Khám tắc ống dẫn trứng như thế nào?

Biểu hiện của tắc vòi dẫn trứng đáng sợ nhất là khi đây là một trong những nguyên nhân có thể gây vô sinh ở nữ giới. Thật vậy, trong phần lớn các trường hợp, dấu hiệu tắc vòi trứng thường không rõ ràng cho đến khi vào tuổi sinh sản. Tuy nhiên, vì có một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng mắc phải chứng tắc vòi trứng, nhận biết sớm tắc vòi trứng biểu hiện như thế nào để kịp thời điều chỉnh trước khi gây ra những ảnh hưởng về sau.

1. Tắc vòi dẫn trứng là gì?

Vòi dẫn trứng hay ống dẫn trứng là hai ống cơ nằm hai bên tử cung được lót bằng những cấu trúc niêm mạc có lông mỏng manh. Lòng ống hoạt động theo cả hai hướng; giúp trứng đi từ buồng trứng xuống tử cung và giúp tinh trùng đi lên từ tử cung gặp trứng để thụ tinh. Chính vì vậy, các ống dẫn trứng đóng một vai trò quan trọng trong việc thụ thai vì là vị trí hầu hết các trứng được thụ tinh.

Nếu bất kỳ phần nào của ống dẫn trứng bị tổn thương, chẳng hạn như do phẫu thuật hoặc nhiễm trùng, tình trạng tắc vòi trứng có thể xảy ra do bị tắc nghẽn bởi mô sẹo.

Khám tắc ống dẫn trứng như thế nào?

Tắc vòi trứng

Vòi trứng kết nối buồng trứng với tử cung và đóng một vai trò quan trọng trong khả năng sinh sản. Vì vậy, dấu hiệu tắc vòi trứng không thường xuất hiện gì khác ngoài tình trạng khó thụ thai. Các bác sĩ thường xác định điều này khi đã cố gắng thụ thai trong 1 năm. Nếu cả hai vòi trứng đều bị ảnh hưởng, người phụ nữ có thể vô sinh.

Trong một số trường hợp khác, những dấu hiệu tắc vòi trứng có thể khiến phụ nữ bị đau ở vùng chậu hoặc ổ bụng. Cơn đau này có thể xảy ra thường xuyên, chẳng hạn như trong khoảng thời gian của kỳ kinh nguyệt như thống kinh hoặc đau liên tục.

Đôi khi, dấu hiệu của tắc vòi trứng là trứng đã thụ tinh bị mắc kẹt gây ra tình trạng mang thai ngoài tử cung. Tình trạng mang thai ngoài tử cung có thể không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng và thường được phát hiện trong quá trình siêu âm. Một số phụ nữ có thể xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ mang thai ngoài tử cung như trễ kinh, đau bụng và ra huyết âm đạo bất thường. Bất kỳ phụ nữ nào nghi ngờ mình mang thai ngoài tử cung nên đến cơ sở y tế ngay lập tức.

3. Nguyên nhân nào tắc vòi trứng?

Các ống dẫn trứng có thể bị tắc nghẽn vì nhiều lý do, bao gồm:

  • Có tiền sử nhiễm trùng vùng chậu
  • Từng can thiệp ống dẫn trứng trước đó
  • Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như bệnh lậu hoặc chlamydia
  • Bị lạc nội mạc tử cung, một tình trạng làm cho niêm mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung
  • Có tiền sử phẫu thuật bụng
  • Tụ dịch trong đoạn cuối ống dẫn trứng
  • Tất cả những tình trạng này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến ống dẫn trứng, tạo ra mô sẹo có thể làm tắc ống dẫn trứng.

4. Chẩn đoán tắc vòi trứng bằng cách nào?

Những dấu hiệu tắc vòi trứng có thể khó xác định. Vì hai vòi trứng có những nhu động nội tại, không phải lúc nào cũng dễ dàng biết được đây là dấu hiệu tắc vòi trứng hay vừa mới đóng.

Trong thực tế, có ba xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán ống dẫn trứng bị tắc:

Chụp buồng tử cung vòi trứng có cản quang: Bác sĩ tiêm một loại thuốc nhuộm vô hại vào tử cung, chất này sẽ chảy vào ống dẫn trứng và tạo ra hình ảnh có thể nhìn thấy trên phim chụp X-quang. Nếu chất lỏng không chảy vào ống dẫn trứng, chúng có thể đã bị tắc nghẽn.

Siêu âm phần phụ: Công cụ này rất giống với chụp buồng tử cung vòi trứng có cản quang nhưng sử dụng sóng âm thanh để xây dựng nên hình ảnh của ống dẫn trứng.

Nội soi ổ bụng: Bác sĩ phẫu thuật tạo một vết cắt nhỏ trên cơ thể và lắp một máy ảnh cực nhỏ để chụp ảnh ống dẫn trứng từ bên trong. Trong các kỹ thuật, nội soi ổ bụng là phương tiện chính xác nhất để tìm những dấu hiệu tắc vòi trứng. Tuy nhiên, các bác sĩ thường không khuyến nghị xét nghiệm này như một công cụ chẩn đoán sớm vì cách thức xâm lấn và không thể điều trị được vấn đề.

Ngoài ra, việc chẩn đoán tắc vòi trứng còn cần phải dựa trên bệnh sử. Ví dụ, một phụ nữ có thể đã từng bị vỡ ruột thừa trong quá khứ nay gặp khó khăn trong việc thụ thai có thể là dấu hiệu của tắc vòi trứng.

Khám tắc ống dẫn trứng như thế nào?

Nội soi ổ bụng giúp chẩn đoán tắc vòi trứng

5. Các cách điều trị tắc vòi trứng

Chỉ có can thiệp ngoại khoa mới có thể khắc phục được tình trạng tắc vòi trứng. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào mức độ sẹo hẹp và vị trí tắc nghẽn.

Quá trình phẫu thuật nhằm mục đích mở ống dẫn trứng bằng một trong các phương pháp sau:

  • Loại bỏ mô sẹo
  • Tạo một lỗ mới ở bên ngoài ống dẫn trứng
  • Mở ống dẫn trứng từ bên trong

Dù là phương pháp nào, phẫu thuật mở ống dẫn trứng đều mang lại những biến chứng tiềm ẩn tương tự như bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, bao gồm các nguy cơ như:

  • Nhiễm trùng
  • Tạo ra thêm nhiều mô sẹo hơn
  • Tổn thương các cơ quan lân cận
  • Chảy máu trong ổ bụng

Một nguy cơ đáng sợ sau khi phẫu thuật tắc ống dẫn trứng là mang thai ngoài tử cung, nghĩa là trứng đã thụ tinh bị mắc kẹt bên ngoài tử cung, thường là trong ống dẫn trứng và tại vị trí tắc nghẽn. Nếu phôi thai làm tổ tại đây và lớn lên sẽ gây biến chứng vỡ vòi trứng và các biến chứng nặng nề hơn. Do đó, sau khi phẫu thuật tắc vòi trứng và phát hiện có thai, phụ nữ nên đi khám ngay để kiểm tra xem có thai ngoài tử cung hay không.

Tóm lại, khi cảm thấy chậm có thai, người phụ nữ cần nghĩ tới khả năng đây là một trong những dấu hiệu tắc vòi trứng. Triển vọng về khả năng sinh sản vẫn có khả quan nếu chỉ có một ống dẫn trứng bị ảnh hưởng hoặc sẹo nội mô là tối thiểu. Do đó, nếu nghi ngờ xuất hiện các biểu hiện của tắc vòi dẫn trứng, phụ nữ cần đi khám để xem xét phẫu thuật điều trị tắc ống dẫn trứng hay thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh sản.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Xét nghiệm beta HCG sau 14 ngày chuyển phôi: Những điều cần biết
  • Cần làm gì khi đã có thai nhưng siêu âm chưa thấy túi thai?
  • Thai ngoài tử cung được chẩn đoán như thế nào?