Hóa sớ như thế nào

Dân gian quan niệm, mùng 7 tháng Giêng kết thúc Tết Nguyên đán [3 ngày Tết 7 ngày xuân] và là lúc bắt đầu Tết Khai hạ, được hiểu là Tết mở đầu ngày vui để chào mùa xuân mới, cầu mong may mắn cho cả năm.

Theo phong tục tập quán của người Việt, lễ hóa vàng ngày Tết chính là lễ cúng tiễn tổ tiên, ông bà, hay còn được gọi là mâm cơm cúng gia tiên, từ ngày 30 Tết đón các cụ về ăn Tết với gia đình thì nay cũng làm mâm cơm tiễn các cụ về cõi âm.

Ngoài ra, lễ hóa vàng cũng chính là tỏ lòng biết ơn đến chư vị thần linh, tổ tiên, ông bà trong nhà và là lễ đón thần tài, tài lộc về với gia đình, hy vọng một năm làm ăn thuận lợi, hanh thông và may mắn.

Thực tế nghi lễ hóa vàng không cố định vào ngày nào, mà có thể được tiến hành từ ngày mùng 3 Tết đến mùng 7 Tết Âm lịch, tùy theo thời gian thuận tiện và ngày đẹp trời, hợp với mệnh của chủ nhà.  

Để thực hiện nghi lễ hóa vàng tiễn đưa tổ tiên, ông bà, các gia đình chuẩn bị một mâm cơm cúng. Sau khi kết thúc tuần hương, họ sẽ đốt vàng mã đã được cúng trong suốt dịp Tết. Ảnh: Internet.

Mâm cỗ cúng hóa vàng năm Nhâm Dần 2022 chuẩn nhất

Lễ vật hóa vàng thường được chuẩn bị giống với đồ lễ cúng gia tiên của gia chủ. Lễ vật dâng cúng gồm:

Hương, hoa, nước, quả [ngũ quả]

Trầu cau

Rượu

Đèn, nến

Bánh kẹo

Mâm cỗ cúng hóa vàng có thể là cỗ mặn hoặc cỗ chay với các món mang đặc trưng ngày Tết. Nếu là cỗ mặn thì không thể thiếu con gà trống, bát canh, đĩa xào, giò, hay nem rán.

Từ xưa đến nay trong lễ hóa vàng, người dân thường đốt vàng mã vì nghĩ rằng "trần sao âm vậy", cần biếu tiền bạc để ông bà có cái chi tiêu.

Theo phong tục một số địa phương, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt hai cây mía dài để làm “đòn gánh” cho người ở cõi âm, cũng là vũ khí để xua đuổi quỷ dữ. Tuy nhiên, ngày nay, việc đốt vàng mã trong lễ hóa vàng được khuyến cáo hạn chế tối đa để tránh lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường sống, giảm nguy cơ gây hỏa hoạn.

 Sau khi bày biện mâm cúng thì chủ nhà sẽ tiến hành thắp hương và khấn bài khấn hóa vàng tiễn tổ tiên.

Đợi hương cháy hết hoặc qua một tuần hương thì gia chủ chắp tay vái ba vái xin phép ông bà mang vàng mã đi hóa. Khi hạ lễ thì phải hạ lễ từ bậc thần rồi mới đến tổ tiên.

Phải hóa ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, có đồ hóa riêng chứ không lấy tùy tiện.

Khi hóa thì nên hóa của gia thần trước rồi mới đến phần vàng mã của tổ tiên để không nhầm lẫn, đặc biệt, phần vàng mã dành cho người mới mất trong năm thì sẽ hóa cuối cùng.

Lúc hóa xong, phần tiền vàng, sớ trạng đã cháy hết thì gia chủ vẩy vào thêm chút rượu vì quan niệm xưa cho rằng phải như thế thì khi đến cõi âm các cụ mới nhận và tiêu được số tiền đó.

Phần mâm cơm cúng hóa vàng thì con cháu tề tựu đông đủ, cùng nhau dùng bữa cơm thân mật, vui vẻ, hóa lộc các cụ để lại.

Sau khi cúng tạ, đưa tiễn ông bà về cõi âm, coi như là hết Tết, gia chủ bắt đầu một năm mới với niềm vui hạnh phúc, cầu chúc một năm bình an.

Không thể phủ nhận sức hút của “vàng mã” trong đời sống tâm linh của người Việt nhưng đốt vàng mã như thế nào là đủ thì cần có sự tuyên truyền rộng rãi.

Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, theo quan truyền thống Phật giáo là ngày lễ Vu Lan, nhằm thể hiện sự biết ơn, hiếu kính của con cái với cha mẹ. Còn trong tâm thức văn hóa dân gian, 15 tháng 7 [âm lịch] là ngày xá tội vong nhân.

 

Trong những ngày gần Rằm tháng 7, khi đi trên đường phố Hà Nội, người ta
dễ dàng bắt gặp hình ảnh các gia đình đốt vàng mã trước cửa nhà, bên hè phố.

 

Vào dịp này, nhiều gia đình thường chuẩn bị mâm cơm để tưởng nhớ đến người thân và làm lễ cúng cho những vong hồn không nơi nương tựa. Theo quan niệm người xưa, “trần sao âm vậy”, mọi gia đình đều mua vàng mã để đốt, “gửi” cho người đã khuất. Đây là thời điểm mà người dân đốt nhiều vàng mã nhất trong năm, thậm chí có gia đình chi tới vài triệu đồng,  mua mã về đốt. Vậy đốt vàng mã thế nào cho đúng mà vẫn thể hiện được lòng thành kính, hiếu nghĩa với tổ tiên.

 

Tháng 7 âm lịch, phố Hàng Mã [Hà Nội]  đông đúc người ra kẻ vào tấp nập. Con phố thủ đô náo nhiệt hơn bởi lượng người đổ về phố vàng mã này mua đồ mã. Với quan niệm “Trần sao âm vậy”, ngoài giấy tiền vàng như trước kia thì nhiều người còn đặt mua những loại mã hiện đại như: iPhone, iPad, siêu xe, biệt thự... để đốt cho người cõi âm.

 

Những mặt hàng không chỉ dừng lại ở vài tập tiền âm phủ đơn giản như trước, càng ngày mẫu mã càng đa dạng. Dù là vàng mã nhưng độ đẹp mắt và tỉ mỉ không khác gì đồ thật. Cẩn thận chọn các loại đồ mã cúng cho tổ tiên, anh Nguyễn Văn Phong, ở huyện Hoài Đức, Hà Nội cho biết, đây là ngày quan trọng nhất trong năm, thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ tổ tiên, do đó phải đầy đủ từ quần áo, đồ dùng đến tiền vàng. Ngoài ra, đồ cúng cho các vong linh tiên tổ cũng phải đủ bộ, quần áo, các loại hoa quả, bánh kẹo…

 

 “Tập tục của ông cha từ xưa vẫn thế, vẫn mua nhiều vàng mã. Gia đình tôi vẫn phải mua, vẫn phải sắm nhiều, sắm cho ông bà tổ tiên đầy đủ. Nói là lãng phí thì có lãng phí những không thể bỏ được. Tôi vẫn phải mua quần áo, tiền vàng đốt cho ông bà tổ tiên. Bảo giảm thì khó lắm”, anh Văn Phong nói.

 

Có những gia đình đốt vàng mã quá nhiều cùng sự thiếu ý thức nên
đã gây ảnh hưởng tới môi trường.

 

Không như mọi năm mua nhiều tiền vàng, quần áo giấy, đồ dùng… năm nay, chị Nguyễn Kim Ngân, ở quận Đống Đa, Hà Nội cúng rằm tháng 7 với hoa quả và một mâm cơm, kèm theo là một tập “tiền vàng mã” tượng trưng dâng lên tổ tiên với lòng thành kính.

 

Chị Ngân cho biết, do hay đi chùa, được nghe sư thầy giảng về sự lãng phí khi đốt vàng mã, người đã khuất không nhận được mà thực tế là chúng ta đã đốt đi rất nhiều tiền thật.

 

“Theo tôi, nếu có tâm thì không cần đốt nhiều vàng mã. Mọi người vẫn có thể đốt nhưng mà đốt ít thôi, tùy tâm của mình chứ không nhất thiết phải đốt nhiều. Cái chính là người dân phải nhận thức được và họ phải thấy những điều như là lên chùa thay thì mua tiền vàng thì họ đặt “giọt dầu”. Họ phải thấy đồng tiền của họ phải được xử dụng một cách chính đáng, thấy được những việc làm nhỏ của mình sẽ góp phần làm việc lớn hơn. Tôi nghĩ rằng, thay đổi nhận thức là cái khó bởi vì đây là truyền thống dân gian có từ hàng nghìn năm nay rồi nên để thay đổi rất là khó vì họ vẫn tin, vậy thay đổi lòng tin của người dân cũng cần có thời gian”, chị Ngân nói.

 

Để thay đổi thói quen đốt nhiều vàng mã, từ  năm ngoái, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tuyên truyền tới các phật tử không đốt vàng, mã tại các chùa, chính quyền địa phương cũng khuyến khích người dân hạn chế đốt vàng mã, bài trừ các tệ nạn mê tín dị đoan. Do đó, nhu cầu người dân mua vàng mã cho ngày Rằm tháng 7 giảm nhiều.

 

Chị Nguyễn Thị Tuyết, bán vàng mã ở phường Yên Hòa, Cầu Giấy cho biết, thời gian gần đây, các mặt hàng chủ yếu được làm chỉ là hình nhân, vàng mã, ngựa voi… Những mặt hàng như nhà cửa, ô tô, tivi, tủ lạnh… đã không còn được sản xuất nhiều.

 

“Bắt đầu từ năm ngoái đến năm nay thấy giảm hẳn. Bây giờ các các chùa, các thầy giảng pháp, đốt vàng mã tốn tiền triệu mà không có chỗ đốt. Năm nay người dân chủ yếu mua tiền vàng, có nhà thêm bộ ông tiền chủ, bà tiền chủ và thần linh. Trước tôi bán mỗi dịp rằm tháng 7 phải 2 xe ô tô vàng mã, năm chỉ 1 xe thôi”, chị Tuyết chia sẻ.

 

Theo giải thích của sư thầy Thích Minh Tường, Trụ trì chùa Kim Quy, huyện Đông Anh, Hà Nội, theo quan niệm truyền thống Phật giáo, rằm tháng 7 là ngày lễ vu lan, nhằm thể hiện sự biết ơn, hiếu kính của con cái với cha mẹ. Còn trong tâm thức văn hóa dân gian, tháng 7 [âm lịch] là ngày xá tội vong nhân. Đây là dịp chúng ta báo hiếu cha mẹ, nhớ ơn tổ tiên, bố thí chúng sinh, nét văn hóa đẹp của người Việt từ bao đời nay. Nhưng phong tục này đã bị biến tướng, khiến nhiều người hiểu sai về ý nghĩa của ngày này, dẫn đến việc mê tín, mua nhiều lễ mã, đốt vàng hương một cách lãng phí.

 

“Để chọn vẹn phần phúc mà mình tạo dựng, thay vì bỏ tiền ra mua vàng mã đốt thì có thể dùng số tiền đó cho việc phóng sinh, giúp đỡ người nghèo khó. Đó là những việc nghĩa thiết thực nhất. Đối với chùa Kim Quy, đã nhiều năm tôi hạn chế, không nói là cấm việc đặt vàng mã lên Ban Tam Bảo. Thường xuyên trong các buổi giảng cho phật tử, tôi cũng đề cập đến chuyện đó. Trên cơ sở thực tế thì việc tuyên truyền vẫn còn khó khăn nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục tuyên truyền, giảng giải cho mọi người hiểu và thực hiện việc đó”, sư thầy Thích Minh Tường bày tỏ.

 

Không thể phủ nhận sức hút của “vàng mã” trong đời sống tâm linh của người Việt nhưng đốt vàng mã như thế nào và đốt bao nhiêu là đủ thì cần có sự tuyên truyền rộng rãi hơn.

 

Để thể hiện lòng hiếu thảo, thành kính với ông bà tổ tiên, thay vì mua thật nhiều vàng mã để đốt, hãy dùng số tiền đó giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ, đó chính là việc làm tích đức, hiếu lễ với tổ tiên. Đã đến lúc chúng ta nên trả lại đúng nét đẹp văn hóa cho ngày rằm tháng bảy, để người trần không tiêu tốn tiền của và “người âm” cũng không “bội thực vàng mã” vào mỗi dịp này./.

Chủ Đề