Hiện tương phong hóa trong môn địa lý năm 2024

Địa lí tự nhiên đại cương 3 – Đây là học phần bắt buộc của sinh viên Cao đẳng sư phạm, gồm 3TC [45 tiết]. Cấu trúc học phần này gồm 3 phần tương ứng với 3 chương. Chương 1: Phần thổ nhưỡng quyển Chương 2: Sinh quyển Chương 3: Lớp vỏ cảnh quan và các quy luật địa lí của Trái Đất Nội dung trình bày các vấn đề sau:

  • Các khái niệm cơ bản về thổ nhưỡng quyển, sinh quyển và lớp vỏ cảnh quan Trái Đất.
  • Các nhân tố hình thành, đặc tính của thổ nhưỡng quyển và sinh quyển.
  • Cấu trúc thành phần và chức năng của sinh quyển.
  • Các quy luật phân hóa và sự phân bố các kiểu thổ nhưỡng, các kiểu hệ sinh thái chính trên thế giới.
  • Sự hình thành lớp vỏ cảnh quan trên Trái Đất. Sự xuất hiện loài người. Vị trí và vai trò của con người trong sinh quyển và vỏ cảnh quan.
  • Các chủng tộc người và sự phân bố các chủng tộc người trên thế giới.
  • Các quy luật địa lí chung của Trái Đất.
  • Sự phân bố các đới cảnh quan trên địa cầu.
  • Mối quan hệ giữa con người với môi trường địa lí. Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và mức độ biến đổi môi trường tự nhiên do tác động của con người. Đối với phần thổ nhưỡng và sinh quyển có nhiều khái niệm và nội dung kiến trức có phần trừu tượng nên tác giả đã cố gắng tham khảo những tài liệu khác nhau, đồng thời đưa được khá nhiều tranh ảnh để giúp sinh viên đọc dễ tiếp thu hơn. Tài liệu phục vụ học tập này chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót. Mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng của các bạn sinh viên và thầy, cô để có cơ hội phục vụ tốt hơn cho học tập của sinh viên. Xin chân thành cảm ơn. Tác giả

####### DANH MỤC VIẾT TẮT

ĐTH : Địa Trung Hải TBD : Thái Bình Dương NBC : Nam Bán Cầu CQ : Cảnh quan MTĐL : Môi trường địa lí MT : Môi trường MQH : Mối quan hệ XH : Xã hội VCQ : Vỏ cảnh quan TNTN : Tài nguyên thiên nhiên

Chương I

THỔ NHƯỠNG QUYỂN

Mục tiêu: - Giúp sinh viên hiểu rõ đất không những là thành phần vật chất quan trọng của lớp vỏ địa lí mà còn là “tấm gương” biểu hiện rõ nhất những tác động của tự nhiên, đồng thời còn là một tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa lớn lao đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người cũng như mọi hoạt động khác của xã hội.

1. Khái niệm về thổ nhưỡng và lớp vỏ thổ nhưỡng 1.1. Khái niệm thổ nhưỡng V.R [1863- 1930] “Đất là lớp tơi xốp ở bề mặt lục địa, có khả năng cho thu hoạch thực vật. Độ phì là một tính chất hết sức quan trọng của đất, là đặc trưng cơ bản của đất”. Vậy độ phì nhiêu là gì? “Độ phì nhiêu của đất là khả năng đất cung cấp cho thực vật: nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác [như nhiệt, khí...] để chúng sinh trưởng và phát triển”. Độ phì nhiêu của đất gồm các loại: độ phì tự nhiên, độ phì hữu hiệu, độ phì tiềm tàng, độ phì nhân tạo và độ phì kinh tế. 1.1. Lớp vỏ thổ nhưỡng Lớp vỏ thổ nhưỡng [còn được gọi là thổ nhưỡng quyển] là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp [đất] nằm ở bề mặt lục địa, tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển và sinh quyển.

Phong hoá hoá học là quá trình phá huỷ các đá và khoáng vật dẫn đến sự biến đổi thành phần, tính chất hoá học của chúng và hình thành các hợp chất mới - các khoáng thứ sinh trong đất. Các nhân tố tác động chính trong phong hoá hoá học là nhiệt, nước, khí O 2 và CO 2. Phong hoá hoá học bao gồm 4 quá trình:

  • Hoà tan: Là quá trình tác dụng của nước đối với khoáng vật làm cho nó trở thành đồng tính. Ví dụ: cacbonat canxi bị hoà tan trở thành bicacbonat canxi. CaCO 3 + CO 2 + H 2 O Ca [HCO 3 ] 2
  • Thuỷ phân: Là quá trình thay thế các cation kiềm và kiềm thổ trong khoáng vật bằng các ion H+ [do nước điện ly ra: H 2 O H++OH—] để tạo ra khoáng vật mới. Ví dụ: orthoklaz [fenpatkali - khoáng nguyên sinh] bị thuỷ phân thành monmorilonit [khoáng thứ sinh]. 2K [Al Si 3 O 8 ] + 2[H++OH—] = Al 2 [Si 4 O 10 ] [OH] 2 + 2SiO 2 + 2KOH
  • Thuỷ hoá [Hydrat hoá]: Là quá trình kết hợp giữa khoáng vật với các phân tử nước để tạo thành khoáng vật mới. Ví dụ: silicat, aluminôsilicat, anhydric, hematit đều có thể bị thuỷ hoá làm cho thành phần và cấu trúc khoáng bị thay đổi. CaSO 4 + 2H 2 O = CaSO 4 .2H 2 O Fe 2 O 3 + 3H 2 O = Fe 2 O 3 .3H 2 O [Hematit] [Limonit]
  • Oxy hoá: Là quá trình kết hợp của oxy tự do với các muối kim loại, đặc biệt là các khoáng vật chứa sắt. 2FeS 2 + 7O 2 + 2H 2 O = 2FeSO 4 + 2H 2 SO 4 Dưới tác dụng của phong hoá hoá học, các khoáng nguyên sinh trong đá bị phá huỷ trở thành khoáng thứ sinh trong đất, có kích thước nhỏ [

Chủ Đề