Huyện tam đường tỉnh lai châu có bao nhiêu xã năm 2024

Tỉnh Lai Châu có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 7 huyện với 106 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 5 phường, 7 thị trấn và 94 xã.

[*] Nguồn dữ liệu cập nhật từ Tổng Cục Thống Kê tới tháng 01/2021. Có thể tại thời điểm bạn xem bài viết này các số liệu đã khác.

Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm đến bài viết của chúng tôi!

Xem thêm:

  • Download bản đồ quy hoạch tỉnh Lai Châu [PDF/CAD] mới nhất

Địa Ốc Thịnh Vượng

Địa Ốc Thịnh Vượng hướng đến mục tiêu lợi nhuận hấp dẫn và bền vững, đồng thời mang lại thật nhiều giá trị vật chất, tinh thần cho quý khách hàng.

Bài viết liên quan

Phí quản lý Vinhomes Quận 9 bao nhiêu?

Phí quản lý Vinhomes Quận 9 [Vinhomes Grand Park] luôn là vấn đề mà khách hàng quan tâm hàng đầu khi chọn khu đô thị này an cư, với hệ sinh thái tiện ích vô...

Đơn vị thiết kế AG INGO Design Studio

AG INGO DESIGN là đơn vị thiết kế kiến trúc, quy hoạch và cảnh quan đến từ Singapore. Với bề dày về kinh nghiệm “thực chiến” nhiều dự án, nhiều loại hình và hợp tác...

Nhà thầu xây dựng Fountech

Ngày 08/12/2023 vừa qua đơn vị phát triển dự án và tổng thầu xây dựng Fountech đã chính thức khởi công dự án Eaton Park Quận 2, đây là khu căn hộ cao cấp tọa...

TOP 5 TTTM tại TP Thủ Đức

Trung tâm thương mại [TTTM tại TP Thủ Đức] luôn là địa điểm lui tới của rất nhiều người, có thể là giải trí, mua sắm hay làm việc, nơi đây cũng tạo ra rất...

Tam Đường là huyện cửa ngõ phía Đông Bắc tỉnh Lai Châu, có diện tích 757,6km2, dân số 42.131 người [ năm 2004], mật độ dân số khoảng 56 người/km2.

Lịch sử hình thành Ngày 14/1/2002, huyện Tam Đường được thành lập theo nghị định 8/2001/NĐ-CP của Chính phủ trên cơ sở các xã của huyện Phong Thổ tách ra.

Khi mới thành lập, huyện Tam Đường có 82.843,7 ha diện tích tự nhiên và 52.567 nhân khẩu.

Ngày 27/12/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 156/2006/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Tam Đường vẫn được giữ tên nhưng huyện lỵ được chuyển tới thị trấn Bình Lư, cách thị trấn Tam Đường cũ khoảng 30 km.

Ngày 8/4/2008, Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh huyện Tam Đường, thành lập thêm xã mới Giang Ma [điều chỉnh 3.671,60 ha diện tích tự nhiên và 2.877 nhân khẩu của xã Hồ Thầu].

Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Phía Đông Tam Đường giáp tỉnh Lào Cai; phía Tây giáp thị xã Lai Châu và huyện Sìn Hồ; phía Nam giáp huyện Than Uyên và phía Bắc giáp huyện Phong Thổ.

Địa hình

Địa hình đa dạng, độ dốc lớn, bị chia cắt, có nhiều núi cao như sườn phía Tây dãy Hoàng Liên Sơn, cao trên 1.000m. Ngoài ra còn có nhiều núi cao từ 1.500-2.000m, đặc biệt ở phía Nam huyện, đỉnh cao nhất 2.296m.

Trên địa bàn huyện không có sông lớn chảy qua, chỉ có các chi lưu của sông Nậm Na, Nậm Mu.

Tài nguyên

Tam Đường có hơn 55.000 ha đất lâm nghiệp [chiếm 80% diện tích toàn huyện], trong đó có hơn 26.000 ha đất rừng. Ngoài tài nguyên rừng, Tam Đường còn có đất hiếm ở Đông Pao, quặng đồng tại Khun Há…

Điều kiện kinh tế, xã hội

Tiềm năng kinh tế

Tam Đường có nhiều loại cây lương thực và công nghiệp như: lúa, ngô, chè, cây ăn quả, dược liệu, đặc biệt là khu công nghiệp sản xuất chè Tam Đường. Bên cạnh đó, Tam Đường còn là nơi phát triển việc chăn nuôi đại gia súc như: trâu, bò, dê, ngựa…

Văn hoá, xã hội

Huyện Tam Đường có 14 đơn vị hành chính gồm thị trấn Tam Đường và 13 xã gồm: Lản Nhì Thàng, Thèn Sin, Sùng Phài, Nùng Nàng, Tả Lèng, Bản Hon, Bản Giang, Hồ Thầu, Bình Lư, Bản Bo, Khum Há, Nà Tăm, Giang Ma.

Huyện Tam Đường có các dân tộc như Lào, Lự, Dao, H’Mông, Cống… cùng chung sống. Đây là nơi sống tập trung của người dân tộc Lào [toàn huyện có hơn 3.000 người Lào]. Bà con dân tộc Lào sống chủ yếu vào nguồn thu nhập từ trồng lúa nương và lúa nước.

Không chỉ có dân tộc Lào sống bằng nghề trồng lúa nước, bà con người Lự cư trú dọc theo các dòng sông, khe suối cũng canh tác lúa nước, nhà nào cũng có vườn cạnh nhà. Người Lự thích ăn cơm nếp hơn cơm tẻ, thích ăn ớt, uống nước chè và đàn ông thường hút thuốc lào.

Thanh niên Lự mỗi khi đến tuổi lập gia đình sẽ được dân bản hỗ trợ giống, giúp làm nhà, người Lự thường làm nhà sàn 2 mái, mái sau ngắn, mái trước dài che khoảng không ở cầu thang và hàng hiên. Ngoài việc trồng lúa, người Lự còn có nghề dệt thổ cẩm, trang phục của người Lự thường có hoa văn trang trí sặc sỡ trên nền vải nhuộm chàm.

Tiềm năng du lịch

Tam Đường có những cảnh quan du lịch thu hút khách tham quan trong và ngoài nước như động Tiên Sơn [trong động có hàng nghìn nhũ đá lấp lánh đủ mọi hình khối với những tên gọi ấn tượng như: Cột đá thề, sân Rồng, thềm Trinh nữ…], thác Tác Tình, rừng sinh thái Tam Đường, suối nước nóng Nà Đon…

Tam Đường là địa phương tiếp giáp với khu du lịch Sa Pa, nằm trên hành trình của những tour du lịch thu hút nhiều du khách như Sa Pa – Lai Châu – Điện Biên; Kim Bình – Lai Châu – Sa Pa. Tam Đường có nhiều tiềm năng cho các tour du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm.

Tam Đường cũng là địa phương có nhiều lễ hội độc đáo như lễ hội té nước Bun Vốc Nậm của bà con dân tộc Lào được tổ chức vào dịp thu hoạch lúa; Lễ hội Tủ Cải của người Dao Đầu Bằng [là sự kết hợp giữa đạo giáo và tín ngưỡng bản địa, gắn ý niệm tâm linh với sự kiện đánh dấu tuổi trưởng thành của người nam giới dân tộc Dao]. Bên cạnh đó, Tam Đường còn nổi tiếng với tết Nguyên đán của người H’Mông, được tổ chức giữa mùa đông [trước hoặc sau Tết dương lịch]. Trong đêm giao thừa, các gia đình thường cử con trai đi lấy nước ngoài sông, suối đem về nhà cúng tổ tiên. Ðầu tiên là tết Soong Sịp [tết cơm mới], khi lúa ở ngoài đồng đã chín vàng họ giết trâu, mổ lợn, lấy lúa mới đồ xôi nếp để cúng lễ.

Sau tết Soong Síp là tết Kim Lao Mao [tết uống rượu], tết ông Táo và lớn nhất là tết Nen-Bươn-Tiền [tết Nguyên đán].

Vào ngày đầu năm, người H’Mông đem dao, rựa phát quang đường đi để năm mới thông thoáng. Trong hội chơi núi mùa Xuân, người H’Mông thích các trò chơi bắn súng, bắn nỏ, hát giao duyên, múa khèn, múa võ, ném pa páo [giống quả còn], biểu diễn khèn…

Ngoài ra, Tam Đường còn có lễ mừng măng mọc [Kin Lẩu Nó] của ng­ười Mảng, Kháng, Xinh Mun, La Hủ, Khơ Mú, Phù Lá… Lễ hội diễn ra vào đầu mùa mư­a, khi những búp măng đâm chồi, đây là thời điểm bắt đầu mùa sản xuất trong năm.

Chủ Đề