Kế hoạch hành động siêm riệp giai đoạn 2023 2023

Máy bay của hãng hàng không quốc gia Campuchia Angkor Air. [Nguồn: flightsnation.com]

Ngày 1/7, Chuyến bay mang số hiệu K6 840 khởi hành từ Siem Reap [Campuchia] lúc 15 giờ 35 và hạ cánh an toàn tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng lúc 17 giờ 35 cùng ngày.

Đây là chuyến bay thương mại chở khách đầu tiên được khai thác trở lại trên đường bay Siem Reap-Đà Nẵng sau hơn 2 năm bị gián đoạn khai thác do đại dịch COVID-19.

Trước COVID-19, Siem Reap thu hút hàng triệu lượt khách quốc tế mỗi năm nhờ kỳ quan thế giới Angkor Wat; trong khi đó, Đà Nẵng, trung tâm kinh tế, văn hóa lớn nhất miền Trung Việt Nam, đang trở thành điểm trung chuyển của các thị trường khách quốc tế lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản.

“Nỗ lực khôi phục kinh tế du lịch, đồng thời thiết lập lại các đường bay trực tiếp giữa Campuchia và Việt Nam là một trong những dấu ấn kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Campuchia,” ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Xuân Bình, đường bay trực tiếp Đà Nẵng-Siem Reap khẳng định hơn nữa định vị chiến lược của Đà Nẵng đối với các thị trường khách quốc tế, Đà Nẵng là cửa ngõ đến với các di sản thế giới.

“Với khoảng hai giờ bay giữa Đà Nẵng và Siêm Riệp với hãng hàng không Cambodia Angkor Air, du khách quốc tế có thể thưởng ngoạn kỳ quan Angkor Wat cùng như các di sản văn hóa thế giới miền Trung Việt Nam,” ông Bình cho biết.

Cambodia Angkor Air sẽ khai thác trở lại với tần suất ban đầu 3 chuyến/tuần vào các ngày thứ 2, 4, 6 bằng tàu bay ATR72 và hợp tác liên danh linh hoạt với Vietnam Airlines.

[Hãng hàng không Korean Air mở lại đường bay trực tiếp đến Đà Nẵng]

Đường bay được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy nhu cầu đi lại, du lịch giữa Việt Nam và Campuchia, cũng như tạo thuận lợi trong trao đổi khách quốc tế giữa Siêm Riệp và Đà Nẵng. Hãng sẽ tiếp tục nâng tần suất khai thác lên 5 chuyến/tuần từ tháng 9/2022.

Ông Lưu Minh Chung, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air cho biết: “Cambodia Angkor Air là hãng hàng không quốc gia và cũng là hãng đầu tiên và duy nhất hiện nay tại Campuchia đáp ứng tiêu chuẩn IOSA. Chúng tôi rất vui mừng với việc khôi phục lại đường bay Siem Reap-Đà Nẵng và mong muốn trở thành cầu nối văn hóa, kinh tế, du lịch giữa hai quốc gia.”

IOSA là chứng chỉ an toàn khai thác uy tín được cấp bởi Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA.

Ông Chung cho biết Cambodia Angkor Air hiện là hãng hàng không có tần suất bay cao nhất giữa Việt Nam và Campuchia với 30 chuyến khứ hồi mỗi tuần kết nối các thành phố lớn của Campuchia Phnom Penh, Siem Reap, Sihanouk Ville với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng của Việt Nam./.

Chinhphu.vn] – Tại Hội nghị Cấp cao ACMECS, lãnh đạo các nước bày tỏ quan ngại về các đợt hạn hán nghiêm trọng, đặc biệt trong năm 2019 và 2020, khiến mực nước sông Mekong giảm xuống mức thấp kỷ lục mới và gây gián đoạn nguồn cung lương thực, ảnh hưởng tới hệ sinh thái, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của tiểu vùng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị ACMECS lần thứ 9. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Sáng 9/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Hội nghị cấp cao [HNCC] Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong [ACMECS] lần thứ 9 theo hình thức trực tuyến, với sự có mặt của lãnh đạo cấp cao các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Tổng Thư ký ASEAN. Đoàn Việt Nam tháp tùng Thủ tướng Chính phủ tham dự Hội nghị có đại diện Lãnh đạo các Bộ: Ngoại giao, Giao thông vận tải, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế và Văn phòng Chính phủ.

Với chủ đề “Quan hệ đối tác vì kết nối và phục hồi”, Hội nghị tập trung rà soát tình hình triển khai Tuyên bố Bangkok và Kế hoạch Tổng thể ACMECS giai đoạn 2019-2023 được lãnh đạo các nước thông qua tại HNCC ACMECS lần thứ 8 [tháng 6/2018 tại Bangkok, Thái Lan]; đồng thời trao đổi về các biện pháp củng cố hợp tác trong giai đoạn mới.

Về tình hình hợp tác trong hai năm qua, các nhà lãnh đạo ghi nhận những kết quả tích cực mà Hợp tác ACMECS đạt được trong việc triển khai Kế hoạch Tổng thể ACMECS xoay quanh ba trụ cột là kết nối hạ tầng cứng, kết nối hạ tầng mềm và phát triển thông minh-bền vững. Hội nghị đánh giá cao nỗ lực của các nước trong việc xây dựng một số văn bản định hướng hợp tác như Điều khoản tham chiếu [TOR] của Quỹ Phát triển ACMECS [ACMDF], Tài liệu khái niệm về Cơ chế làm việc của các Ủy ban điều phối ACMECS và Danh sách các dự án ưu tiên. Hội nghị cũng ghi nhận tiến triển trong việc hình thành mạng lưới đối tác phát triển của ACMECS, trong đó có việc thông qua danh sách đối tác đợt 1 [gồm Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, và Australia] và chuẩn bị thống nhất danh sách đợt 2.

Về hợp tác trong thời gian tới, các nhà lãnh đạo nhận định khu vực và thế giới đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và các vấn đề an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường, thiên tai, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn… Lãnh đạo các nước bày tỏ quan ngại về các đợt hạn hán nghiêm trọng, đặc biệt trong năm 2019 và 2020, khiến mực nước sông Mekong giảm xuống mức thấp kỷ lục mới và gây gián đoạn nguồn cung lương thực, ảnh hưởng tới hệ sinh thái, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của tiểu vùng.

Hội nghị ACMECS lần thứ 9 được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Trên cơ sở đó, các nhà lãnh đạo khẳng định quyết tâm: Thúc đẩy hợp tác bảo vệ môi trường, phát triển nông nghiệp thông minh và quản lý bền vững tài nguyên nước sông Mekong, quản lý thiên tai và biến đổi khí hậu. Tăng cường nỗ lực vừa phòng chống, ứng phó với đại dịch COVID-19; vừa tái thiết kinh tế, bao gồm phục hồi chuỗi cung ứng, thúc đẩy thương mại, đầu tư, công nghiệp và du lịch giữa các nước thành viên ACMECS, phát triển nền kinh tế kỹ thuật số, thương mại điện tử và phát triển nguồn nhân lực; thúc đẩy sự tham gia, đóng góp của các đối tác phát triển, tổ chức quốc tế, khu vực tư nhân…trong việc thực hiện 3 trụ cột hợp tác của Kế hoạch tổng thể ACMECS và sớm đưa Quỹ Phát triển ACMECS đi vào hoạt động nhằm triển khai hiệu quả các dự án ưu tiên và bảo đảm tính kết nối và cộng hưởng giữa hợp tác ACMECS với ASEAN và các cơ chế hợp tác tiểu vùng liên quan, đồng thời xem xét cải tiến cơ cấu, phương thức hoạt động của hợp tác ACMECS theo hướng tăng cường hiệu quả và phát huy tối đa nguồn lực.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định tầm quan trọng của sự hợp tác và phối hợp giữa năm nước láng giềng Mekong trong nỗ lực chung thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, hướng tới xây dựng nền kinh tế cạnh tranh, năng động và bền vững. Thủ tướng cũng chỉ ra một số định hướng nhằm nâng cao hiệu quả và vai trò của ACMECS trong giai đoạn tới, theo đó nhiệm vụ quan trọng là vượt qua đại dịch COVID-19, từng bước phục hồi kinh tế và phát huy vai trò chiến lược nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Để làm được điều này, các nước cần bảo đảm kết nối thông suốt và hài hòa trong tiểu vùng, đặc biệt là thúc đẩy giao thông, thương mại, đầu tư dọc các hành lang kinh tế; phát triển hệ thống hạ tầng giao thông khu vực biên giới; và thực hiện nghiêm các thỏa thuận song phương, đa phương đã ký. Chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững, thông minh hướng tới hình thành các chuỗi giá trị nông nghiệp Mekong và hội nhập ngày càng sâu vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ môi trường, quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, ứng phó biến đổi khí hậu và thiên tai.

Kết thúc hội nghị, các nhà lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố Phnom Penh Hội nghị Cấp cao ACMECS lần thứ 9 và nhất trí Lào sẽ chủ trì tổ chức Hội nghị Cấp cao ACMECS lần thứ 10.

Nguồn: Cổng TTĐT Chính phủ

Chủ Đề