Iran thuộc khu vực nào của châu á năm 2024

Ở châu Á, các quốc gia nằm ở bờ Tây như UAE, Iran, Iraq, Ả rập Xê Út, Qatar.. đều đá theo kiểu châu Âu, nghĩa là bắt đầu từ tháng 8 hoặc 9 năm này và kết thúc vào tháng 5 năm sau, phù hợp với lịch đấu toàn cầu của FIFA. Chính vì vậy Liên đoàn bóng đá châu Á [AFC] sắp xếp các CLB dự các giải đấu cúp châu Á như AFC Champions League và AFC Cup cũng chia riêng khu vực [phía tây] thi đấu nên không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, cũng có 2 giải ở khu vực khác gồm ở Nam Á là Ấn Độ [I-League] và Úc với giải A-League cũng đấu theo “kiểu châu Âu” nhưng bắt đầu mùa giải trễ hơn từ tháng 10 và tháng 11 thi đấu sang tháng 5 năm sau.

Quá đẳng cấp, Xavi 39 tuổi vẫn lập siêu phẩm đá phạt ở Qatar

Trong khi đó, hầu hết ở các khu vực còn lại thi đấu từ tháng 2 đến tháng 9 hay tháng 10 cùng năm, như khu vực Đông Á là các giải K-League [Hàn Quốc], J-League [Nhật Bản], C-League của Trung Quốc, hay Trung Á là Uzbekistan, tương tự ở khu vực Đông Nam Á các giải VĐQG của Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Indonesia... lâu nay đều thi đấu cùng thời gian trên. Các CLB ở các khu vực này dự các cúp châu Á cũng được AFC chia khu vực [phía đông hoặc Đông Nam Á] thi đấu cùng nhau để tránh bị ảnh hưởng lịch đấu VĐQG. Ngoài ra, thi đấu vào thời gian này các giải, nhất là ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á sẽ tránh được mùa mưa bão cao điểm thường diễn ra từ tháng 10 trở đi.

J League chưa biết bao giờ sẽ trở lại

Kyodo

Vì vậy, việc giải VĐQG Thái Lan [Thai-League] vì đại dịch Covid-19 hoãn lại dự định thi đấu lại vào tháng 9 tới và kết thúc vào tháng 5 năm sau, cũng như đang có ý định sẽ tổ chức thi đấu thường xuyên các mùa tiếp theo trong khung thời gian này, có thể sẽ đặt giải đấu trở này thành ngoại lệ ở khu vực. Trong đó, các CLB Thái Lan nếu dự các cúp châu Á phải chấp nhận bị động lịch thi đấu khi phân bổ vào nhóm phía đông ở AFC Champions League, hoặc các giải khu vực như AFF Cup hay SEA Games [thường diễn ra vào cuối năm] bắt buộc phải xếp lịch để đội tuyển nước này tham dự mà không bị ảnh hưởng tới giải VĐQG.

Thái League dời đến tháng 9

FAT

Nếu dịch Covid-19 vẫn chưa thể kiểm soát tốt khiến bóng đá Đông Á không thể bắt đầu trở lại vào tháng 5 hay tháng 6 thì buộc lòng AFC sẽ có sự thay đổi đồng bộ, có thể kéo theo khả năng các giải VĐQG khắp châu Á cũng phải thay đổi thời gian thi đấu. Dù vậy khả năng này rất thấp, vì các giải ở châu Á lâu nay kể cả VCK Asian Cup không muốn về lâu dài bị ảnh hưởng và chịu sự cạnh tranh khi diễn ra cùng thời điểm với các giải ở châu Âu hay World Cup, EURO...

/i'rɑ:n/

Quốc gia

  • Iran is a country located in west Asia, known also as Persia. Iran borders Armenia, Azerbaijan [including its Nakhichevan exclave], and Turkmenistan to the north, Pakistan and Afghanistan to the east, and Turkey and Iraq to the west.
  • Cộng hòa Hồi giáo Iran là một quốc gia ở Trung Đông, phía tây nam của châu Á. Trước 1935, tên của nước này là Ba Tư.Iran giáp với Armenia, Azerbaijan, và Turkmenistan về phía bắc, Pakistan và Afghanistan về phía đông, Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq về phía tây. Nó cũng giáp biển Caspia về phía Bắc. Vịnh Ba Tư [thuộc Iran] là vùng vành đai nông của Ấn Độ Dương nằm giữa Bán đảo Ả Rập và vùng tây nam Iran.
  • Diện tích: 1,648,000 square km
  • Thủ đô: Tehran
  • Tôn giáo:
  • Dân tộc:
  • Quốc huy:
  • Quốc kỳ: TÊN QUỐC GIA Bạn hãy cùng chúng tôi xây dựng TĐ tên các Quốc gia nào

tác giả

Tìm thêm với Google.com :

NHÀ TÀI TRỢ

Quốc kỳ Cộng hòa Hồi giáo I-ran

Vị trí địa lý: Nằm ở Tây Nam Á, giáp A-déc-bai-gian, Ác-mê-ni-a, biển Cax-pi, Tuốc-mê-ni-xtan, Áp-ga-ni-xtan, Pa-kis-xtan, vịnh Ô-man, vịnh Péc-xích, I-rắc, Thổ Nhĩ Kỳ. Tọa độ: 32o00 vĩ bắc, 53o00 kinh đông.

Diện tích: 1.648.000 km2

Khí hậu: Chủ yếu là khô cằn hoặc bán khô cằn, khí hậu cận nhiệt đới dọc theo bờ biển Caxpi. Ở bờ biển vịnh Pécxích và Ôman có khí hậu nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình từ 20 đến 29oC [ở Tê-hê-ran]. Lượng mưa trung bình: 50 - 200 mm.

Địa hình: Gồ ghề, núi bao quanh; vùng lòng chảo cao ở giữa với các sa mạc và núi; một số đồng bằng nhỏ không liền nhau dọc theo hai bờ biển.

Tài nguyên thiên nhiên: Dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, crôm, đồng, sắt, chì, mangan, kẽm, sunphua.

Dân số: khoảng 77.447.200 người [2013]

Các dân tộc: Người Ba Tư [51%], Azeri [24%], Gilaki và Mazandarani [8%], Kurd [7%], A-rập [3%], Lur [2%], Baloch [2%], Thổ Nhĩ Kỳ [2%], các nhóm khác [1%].

Ngôn ngữ chính: Tiếng Ba Tư; tiếng Pháp và tiếng Anh được dùng phổ biến.

Lịch sử: I-ran là một trong những quốc gia lâu đời ở châu Á. Từ đầu thế kỷ XX, bị nhiều nước đế quốc xâu xé. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, I-ran là một đầu mối quan trọng để phe đồng minh cung cấp viện trợ cho Liên Xô chống phát xít. Năm 1955, I-ran gia nhập khối quân sự Bát-đa. Tháng 2-1979 lật đổ chế độ quân chủ của Pa-lê-vi, thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời. Ngày 1/4/1979, I-ran chính thức tuyên bố là nước Cộng hòa Hồi giáo.

Tôn giáo: Đạo Hồi dòng Shia [89%], Đạo Hồi dòng Sun-ni 10%, v.v..

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Cộng hòa thần quyền.

Các khu vực hành chính: 28 tỉnh: Ardabil, Azarbayjan-e Gharbi, Azarbayjan-e Sharqi, Bushehr, Chahar Mahall va Bakhtiari, Esfahan, Fars, Gilan, Golestan, Hamadan, Hormozgan, Ilam, Kerman, Kermanshhan, Khorasan, Khuzestan, Kohkiluyeh va Buyer Ahmadi, Kordestan, Lorestan, Markazi, Mazandaran, Qom, Qazvin, Semnan, Sistan va Baluchestan, Tehran, Yazd, Zanjan.

Hiến pháp: Thông qua tháng 12-1979, được sửa đổi năm 1989.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Lãnh tụ Cách mạng Hồi giáo.

Đứng đầu Chính phủ: Tổng thống.

Bầu cử: Lãnh tụ Cách mạng Hồi giáo do Đại hội của các giáo chức cao cấp lựa chọn suốt đời; Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm.

Cơ quan lập pháp: Đại hội tư vấn Hồi giáo [290 ghế, các thành viên được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm].

Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Đảng Đoàn kết Hồi giáo I-ran, Mặt trận của những người Hồi giáo, Hiệp hội Tăng lữ Tê-hê-ran, Hội Liên minh Hồi giáo, v.v..

Kinh tế:

Tổng quan: I-ran là nước có tiềm năng kinh tế lớn, trữ lượng dầu mỏ khoảng 95 tỷ thùng, khí đốt khoảng 24.800 tỷ mét khối. Nền kinh tế I-ran pha trộn giữa kế hoạch tập trung, sở hữu nhà nước về dầu mỏ và các doanh nghiệp lớn, nền nông nghiệp kiểu làng xã và dịch vụ, kinh doanh tư nhân quy mô nhỏ. Dầu mỏ là nguồn thu nhập chính của đất nước. I-ran có nguồn khoáng sản phong phú và nguồn khí đốt có trữ lượng lớn. Tình trạng tài chính của I-ran gặp khó khăn trong năm 1997 và càng xấu hơn vào năm 1998 do giá dầu thô giảm. Vì vậy I-ran đã buộc phải giảm nhập khẩu và khất lại việc trả nợ. Giá cả dầu mỏ tăng vọt sau những năm 2000 đã làm tăng mạnh năng lực tài chính của I-ran.

Sản phẩm công nghiệp: Dầu mỏ, sản phẩm hóa dầu, dệt, xi măng và vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm [đặc biệt là đường và dầu thực vật], sản phẩm kim loại, vũ khí.

Sản phẩm nông nghiệp: Lúa mì, gạo, ngũ cốc khác, củ cải đường, hoa quả, bông, các sản phẩm sữa, gỗ, trứng cá muối.

Văn hóa

I-ran có một lịch sử nghệ thuật, âm nhạc, kiến trúc, thi ca, triết học, truyền thống, và hệ tư tưởng lâu đời. Sự tìm kiếm công bằng xã hội và đấu tranh cho sự công bằng là một đặc điểm quan trọng trong văn hoá I-ran. Sự tôn trọng người già và sự hiếu khách cũng là một phần không thể thiếu trong phép xã giao I-ran. Đặc biệt, Văn học Ba Tư được các học giả Ba Tư cũng như nước ngoài đánh giá rất cao. Ngôn ngữ Ba Tư đã được sử dụng trong hơn 2.500 năm và để lại những dấu ấn rõ rệt trong ngôn ngữ viết. Thơ ca I-ran được cả thế giới chú ý vì những dòng thơ và bài ca tuyệt đẹp với các nhà thơ như Hafez, Rumi, Omar Khayyam, và Firdowsi.

Giáo dục: Giáo dục tiểu học bắt buộc đối với mọi trẻ em, bắt đầu từ 6 tuổi và kéo dài trong 5 năm. Bậc trung học được phân làm ba phần. Ba năm đầu gọi là "hướng dẫn", ba năm tiếp theo gọi là "trung học". Sau khi kết thúc trung học, nếu muốn vào đại học phải hoàn thành năm thứ bảy gọi là "tiền đại học". Sinh viên Hồi giáo thường học trong các nhà dòng, môn khoa học và toán học là những môn phổ biến. Trường Đại học Tê-hê-ran, một số trường ở các tỉnh và một số trường nhỏ hơn được dành cho những cấp học cao hơn.

Thủ đô: Tê-hê-ran [Tehran]

Các thành phố lớn: Mashhad, Esfahan...

Đơn vị tiền tệ: Rian Iran [IR]; 10 IR - 1 toman

Quốc khánh: 01-4 [1979]

Danh lam thắng cảnh: Thủ đô Tê-hê-ran, thành phố Ba Tư cổ, biển Caxpi, núi Zagros, sa mạc Dasơ-e-Kari, hồ Umia, v.v..

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ISO, ITU, OPEC, UN, UNC-TAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WMO, v.v..

Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 4/8/1973

Địa chỉ Đại sứ quán của hai nước:

Đại sứ quán Việt Nam tại I-ran:

Địa chỉ: No.6 East Ordibehesht, Mardani, Akbari str., Peysian str., M.Ardebili, Vali-e-Asr Ave, Tehran.

Chủ Đề