 là với khoảng thời gian cực ngắn này thì chủ thể gần như đóng băng. Khi chụp ở tốc độ 1s hay chậm hơn thì chủ thể có thể xê dịch tạo nên vệt nhòe.

Tốc độ 1/800 có thể bắt dính cánh quạt đang quay, 1/500 đóng băng được vận động viên thể thao, chụp sinh hoạt bình thường chỉ cần 1/60 là không bị rung tay, chụp 3s bắt trọn khoảng thời gian pháo hoa bắn lên và nổ tung trên trời.

Để không bị rung tay khi chụp: Tùy tiêu cự mà có những tốc độ giới hạn khác nhau. Lấy tiêu cự ống kính nhân cho 1,2 để ra giới hạn an toàn. Ví dụ tiêu cự 50mm sẽ là 50x1,2 = 60 [1/60], tiêu cự 85mm sẽ là 85x1,2=102 [lấy 1/125] Nếu bạn tay yếu hay bị rung thì có thể x1,5 luôn cho chắc chắn.

3. ISO

ISO là độ nhạy của cảm biến máy ảnh đối với ánh sáng đi vào [trước đây hay gọi là ASA hoặc DIN]. ISO càng cao thì độ nhạy sáng càng cao, giúp giảm thời gian phơi sáng mà vẫn mang lại hình ảnh rõ ràng, nhưng kèm theo đó là hình cũng sẽ bị nhiễu hạt [noise] nhiều hơn. ISO càng thấp thì ảnh sẽ càng mịn càng đẹp Các trị số ISO truyền thống là: ISO 100, ISO 200, ISO 400, ISO 800, ISO 1600, ISO 3200, ISO 6400 ...

Khi bạn chụp ảnh ở một buổi tiệc đêm, với chiếc máy DSLR và ống kính 50mm f 1.8. Bạn đã mở khẩu độ lớn nhất ống kính là 1.8 và tốc độ thấp để không bị rung tay là 1/60, nhưng hình ảnh vẫn tối thui. Đó là lúc bạn cần đẩy ISO lên cao 1600, 2000, 3200 hoặc cao hơn nữa tới khi nào ảnh sáng rõ thì thôi.

Hình so sánh giữa ISO 100 và ISO 3200

Với điện thoại khi chụp đêm, máy sẽ tự động tăng ISO nên các bạn cũng sẽ thấy hình bị nhiễu hạt rất nhiều.

là một trong những yếu tố quan trong trong quá trình chụp ảnh nói riêng và nhiếp ảnh nói chung. Tốc độ màn trập giúp điều chỉnh ánh sáng đi vào ống kính máy ảnh. Từ đó, ánh sáng từ những vật thể phản chiếu vào ống kính sẽ tạo ra những bức ảnh chất lượng. Ngoài ra, tốc độ màn trập cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình cân bằng ánh sáng và tạo những hiệu ứng mờ, “đóng băng” chuyển động của những chủ thể trong bức ảnh. Trong bài viết này, Tokyo Camera xin gửi đến quý vị và các bạn một số những thông tin cơ bản và ứng dụng của tốc độ màn trập, ý nghĩa của tốc độ màn trập trong chụp ảnh và nhiếp ảnh.

Tốc độ màn trập và sự thay đổi trong độ sắc nét hình ảnh

Tốc độ màn trập là khoảng thời gian mà màn trập của máy ảnh mở để ánh sáng phản chiếu từ các chủ thể và bối cảnh đi vào máy ảnh.

Tốc độ màn trập được tính như thế nào?

Thời gian này được đo bằng đơn vị giây hoặc cao hơn là theo phần nghìn giây [1/1000, 1/2000 hay 1/4000 giây,vv]. Tốc độ màn trập càng nhanh đồng nghĩa với thời gian màn trập mở ngắn. Giúp máy ảnh có thể “bắt” được những khoảnh khắc rõ nét hơn trong những điều kiện ánh sáng yếu, thiếu sáng.

Lưu ý: phần mẫu số của tỉ lệ tốc độ màn trập càng lớn tỉ lệ thuận với tốc độ màn trập càng nhanh và ngược lại [ví dụ: 1/6000 chậm hơn 1/8000].

Ý nghĩa của tốc độ màn trập trong chụp ảnh và nhiếp ảnh

Tốc độ màn trập không chỉ đơn thuần là một chỉ số. Hiểu và nắm được tốc độ màn trập là yếu tố quan trọng trong việc điều chỉnh độ sáng, rõ nét hơn của bức ảnh trong nhiếp ảnh. Ngoài ra, việc hiểu tốc độ màn trập giúp tạo ra những hiệu ứng đặc biệt cho bức ảnh, những chuyển động mờ, “đóng băng” di chuyển. Chẳng hạn như, chụp ảnh động hoặc với người, việc sử dụng tốc độ màn trập nhanh để chụp ảnh sẽ giúp đảm bảo độ sắc nét và không bị nhòe cho bức ảnh.

Cách thay đổi thiết lập tốc độ màn trập cho máy ảnh

Tốc độ màn trập thường được cài đặt như thế nào?

Tốc độ màn trập [cài đặt dài nhất] thường là 1/30 giây [với hầu hết các máy ảnh]. Tuy nhiên, ta cũng có thể điều chỉnh tốc độ màn trập dài hơn sao cho phù hợp với những tình huống sử dụng thực tế [nếu cần thiết].

Với những dòng máy ảnh không gương lật [thuật ngữ tiếng Anh gọi là máy ảnh mirrorless hay mirrorless camera]. Thì màn trập của máy ảnh luôn mở cho tới khi bạn bấm nút chụp. Với những chiếc máy ảnh DSLR nếu đã từng là người dùng qua sẽ cảm thấy màn trập của những chiếc máy ảnh này sẽ khó thấy màn trập của chúng hơn vì cảm biến của những máy ảnh này nằm ở phía trên của gương lật [do cơ chế sử dụng khúc xạ ánh sáng] để thu được hình ảnh.

Thông số tốc độ màn trập có thể hiển thị ở đâu trên máy ảnh?

Mặc dù, tốc độ màn trập thường được biểu thị là phân số [trong một giây]. Tùy nhiên, để tiết kiệm và tương thích với không gian, diện tích hiển thị của màn hình máy ảnh. nó thường được bỏ qua phân số. Nên ví dụ nếu tốc độ màn trập là 1/1000 thì sẽ được viết là 1000. Còn khi tốc độ màn trập hơn 1s thì nó sẽ được thêm ký hiệu màn trập thường là ngoặc kép [“-”].

Vị trí hiển thị

Với những máy ảnh sử dụng loại màn hình LCD thì tốc độ màn trập thường được nằm ở góc trên cùng. Còn với những máy ảnh không có màn hình LCD trên cùng thì bạn có thể nhìn qua khung ngắm. Ta có thể thấy tốc độ màn trập hiển thị ở phía bên trái.

Với những máy ảnh không gương lật

Nếu máy ảnh của bạn không có màn hình LCD, không có kính ngắm như những máy ảnh không gương lật [máy ảnh mirrorless]. Vậy làm sao để xem được thông số tốc độ màn trập? Bạn có thể tìm thấy tốc độ màn trập ở màn hình phía sau của máy ảnh.

Làm thế nào nếu tôi không thể tìm thấy phần hiển thị và điều chỉnh tốc độ màn trập trên máy ảnh?

Nếu không thể tìm được tốc độ màn trập hiển thị ở đâu trên màn hình máy ảnh hoặc các nút điều chỉnh trên máy ảnh. Hãy sử dụng máy ảnh ở CHẾ ĐỘ ƯU TIÊN và đảm bảo rằng bạn đã tắt các tính năng tự động điều chỉnh độ nhạy sáng [ISO]. Sau đó, hãy bắt đầu cầm máy ảnh quay xung quanh [hướng ống kính quay từ vùng tối đến sáng]. Con số thay đổi hiển thị tương ứng với tốc độ màn trập của bạn.

Những lưu ý nào cần lưu tâm khi sử dụng tốc độ màn trập

Việc sử dụng tốc độ màn trập ngoài những lưu ý nhất định để đảm bảo bức ảnh của bạn thu được có chất lượng hình ảnh và hiệu ứng đẹp, ta cũng cần lưu tâm những thông số và tham số khác như: Khẩu độ, độ ổn định hình ảnh, độ nhạy ISO

Tốc độ màn trập càng cao, độ rõ nét của chủ thể đang chuyển động càng giảm và ngược lại

Lưu ý về tốc độ màn trập và khẩu độ của máy ảnh

Trong quá trình chụp ảnh, tốc độ màn trập và khẩu độ của ống kính máy ảnh là những thông số thường được sử dụng và tương tác với nhau. Những thông số này điều chỉnh sẽ tạo ra độ sáng và chiều sâu cho bức ảnh. Tốc độ màn trập nhanh sẽ giúp cho ảnh tối hơn [giảm sáng]. Vì vậy, cần tăng khẩu [độ mở của ống kính] để bù sáng. Ngược lại, nếu tốc độ màn trập chậm hơn, ánh sáng đi vào nhiều hơn thì cần giảm độ mở khẩu độ để đảm bảo chiều sâu phù hợp cho bức ảnh.

Tham khảo: Tìm hiểu về khẩu độ trong nhiếp ảnh

Lưu ý về tốc độ màn trập và tính ổn định hình ảnh

Dùng tốc độ màn trập nhanh cũng đồng nghĩa với độ ổn định cho máy ảnh và ống kính máy ảnh sẽ phần nào bị giảm, cũng như ánh sáng không đủ thời gian đi qua ống kính. Chính vì vậy, việc sử dụng tốc độ màn trập nhanh đôi khi không thực sự hiệu quả nếu bạn không đáp ứng được các yếu tố bị bù trừ [độ sáng, độ ổn định].

Lưu ý về tốc độ màn trập và độ nhạy sáng [ISO]

Nếu bức ảnh của bạn quá tối, có thể sử dụng độ nhạy sáng [ISO] cao hơn để bù đắp phần nào thiếu sáng. Cũng cần lưu ý rằng, độ nhạy sáng ISO cao sẽ tăng thêm “nhiễu sáng” [noise] cho bức ảnh. Vì vậy, cần cân nhắc kỹ trước khi có ý định muốn điều chỉnh ISO. Nếu có điều kiện, quý vị và các bạn có thể sử dụng các phụ kiện khác: chân máy, đèn flash để giảm độ phơi sáng cho ảnh.

Tham khảo: Tìm hiểu về ISO, ISO là gì?

Tốc độ màn trập máy ảnh – ảnh hưởng tới độ phơi sáng của bức ảnh

Cách thiết lập tốc độ màn trập máy ảnh phù hợp cho từng chế độ chụp ảnh cơ bản

Hầu hết, các máy ảnh đều có thể tự động chỉnh tốc độ màn trập, tương ứng theo điều kiện môi trường [ánh sáng] và chế độ chụp ảnh. Tuy nhiên, khi máy ảnh được đặt ở chế độ tự động [Auto], thì tốc độ màn trập mặc định sẽ được chọn bởi hệ thống của máy ảnh, thiết bị có chức năng chụp ảnh [có camera tích hợp]. Tuy nhiên, việc cài đặt chế độ màn trập thủ công vẫn cần thiết, đặc biệt với những nhiếp ảnh gia muốn điều chỉnh theo ý mình.

Với chế độ thủ công: người dùng có thể kiểm soát được tốc độ màn trập, khẩu độ, ISO dành cho những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư đang tìm hiểu về tốc độ màn trập phù hợp. Các nhiếp ảnh gia có thể điều chỉnh các thông số tốc độ màn trập trong những tình huống chụp ảnh khác nhau và điều kiện môi trường khác nhau.

Chế độ ưu tiên màn trập: Chế độ này cho phép bạn cài đặt tốc độ màn trập theo từng chế độ chụp ảnh khác nhau. Khi đó, máy ảnh sẽ điều chỉnh các thông số liên quan còn lại sao cho phù hợp. “Chế độ ưu tiên màn trập” được hiển thị trên mặt số máy ảnh [thường bằng ký hiệu S hoặc TV [đối với máy ảnh Canon và Pentax]. Ngoài ra, ở chế độ ưu tiên màn trập bạn có thể xoay bánh xe điều khiển ở phía sau bên phải máy ảnh [gần ngón cái] của bạn. Điều chỉnh được tốc độ màn trập tùy ý muốn.

Đặc biệt, nếu bạn chụp ảnh ở chế độ “Bulb”. Cho phép giữ nguyên vị trí màn trập mở [khi bấm chụp và đóng khi nút bấm “chụp” được nhả ra. Khi này, tốc độ màn trập dựa vào việc người giữ nút chậm hay nhanh. Ở chế độ “Bulb”, việc xảy ra hiện tượng rung, lắc máy ảnh là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, đòi hỏi việc phải gắn máy ảnh lên chân máy hoặc đặt máy ảnh lên bề mặt cố định nào đó nhằm đảm bảo độ ổn định cho máy ảnh. Hoặc để chắc chắn hơn, ta có thể sử dụng một phụ kiện nút bấm điều khiển từ xa cho máy ảnh [ở bên ngoài] để không cần phải thực hiện thao tác chụp thủ công, tránh gây rung lắc thêm cho máy ảnh.

Tóm lại, để thực hiện việc chụp ảnh giảm rung lắc ta nên hạn chế chọn tốc độ màn trập cao, giảm tối đa hiện tượng rung trong quá trình màn trập

Kết luận

Tóm lại, tốc độ màn trập là một trong những yếu tố quan trọng là một trong những yếu tố chụp ảnh. Hiểu rõ ý nghĩa của tốc độ màn trập và cách yếu tố khác liên quan như khẩu độ, độ nhạy sáng [ISO], độ ổn định hình ảnh, tốc độ màn trập phù hợp cho từng phong cách, hiệu ứng sáng tạo hình ảnh. Giúp bạn làm chủ được chất lượng hình ảnh đầu ra của bạn.

Tốc độ màn trập là gì?

Tốc độ màn trập là khoảng thời gian màn trập mở ra để cho ánh sáng chiếu qua thấu kính đi vào cảm biến. Nó mô tả tốc độ nhanh hay chậm của màn trập khi mở ra, là lượng thời gian chính xác [hay còn gọi là thời gian phơi sáng] mà máy ảnh của bạn ghi lại hình ảnh.

Tốc độ màn trập bao nhiêu là đủ?

- Tốc độ màn trập cho vật thể chuyển động Tùy thuộc vào tốc độ di chuyển của đối tượng, bạn sẽ cần sử dụng tốc độ cửa trập nhanh từ 1/500 trở lên nếu bạn muốn chụp một bức ảnh sắc nét về đối tượng bị đóng băng trong chuyển động. Ví dụ: Để đóng băng chuyển động của người chạy, 1/500 sẽ là đủ.

III Shutter Speed tốc độ ảnh hưởng tới ánh sáng như thế nào?

Shutter Speed càng cao tức là màn trập đóng mở càng nhanh dẫn tới ánh sáng đi vào máy ảnh càng ít và cho ra bức ảnh tối hơn. Shutter Speed càng thấp tức là màn trập đóng mở càng chậm dẫn tới ánh sáng đi vào máy ảnh càng nhiều và cho ra bức ảnh sáng hơn.

Nếu tốc độ màn trập là 1 60 tốc độ nhanh gấp đôi là bao nhiêu?

Ví dụ: Nếu tốc độ màn trập thay đổi từ 1/60 giây đến 1/30 giây, lượng ánh sáng đi vào sẽ tăng gấp đôi. Cùng với khẩu độ - yếu tố góp phần điều chỉnh lượng ánh sáng từ ống kính đi vào, tốc độ màn trập cũng là một trong những yếu tố quyết định mức độ phơi sáng.

Chủ Đề