Hoá đơn trực tiếp tính như thế nào

Hóa đơn trực tiếp có được khấu trừ thuế không? Hóa đơn bán hàng có phải kê khai thuế GTGT không? Cách kê khai hóa đơn đầu vào trực tiếp theo quy định

Hoá đơn trực tiếp tính như thế nào

Hướng dẫn cách hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu; Cách hạch toán sổ sách kế toán theo phương pháp trực tiếp.

Hoá đơn trực tiếp tính như thế nào

Hướng dẫn mua hóa đơn tại cơ quan thuế: Thủ tục mua hóa đơn bán hàng trực tiếp lần đầu tại Chi cục thuế cho DN kê khai thuế GTGT theo pp t...

Hóa đơn trực tiếp là gì? Quy định về hóa đơn trực tiếp như thế nào? Hóa đơn trực tiếp có được khấu trừ không? Xin mời bạn đọc cùng Easyinvoice theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu hóa đơn trực tiếp.

Hoá đơn trực tiếp tính như thế nào

1. Hóa đơn trực tiếp là gì?

Hóa đơn trực tiếp (hay còn gọi là hóa đơn bán hàng trực tiếp/ hóa đơn bán hàng/hóa đơn thông thường) là loại hóa đơn do chi cục Thuế cấp cho cá nhân/tổ chức kinh doanh sử dụng phương pháp nộp thuế trực tiếp khi giao dịch mua bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ. 

Hóa đơn trực tiếp còn được coi là hóa đơn bán lẻ dành cho các cửa hàng, hộ cá nhân kinh doanh (không phải các công ty). Theo đó, những cá nhân/tổ chức khi chọn phương pháp nộp thuế trực tiếp thì không được sử dụng hoá đơn GTGT (hoá đơn đỏ). 

>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Tìm Hiểu Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử

2. Quy định về hóa đơn trực tiếp

Hóa đơn trực tiếp có thể hiểu là loại hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn thông thường. Loại hóa đơn này thường được sử dụng trong các giao dịch mua bán,cung ứng dịch vụ của các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động kinh doanh.

Hóa đơn trực tiếp chứa đựng các thông tin sau đây:

  • Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn, tên liên hóa đơn. Đối với hóa đơn đặt in còn phải ghi tên tổ chức đã nhận in hóa đơn;
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
  • Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; Thành tiền (chưa có VAT, thuế suất VAT;
  • Tổng số tiền thanh toán; chữ ký người mua; chữ ký người bán; dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm lập hóa đơn.

Doanh nghiệp khi bán hàng hóa, dịch vụ phải lập hóa đơn theo quy định và giao cho khách hàng. Hóa đơn phải được lập ngay khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo đúng các nội dung, chỉ tiêu in sẵn trên mẫu hóa đơn.

>>>>>>>>>> Tìm hiểu ngay: Hợp Đồng Điện Tử Là Gì?

Hoá đơn trực tiếp tính như thế nào

3. Đối tượng sử dụng hóa đơn trực tiếp

Căn cứ quy định tại Điều 11 Thông tư số 39/2014/TT-BTC, hóa đơn trực tiếp được áp dụng cho các đối tượng sử dụng phương pháp kê khai thuế trực tiếp, gồm:

  • Các tổ chức kinh doanh (không phải là doanh nghiệp) bao gồm cả hợp tác xã, các nhà thầu nước ngoài hay các ban quản lý dự án.
  • Tổ chức kinh doanh (không phải là doanh nghiệp) là các tổ chức có hoạt động kinh doanh nhưng không được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.)
  • Hộ, cá nhân kinh doanh;
  • Tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo tỷ lệ % nhân với doanh thu;
  • Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thuộc loại rủi ro cao về thuế;
  • Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế;

Ngoài ra, những đối tượng sử dụng hoá đơn trực tiếp thì không sử dụng hoá đơn điện tử và không thể nộp thuế trực tuyến qua mạng.

>>>>>>>>> Hướng dẫn: Cách Lập Tờ Khai Quyết Toán Thuế TNCN

4. Thủ tục mua hóa đơn trực tiếp

Chỉ có hoá đơn được cấp trực tiếp tại Cơ quan thuế mới hợp lệ nên tốt nhất doanh nghiệp cần mua hóa đơn trực tiếp ở Cơ quan thuế để tránh nhiều rủi ro không đáng có.

Cá nhân, tổ chức tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng Ấn chỉ của Chi cục thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp mình.

Theo Điều 12 Thông tư 39/2014/TT-BTC, hồ sơ mua hóa đơn trực tiếp lần đầu bao gồm:

  • Đơn đề nghị mua hóa đơn theo mẫu số 3.3 phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014 của Bộ Tài chính.
  • Bản cam kết mẫu số CK01/AC theo mẫu số 3.16 phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014 của Bộ Tài chính.
  • Bản sao giấy phép kinh doanh
  • Giấy ủy quyền của giám đốc
  • Chứng minh thư của người đi mua
  • Dấu mộc vuông

(Thông tin của người được ủy quyền và thông tin trong đơn đề nghị mua phải khớp nhau.)

Số lượng hóa đơn bán hàng bán cho các tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh lần đầu sẽ không vượt quá một quyển năm mươi cho mỗi loại hóa đơn.

Từ lần hai, hồ sơ mua hóa đơn bán hàng trực tiếp bao gồm:

  • Đơn đề nghị mua hóa đơn
  • Giấy ủy quyền của giám đốc
  • Chứng minh thư của người mua
  • Sổ mua hóa đơn (được phát khi mua lần đầu)
  • Quyển hóa đơn mua trước liền kề (quyển hóa đơn sắp hết mà doanh nghiệp đang sử dụng).
  • Dấu mộc vuông

>>>>>>>> Xem thêm: Hồ Sơ Quyết Toán Thuế TNCN

Hoá đơn trực tiếp tính như thế nào

5. Hóa đơn trực tiếp có phải kê khai thuế không?

Theo Công văn số 3430/TCT-KK ngày 21/8/2014 của Tổng cục thuế:

“Hóa đơn bán hàng thông thường (không phải hóa đơn GTGT) không nên kê vào Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào mẫu 01-2/GTGT.”

Như vậy, Người sử dụng hoá đơn trực tiếp không phải kê khai thuế.

6. Có được khấu trừ thuế khi sử dụng hóa đơn trực tiếp hay không?

Những quy định về điều kiện được khấu trừ thuế VAT được nêu tại Thông tư 26/2015/TT-BTC như sau:

“Đơn vị có các hóa đơn chứng từ sau: Hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho đơn vị bên phía nước ngoài theo như hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.”

Như vậy, hoá đơn trực tiếp sẽ không được khấu trừ thuế vì đây được coi là một loại hoá đơn thông thường.

Trên đây Easyinvoice đã chia sẻ toàn bộ nội dung tìm hiểu hóa đơn trực tiếp. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900 56 56 53 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.

==========

Từ ngày 01/07/2022 theo Nghị định 123, Thông tư 78.các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chính thức ngừng việc sử dụng chứng từ khấu trừ giấy do cơ quan Thuế cấp và chứng từ tự in theo quy định tại Thông tư 37 và chuyển đổi sang sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử 

SoftDreams ra mắt Phần mềm kê khai EASYPIT Hỗ trợ nghiệp vụ kê khai Thuế TNCN theo quy định bắt buộc của pháp luật. Nếu bạn cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên môn của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.